26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 30)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 59)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 52)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 67)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

CÁC LỄ VỀ ĐỨC MẸ TRONG PHỤNG NIÊN CỦA GIÁO HỘI

13 Tháng Năm 20206:15 SA(Xem: 2064)

MEHOAHONGMNCÁC LỄ VỀ ĐỨC MẸ TRONG PHỤNG NIÊN CỦA GIÁO HỘI
Số Lễ, Ngày Lễ và Bậc Lễ

Phụng Vụ Lễ Thánh Mẫu

Số Lễ
marian-feast-days - Roman Catholic Man

Mẹ Maria chí ái của chúng ta có tất cả 19 lễ được Giáo Hội hoàn vũ cử hành trong phụng niên, không kể lễ Mẹ Gualalupe 12/12, vì lễ này chỉ mừng ở Mỹ Châu, chưa mừng chung trong Giáo Hội Hoàn Vũ. Hay một số lễ khác như Lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 27/6, Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu 24/5, Lễ Đức Mẹ Tình Thương 16/11, và một số Lễ Mẹ Hiện Ra, kể cả Lễ Đức Mẹ La Salette 19/9, ngoài Lộ Đức và Fatima v.v. Thứ tự 19 lễ được kể là chính thức và có tính cách hoàn vũ này, được liệt kê theo tháng trong năm như sau:

Tháng 1: Lễ Mẹ Thiên Chúa ngày mùng 1;

Tháng 2: Lễ Mẹ Dâng Con ngày mùng 2 và Lễ Mẹ Lộ Đức ngày 11;

Tháng 3: Lễ Mẹ Thai Lời (Mẹ Maria được truyền tin thụ Thai Lời nhập thể) ngày 25;

Tháng 5: Lễ Mẹ Fatima ngày 13, Lễ Mẹ Thăm Viếng ngày 31, và Lễ Mẹ Giáo Hội ngay sau Chúa Nhật Hiện Xuống, thường vào tháng này (mới được ĐTC Phanxicô thiết lập năm 2018)

Tháng 6: Lễ Mẹ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Thứ Bảy ngay sau Lễ Thánh Tâm Chúa Thứ Sáu, thường vào tháng này;.

Tháng 7: Lễ Mẹ Carmêlô ngày 16;

Tháng 8: Lễ Mẹ Xuống Tuyết ngày 5, cũng chính là Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ở Roma, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15, (trước Công đồng chung Vaticanô II còn có Lễ Mẹ Sinh Thì 13/8 nữa, nhưng sau Công đồng đã không còn lễ này), và Lễ Mẹ Nữ Vương Trời Đất ngày 22;

Tháng 9: Lễ Mẹ Sinh Nhật ngày 8, Lễ Mẹ Thánh Danh ngày 12 và Lễ Mẹ Đau Thương ngày 15;

Tháng 10: Lễ Mẹ Mân Côi ngày 7;

Tháng 11: Lễ Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh ngày 21;

Tháng 12: Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày mùng 8, Lễ Đức Mẹ Loretto 10/12 (mới được ĐTC Phanxicô thiết lập năm 2019)

19 Lễ về Mẹ được tổng cộng từng tháng và các tháng như sau:

1 (tháng 1) + 2 (tháng 2) + 1 (tháng 3) + 3 (tháng 5) + 1 (tháng 6) + 1 (tháng 7) + 3 (tháng 8) + 3 (tháng 9) + 1 (tháng 10) + 1 (tháng 11) + 2 (tháng 12).

Liturgical Seasons and Marian Feasts : University of Dayton, Ohio

Phụng Vụ Lễ Thánh Mẫu
Ngày Lễ

Vấn đề đầu tiên được đặt ra ở dây về Ngày Lễ là lễ Mẹ nào là lễ đầu tiên trong phụng niên, chứ không phải theo niên lịch dân sự. Xin thưa, nếu Phụng niên của Giáo Hội được bắt đầu từ Mùa Vọng (thường bắt đầu từ cuối Tháng 11 hằng năm) thì Lễ đầu tiên về Mẹ theo Phụng vụ đó là Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8 tháng 12, và lễ đầu tiên theo niên lịch dân sự là Lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 1 tháng 1 đầu năm.

Lễ Mẹ Vô Nhiễm chính vì được Giáo Hội cử hành vào ngày 8/12 mà Lễ Sinh Nhật Mẹ, sau đó đúng 9 tháng, phải cử hành vào ngày 8/9 hằng năm. Tất nhiên sau Lễ Mẹ Sinh Nhật đươc tiếp theo ngày sau 2 lễ có liên hệ mật thiết với biến cố Mẹ được sinh vào trần gian, đó là Lễ Mẹ Thánh Danh Maria của Mẹ ngày 12, và Lễ Mẹ Đau Thương, ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá ngày 14 tháng này, một lễ mang ý nghĩa của chính tên Maria của Mẹ.

Lễ Mẹ Thai Lời được Giáo Hội cử hành vào ngày 25/3 rất hợp tình hợp lý, vì sau đó đúng 9 tháng Giáo Hội cử hành Lễ Giáng Sinh của Con Thiên Chúa Làm Người.

Lễ Mẹ Thiên Chúa, trước Công đồng chung Vaticanô II được cử hành vào ngày 11/10, ngày đã được Giáo Hội chọn để khai mạc Công đồng chung thứ 21 của Giáo Hội là Công dồng Vaticanô II (11/10/1962 – 8/12/1965), nhưng sau Công đồng này, Lễ Mẹ Thiên Chúa đã được Giáo Hội cử hành vào ngày đầu năm mùng 1/1, thời điểm sau Lễ Giáng Sinh 1 tuần và đồng thời cũng là ngày kết Tuần Bát Nhật Đại Lễ Giáng Sinh. Giáo Hội chuyển Lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm 1/1, sau Lễ Giáng Sinh 1 tuần, thật là tuyệt vời ý nghĩa, một ý nghĩa bao gồm giữa Mẹ và Lời Nhập Thể Con Mẹ. Thật thế, nếu “ngay từ ban đầu đã có Ngôi Lời” (Gioan 1:1), mà “Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Gioan 1:14), thì cũng ngay từ ban đầu đã có Mẹ Maria trong thượng trí của Thiên Chúa, một đệ nhất thụ tạo bất khả phân ly với Mầu Nhiệm Nhập Thể và Dự Án Cưu Độ của Thiên Chúa.

Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5, tuy không trực tiếp liên quan đến Lễ Giáng Sinh như Lễ Mẹ Thiên Chúa (sau Giáng Sinh) và Lễ Mẹ Vô Nhiễm (trước Giáng Sinh), nhưng có thể nói gián tiếp liên quan đến Lễ Giáng Sinh. Đúng thế, nếu Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả là ngày 24/6, vì ngài sinh ra trước Chúa Kitô 6 tháng, thì Lễ Mẹ Thăm Viếng phải cử hành trước Lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6. Tuy nhiên, trước Công đồng chung Vaticanô II, Lễ Mẹ Thăm Viếng được Giáo Hội cử hành vào ngày mùng 2 tháng 7, nghĩa là sau lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả, nên sau Công đồng này, Giáo Hội đã chuyển Lễ Mẹ Thăm Viếng sớm hơn, vào ngày 31/5, trước Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả. Như thế, Lễ Mẹ Thăm Viếng được cử hành sau Lễ Mẹ Thai Lời 25/3 và trườc Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 24/6 là hợp tình hợp lý.

Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8 cũng vậy, trước Công đồng chung Vaticanô II, ngày 31/5 là ngày Lễ Mẹ Nữ Vương, cuối Tháng Hoa Mẹ và kết thúc Tháng Hoa Mẹ, mang ý nghĩa Mẹ Tuyệt Mỹ, giữa muôn hoa và trên muôn hoa. Tuy nhiên, sau Công đồng chung Vaticanô II, Giáo Hội đã chuyển Lễ Mẹ Thăm Viếng vào ngày Lễ Mẹ Nữ Vương này, và Lễ Mẹ Nữ Vương vào ngày 22/8, sau Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời đúng 1 tuần lễ, cho thấy thứ tự của 2 biến cố: Mẹ Hồn Xác Lên Trời cho thấy Mẹ thật sự là Nữ Vương Trời Đất: Trời liên quan đến Hồn thiêng vô nhiễm của Mẹ và Đất liên quan đến thân Xác trọn đời trinh nguyên về trời của Mẹ.

Ngoài ra, Giáo Hội cũng chọn các lễ khác về Mẹ Maria làm sao cho thấy được tính chất mật thiết bất khả thiếu và bất khả phân lý giữa Mẹ và Chúa Kitô Con Mẹ, cũng như cho thấy vai trò đồng công cứu chuộc của Mẹ trong công cuộc cứu độ trần gian của Chúa Kitô. Chẳng hạn mấy lễ sau đây:

Lễ Mẹ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội được Giáo Hội cử hành vào ngày Thứ Bảy ngay sau Lễ Thánh Tâm Chúa Thứ Sáu, thường vào Tháng Sáu trong năm, ngày thứ 8 sau Lễ Mình Máu Thánh Chúa, Thứ Năm trong Tuần Lễ Chúa Ba Ngôi.

Lễ Mẹ Đau Thương 15/9, ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9, vì Mẹ Maria là người Mẹ đã đứng dưới chân Thánh Giá Chúa (xem Gioan 19:25), hiệp thong với Con Mình để hoàn thành Dư Án Cứu Độ thương xót của Cha trên trời.

Lễ Mẹ Dâng Con ngày 2/2, sau lễ Giáng Sinh 40 ngày, thời khoảng được Luật Do Thái giáo qui định phải dâng đứa con trai đầu lòng cho Thiên Chúa.

Lễ Mẹ Giáo Hội, về thời gian, được Giáo Hội cử hành ngay sau Đại Lễ Thánh Thần Hiện Xuống, nhưng về ý nghĩa vẫn liên quan đến Chúa Kitô, ở chỗ, Mẹ Maria đã thực hiện lời trăn trối của Chúa Kitô Khổ Giá khi trao tong đồ Gioan, đại dện Giáo Hội, cho Mẹ chăm sóc, và Mẹ đã thực sự thi hành sứ vụ làm Mẹ Giáo Hội, (một tước hiệu được Thánh Giáo Hoàng Phaolô tuyên bố vào ngày 21/11/1964, trong dịp công bố Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gentium của Công đồng chungvaticanô II), trước tiên khi hiện diện giữa tông đồ đoàn cả trước khi lẫn chính lúc Thánh Thần Hiện Xuống trong ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem.

Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8 cũng liên quan đến Chúa Kitô Thăng Thiên. Trước Công đồng chung Vaticanô II có lễ Mẹ Sinh Thì 13/8, trước Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8, nghĩa là Mẹ cũng qua đời rồi sống lại vào ngày thứ 3, và được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Tuy được ơn vô nhiễm nguyên tội và nhờ đó Mẹ không phải chết như mọi người vướng mắc nguyên tội. Thế nhưng, dù được đặc ân vô nhiễm nguyên tội, Mẹ vẫn chịu đau khổ như một tội nhân, không phải để đền tội của Mẹ mà là để như Chúa Kitô vô tội và với Chúa Kitô cứu thế đồng công cứu chuộc loài người khỏi tội lỗi và sự chết. Có nghĩa là Mẹ hoàn toàn giống Chúa Kitô Con Mẹ, trong tất cả mọi sự, trong việc chịu khổ nạn, tử nạn và phục sinh và về trời cả hồn lẫn xác. Nếu nhân tính của loài người đã được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết nhờ Chúa Kitô khổ giá, được sự sống và là sự sống viên mãn hơn bởi Chúa Kitô phục sinh, và được hiệp thong thần linh đời dới với Cha trên trời nơi Chúa Kitô thăng thiên, thì loài người tạo vật thuần túy đầu tiên đươc thông phần với Chúa Kitô Thăng Thiên hiệp thông thần với Thiên Chúa trên thiên đàng cà hồn lẫn xác là Mẹ Maria, một dấu chỉ vĩnh phúc cho cuộc hành trình đức tin trần thế mau qua tạm gửi của Kitô hữu tin tưởng cậy trông và theo đuổi.

Lễ Mẹ Dâng Mình Vào Đền Thánh 21/11. Theo truyền thống cho biết thì Bé Maria dâng mình vào Đền Thánh Giêrusalem khi mới lên 3 tuổi Bởi thế, Lễ Mẹ Dâng Mình đã được cử hành sau Lễ Mẹ Sinh Nhật gần 3 tháng, chứ không thể vào đúng 3 tháng (tiêu biểu cho 3 năm), tức vào ngày 8/12, ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm đầu Mùa Vọng.

Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2, Lễ Mẹ Fatima 13/5, Lễ Mẹ Carmêlô 16/7 và Lễ Mẹ Xuống Tuyết 5/8 là những ngày được Giáo Hội cử hành đúng vào thời điểm Đức Mẹ chọn hiện ra (11/2, 13/5 và 16/7) hay Đức Mẹ tỏ hiện bằng dấu lạ (ngày 5/8/358 khi cho Mẹ làm tuyết rơi xuống vào mùa hè, để cho biết nơi Mẹ muốn có một đền thờ tôn kính Mẹ là Đền Thờ Đức Bà Cả, 1 trong 4 đền thờ chính của Giáo Hội Công Giáo ở giáo đô Roma, và đền thờ Đức Bà Cả này cũng được cung hiến vào chính ngày 5/8).

Lễ Mẹ Loreto ngày 10/12 được ĐTC Phanxicô sắp xếp sau Lễ Trọng Mẹ Vô Nhiễm, trong Mùa Vọng, là vì Loreto là nơi có Nhà Đức Mẹ, theo truyền thống, được di chuyển từ Nazarét về Ý vào đêm 9 rạng mùng 10 tháng 12 năm 1294. Thời điểm cử hành Lễ Mẹ Loreto này trước Lễ Giáng Sinh trong Mùa Vọng cũng hợp tình hợp lý và hợp thời, vì tại ngôi nhà này Mẹ Maria đã thụ thai Lời Nhập Thể rồi mới hạ sinh Người.

Trên đây là tất cả 19 ngày lễ Mẹ trong phụng niên và mối liên hệ của từng lễ Mẹ với nhau và với mầu nhiệm Chúa Kitô, được Giáo Hội khôn ngoan sắp xếp và cứ hành, không phải chỉ để tôn vinh Mẹ mà là để cùng Mẹ ngợi khen cảm tạ Lòng Thương Xót Chúa đã thực hiện nơi Mẹ những điều trọng đại (xem Luca 1:48-49) cho chung phần rỗi của loài người và cho riêng những ai “nhờ Mẹ đến Chúa”.

Phụng Vụ Lễ Thánh Mẫu

Bậc Lễ

Liturgy, Life of Mary in the : University of Dayton, Ohio

Sau Công đồng chung Vaticanô II, tức vào đầu thập niên 1970, trong việc canh tân phụng vụ, Giáo Hội đã phân chia lại các lễ thành 3 bậc lễ như sau: Bậc Lễ Trọng (solemnity), Bậc Lễ Kíh (feast) và Bậc Lễ Nhớ (memorial). Bậc Lễ Trọng: có lễ trọng buộc và lễ trọng không buộc (obligation); Bậc Lễ Kính: c ó Kinh Vinh Danh, như Lễ kính các Thánh tông đồ; Bậc Lễ Nhớ: có lễ nhớ buộc và có lễ nhớ tùy (optional).

19 Lễ về Mẹ trong phụng niên của Giáo Hội được phân chia thành 4 Lễ Trọng, 6 Lễ Kính và 8 Lễ Nhớ.

4 Lễ Trọng về Mẹ: 1- Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1; 2- Lễ Mẹ Thai Lời 25/3; 3- Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8 và Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12. Chỉ có 3 Lễ Trọng Buộc về Mẹ vì lễ nào cũng liến quan đến tín điều về Mẹ, buộc phải tin để được cứu độ, đó là Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Lễ Mẹ Vô Nhiễm. Tín Điều Mẹ Thiên Chúa được Công đồng chung Ephêsô tuyên tín năm 431. Tín điều Mẹ Vô Nhiễm được Giáo Hoàng Chân Phước Piô IX tuyên tín ngày 8/12/1854. Và Tín điều Mẹ Hồn Xác Lên Trời được Đức Thánh Cha Piô II tuyên tín ngày 1/11/1950, Lễ Các Thánh. Mẹ Maria còn một tín điều thứ nữa, được Công đồng Laterano tuyên tín năm 649, tín điều Mẹ trọn đời trinh nguyên, cả trước khi, đang khi và sau khi sinh Chúa Kitô, một tín điều liên quan đến Lễ Trọng Mẹ Thai Lời 25/3.

3 Lễ Kính về Mẹ, những lễ có liên quan đến Mầu Nhiệm Chúa Kitô, nhất là được Thánh Kinh ghi nhận: 1- Lễ Mẹ Dâng Con 2/2; 2- Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5; 3- Lễ Mẹ Sinh Nhật 8/9.

12 Lễ Nhớ về Mẹ, hầu hết liên quan đến mạc khải tư, đến những lần Mẹ hiện ra hay đến lòng đạo đức phổ thông về Mẹ, hay những tước hiệu của Mẹ, hoặc theo tục truyền: 1- Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2, 2- Lễ Mẹ Fatima 13/5, 3- lễ Mẹ Giáo Hội; 4- Lễ Mẹ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, 5- Lễ Mẹ Carmêlô 16/7, 6- Lễ Mẹ Xuống Tuyết 5/8, 7- Lễ Mẹ Nữ Vương Trời Đất 22/8; 8- Lễ Mẹ Thánh Danh 12/9; 9- Lễ Mẹ Đau Thương 15/9; 10- Lễ Mẹ Mân Côi 7/10; 11- Lễ Mẹ Dâng Mình 21/11; 12- Lẹ Mẹ Loreto 10/12.

Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, từ sau năm 2017, bắt đầu có lệ dọn mừng từng Lễ Mẹ trong phụng niên, bằng một tuần 7 ngày trước mỗi Lễ Trọng về Mẹ, một tuần 3 ngày trước mỗi Lễ Kính về Mẹ, và vào ngày áp trước mỗi Lễ Nhớ về Mẹ. Hằng năm Nhóm TĐCTT có một ngày tĩnh tâm về Thánh Mẫu trước Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngoài ra, hằng tháng, Nhóm TĐCTT cũng cử hành Ngày Thứ 7 Đầu Tháng, như được giáo quyền địa phương Fatima công nhận ngày 13/9/1939.

Chớ gì mỗi lễ về Mẹ trong phụng niên là dịp con cái Mẹ tái tận hiến cho Mẹ như một Giêsu thơ ngây trong lồng ngực và vòng tay ẵm bế của Mẹ. Xin Mẹ Maria đồng hành với cuộc hành trình đức tin trần thế đầy cam go thử thách bằng tinh thần tôi tớ xin vâng theo đức tin tuân phục diễm phúc của Mẹ, và với tâm tình tri ân chúc tụng cảm tạ Lòng Thương Xót Chúa Magnificat của Mẹ. Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Viết tại Phi Trường Quốc Tế JFK New York Lễ Mẹ Nữ Vương sáng ngày 22/8/2019,


Nếu được xin mời theo dõi tiếp 2 TV Shows liên quan đến bài viết nội dung hoàn toàn về các Lễ về Mẹ trong Phụng Niên, ở những cái links sau đây:

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời #1

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời #2


XIN ĐÓN ĐỌC LOẠT BÀI VỀ ĐỨC MẸ TRONG TUẦN THÁNH MẪU GIỮA THÁNG HOA 2020

Sẽ phổ biến tới hết Thứ Bảy 16/5/2020 tuần này

Hận Thù Quyết Thắng giữa Con Rồng Cựu Xà và Người Nữ Sa mạc

Người Nữ Mang Thai Rên Lạ Đau Đớn

Đạo Binh Dàn Trận Fatima - Ơn Gọi Cảm Tử Quân

Đã phổ biến từ Thứ Bảy 9/5/2020

Các Lễ Đức Mẹ trong Phụng Niên

Thánh Mẫu Fatima - Thánh Mẫu Mân Côi

Thánh Mẫu Học theo Phúc Âm Thánh Gioan: Nhờ Mẹ Đến Chúa

Đổ Nước Đầy Chum - Rượu Ngon Hơn Trước

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL