24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 5)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 48)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 58)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 74)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 56)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN VI PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Cv 18,1-8

13 Tháng Năm 202111:54 SA(Xem: 577)

13-5sssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN VI PHỤC SINH

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Cv 18,1-8

Ông Phao-lô ở lại nhà họ, cùng làm việc và thảo luận tại hội đường.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

1 Hồi ấy, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô. 2 Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà, 3 và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc : họ làm nghề dệt lều. 4 Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.

5 Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. 6 Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ : “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người ! Phần tôi, tôi vô can ; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại.” 7 Ông rời bỏ chỗ ấy, đến nhà một người tên là Ti-xi-ô Giút-tô. Ông này là một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, nhà ở sát bên hội đường. 8 Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa.

Đáp ca : Tv 97,1.2-3ab.3cd-4 (Đ. x. c.2)

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
vì Người đã thực hiện bao kỳ công.
Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh,
nhờ cánh tay chí thánh của Người.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

2Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ,
mặc khải đức công chính của Người trước mặt chư dân ;
3abNgười đã nhớ lại ân tình và tín nghĩa dành cho nhà Ít-ra-en.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

3cdToàn cõi đất này đã xem thấy
ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta.
4Tung hô Chúa, hỡi toàn thể địa cầu,
mừng vui lên, reo hò đàn hát.

Đ. Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 14,18

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy sẽ lại đến với anh em, và lòng anh em sẽ vui mừng.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Ga 16,16-20

Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

16 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.”

17 Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau : “Người muốn nói gì khi bảo chúng ta : ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’ và ‘Thầy đến cùng Chúa Cha’ ?” 18 Vậy các ông nói : “’Ít lâu nữa’ nghĩa là gì ? Chúng ta không hiểu Người nói gì !” 19 Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông : “Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói : ‘Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy’. 20 Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui.”

SUY NIỆM-NIỀM VUI TRONG ĐỨC KITÔ

“Có những Kitô hữu sống đời mình giống như chỉ có mùa Chay mà không có mùa Phục Sinh” (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 6).

Các môn đệ rất đỗi vui mừng khi nhìn thấy Đức Kitô phục sinh. Bất kể họ đi đến đâu, ở đó, người ta rất vui mừng; ngay cả giữa cơn bách hại, họ vẫn tràn ngập niềm vui (x. Ga 8,8; 13,52).

Chúng ta biết rằng niềm vui ấy không phải lúc nào cũng được biểu lộ giống nhau, nhất là trong những lúc khó khăn. Niềm vui tự thích ứng và linh động, nhưng nó luôn tồn tại, dù chỉ như một ngọn đèn leo lét phát sinh từ niềm xác tín của chúng ta rằng, bất luận thế nào, chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương.

Đức Kitô đã phải trải qua đau khổ thập giá rồi mới đến vinh quang phục sinh. Chúng ta là những người mang niềm vui của Chúa đến với tha nhân. Vì thế, thật buồn khi chúng ta mang bộ mặt sầu não, rầu rĩ khi là Kitô hữu, để rồi che lấp khuôn mặt của Chúa Phục Sinh, Đấng hứa ban cho chúng ta niềm vui vĩnh cửu.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho con luôn giữ được niềm vui và bình an của Chúa Giêsu Kitô trong cuộc sống. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC gửi sứ điệp video tới Buổi hòa nhạc Hiệp nhất Thế giới

Trong sứ điệp video gửi tới Chương trình “Vax Live – The Concert To Reunite the World - Buổi hòa nhạc Hiệp nhất Thế giới”, Đức Thánh Cha nói đến một loại virus cá nhân chủ nghĩa và các biến thể của nó như: chủ nghĩa dân tộc khép kín, xây dựng một nền kinh tế với các mô hình sản xuất và tiêu dùng phá hủy hành tinh, ngôi nhà chung của chúng ta.

Chương trình “Hòa nhạc Hiệp nhất Thế giới” do Global Citizen – Công dân toàn cầu, một tổ chức giáo dục và vận động quốc tế nhằm giảm đói nghèo, khởi xướng. Buổi hòa nhạc được ghi hình trước tại sân vận động SoFi ở Los Angeles (Mỹ), sau đó được phát trên kênh ABC, CBS, Fox, YouTube cùng nhiều đài phát thanh. Mục đích của buổi hòa nhạc là quyên góp vắc-xin, đồng thời vận động cho việc tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vắc-xin cho tất cả mọi người.

Trong sứ điệp gửi tới buổi hòa nhạc này, Đức Thánh Cha bắt đầu như sau: “Các bạn trẻ, về tuổi tác lẫn tinh thần, thân mến. Các bạn hãy nhận nơi người già này, một người không múa hát như các bạn, một lời chào thân ái. Người già này cũng như các bạn tin rằng bất công và sự ác không phải là không đánh bại được”.

Sau khi nói đến thảm trạng mà cả thế giới đang phải trải qua do đại dịch, Đức Thánh Cha nói rằng: “Trước quá nhiều bóng tối và bất an, chúng ta cần phải có ánh sáng và hy vọng. Chúng ta cần những con đường chữa lành và cứu rỗi. Một sự chữa lành tận gốc chứ không chỉ dừng lại ở các triệu chứng”. Và Đức Thánh Cha chỉ ra căn nguyên của các căn bệnh hiện nay, đó là virus cá nhân chủ nghĩa. Loại virus này không những không làm cho chúng ta tự do hoặc bình đẳng, trở nên anh chị em hơn, mà nó còn biến chúng ta trở thành những người thờ ơ trước đau khổ của người khác. Không chỉ dừng lại ở đó, loại virus cá nhân chủ nghĩa này còn sinh ra những biến thể khác. Biến thể đầu tiên đó là chủ nghĩa dân tộc khép kín. Biến thể này ngăn cản tính quốc tế về vắc-xin.

Đức Thánh Cha nói về các biến thể khác của virus: “Có một loại biến thể khác, đó là khi chúng ta đặt luật thị trường hoặc sở hữu trí tuệ lên trên luật tình yêu và sức khỏe con người. Một biến thể khác nữa là khi chúng ta tin tưởng và xây dựng một nền kinh tế ốm yếu, một nền kinh tế chỉ làm cho một số trở nên giàu có, sở hữu tài sản nhiều hơn tất cả phần còn lại nhân loại; một nền kinh tế với các mô hình sản xuất và tiêu dùng phá hủy hành tinh, ngôi nhà chung của chúng ta”.

Đức Thánh Cha giải thích rằng, tất cả những điều này kết nối với nhau. Mọi bất công xã hội, mọi thiệt thòi và khốn cùng của một người nào đó cũng đều ảnh hưởng đến môi trường. Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã khơi nên trong tâm hồn chúng ta một tinh thần mới và quảng đại để từ bỏ cá nhân chủ nghĩa và thúc đẩy vì công ích. Đó là một tinh thần công lý, thôi thúc chúng ta để đảm bảo khả năng tiếp cận vắc-xin các phổ quát và tạm thời đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ; một tinh thần hiệp thông cho phép chúng ta tạo ra một mô hình kinh tế khác, bao gồm, công bằng và bền vững hơn.

Ngọc Yến - Vatican News