13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 43)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 43)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 42)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 48)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.
10 Tháng Tư 20245:05 CH(Xem: 41)
Nguồn: Mysticpost Thánh Phanxico de Sales đã nói về chương 12 trong Sách Khải Huyền rằng sẽ có một cuộc bách hại của kẻ Phản Kito. Ngài cũng nói rằng: “Giáo Hội sẽ được nuôi dưỡng và bảo toàn ở giữa các sa mạc và trong sự thinh lặng."
10 Tháng Tư 20244:25 CH(Xem: 46)
Nguồn: Mysticpost Chúa đã ban cho thầy Phó Tế John Martinez, một cư dân của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với những cảm nghiệm thần bí. Theo lời kể của vị phó tế thì cũng giống như những nhà thần bí khác, ngài không cho rằng nơi trú ẩn là một nơi chốn mà là một chỗ dựa tinh thần cho những tín hữu ngoan đạo của Chúa và luôn tuân theo các chương trình...
10 Tháng Tư 20243:29 CH(Xem: 45)
Sau đây là cảm nghiệm của một thanh niên: Con vừa trở về nhà ở California được gần 2 tháng nay. Đã 8 năm qua, con đi làm xa ở tận tiểu bang Florida. Con có những cảm nghiệm mà dường như Chúa đã báo trước và sắp xếp mọi sự cho con.

Tìm hiểu nguồn gốc về “Áo Đức Bà”?

19 Tháng Năm 20211:06 CH(Xem: 2820)

adb2Tìm hiểu nguồn gốc về “Áo Đức Bà”?

Người Công Giáo có Áo Đức Bà và Kinh Mân Côi là Á Bí Tích đặc biệt mà Đức Mẹ trao ban. Áo Đức Bà và Kinh Mân Côi luôn luôn kết hợp cùng nhau, nhớ lại sự kiện Fatima năm 1917, lần hiện ra cuối cùng Lucia ngước nhìn lên Mẹ và mỉm cười với Mẹ, sau này chị kể lại rằng khi ấy Mẹ hiện ra với tư cách Nữ Vương Vũ Trụ và mặc Áo Đức Bà, tay phải của Mẹ cầm Áo màu nâu (Brown Scapular).

1. Áo Đức Bà màu nâu

“Áo Đức Bà” hay Áo Đức Mẹ Carmelô (Our Lady of Mount Carmel) phát xuất từ núi Carmelo (Cát Minh), là một ngọn núi cao đẹp nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse sinh sống bao nhiêu.

Núi này được Kinh Thánh Cựu ước nói tới 850 năm trước khi Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này, để bảo vệ niềm tin tinh ròng của người Israel chỉ tôn thờ Thiên Chúa Yavê, không thờ thần minh nào khác. Ông đã tế lễ Thiên Chúa, cầu xin trời mưa trong thời kỳ hạn hán, mà thần Baal không thể ban cho 450 sư sãi của thần này (sách Các vua 18,20-46).

Khoảng cuối thể kỷ XII (1190), có những ẩn sĩ đã ẩn tu tại núi này và khi con số một đông hơn họ đã lập ra Dòng Tu và lấy tên của ngọn núi, Dòng Cát Minh (Carmelo). Dòng xây dựng ngôi nhà nguyện dâng kính cho Đức Mẹ, chủ ý của nhà Dòng là tôn sùng Đức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm, trung thành theo bước Đức Kitô.

Tới năm 1248 người Hồi giáo (Islam) đã đánh chiếm gần toàn bộ Đất Thánh và tàn phá nhà Dòng vì vậy Dòng phải di cư về Châu Âu.

Thời Thánh Simon Stock, làm Bề Trên Cả của Dòng, ngài lo lắng vì sự mới mẻ của Dòng khi vừa di cư đến Châu Âu. Ngài đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện ngài đã được Đức Mẹ hiện ra.

2. Mẹ trao Áo Đức Bà trao cho thánh Simon Stock

Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều thiên thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: “Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục”.

Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.

3. Đức Mẹ nói với Thánh Đa-Minh:

‘Đọc Kinh Mân Côi mỗi ngày và mang Áo Đức Bà, Mẹ sẽ cứu được thế giới.’

‘Những ai chết trong khi mang Áo Đức Bà sẽ không bị đau đớn vì lửa hỏa ngục,’ lời hứa của Đức Mẹ với Thánh Simon Stock ngày 16 tháng 7 năm 1261.

4. Ma quỷ nói với Thánh Francis của thành Yepes, anh em của Thánh Gioan Thánh Giá, có ba thứ làm khổ chúng.

Thứ nhất là Danh Thánh Chúa Giêsu;

Thứ hai là Danh của Mẹ Maria, và

Thứ ba là Áo Đức Bà Màu Nâu của Đức Mẹ ở núi Carmel. ‘Hãy bỏ thói quen đó đi,’ – nó kêu gào, ‘những thứ đó đã cướp mất nhiều linh hồn khỏi tay chúng tôi. Tất cả những ai mang áo Đức Bà chết lành và thoát khỏi tay chúng tôi.’

5. Hãy quý trọng Áo Đức Bà. Đó là một món quà lớn được ban xuống từ Thiên Đàng từ chính Đức Mẹ.

‘Hãy mang Áo Đức Bà cách sùng kính và bền bỉ,’ Mẹ nói với mỗi linh hồn, ‘Đây là Áo của Mẹ. Khi con mang Áo Đức Bà là khi con nghĩ đến Mẹ, Mẹ sẽ luôn luôn nghĩ đến con và giúp con bảo toàn sự sống đời đời.’

Thế kỉ 14, sau khi thánh Simon Stock qua đời (1265) Đức Mẹ hiện ra với Đức Giáo hoàng Gioan 22 khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Đức Mẹ biết: “Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời”.

6. Ngày thứ 7 sau khi qua đời được gọi là “Đặc ân ngày thứ Bảy” .

Đặc ân này đã được nhiều Đức Giáo Hoàng công nhận: – Đức Alexandre 5 (1409-1410), – Đức Thánh Piô 5 (1566-1572), – Đức Grêgôriô 8 (1572-1585), – Đức Piô 11 (1857-1939)

Ngày 30 tháng 1 năm 1613, trước sự hiện diện của đông đảo dân chúng, Đức Phaolô 5 (1605-1621), đã đọc sắc lệnh về Áo Đức Mẹ rằng, các tu sĩ Dòng Cát Minh được truyền giảng “Đặc ân ngày thứ Bảy”.

Sắc lệnh ghi rằng: “Toàn dân Kitô hãy sốt sắng tin rằng Rất Thánh Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đặc biệt phù trì cứu vớt các hội viên Áo Đức Mẹ Carmelô vào ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt kính Đức Mẹ. Nếu không đọc được kinh Tiểu nhật khoá thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh”.)

7. Đeo ảnh thay Áo Đức Bà trong những trường hợp đặc biệt cần thiết

Năm 1910 Đức Thánh Piô 10, cho phép đeo ảnh thay Áo Đức Bà trong những trường hợp đặc biệt cần thiết. Thánh bộ công bố đeo ảnh thay Áo được hưởng mọi ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy, miễn là ảnh đó một bên là ảnh Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Người ra. Bên kia là ảnh Đức Mẹ (không cần là Đức Mẹ Carmelô).

Năm 1921 kỷ niệm 650 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: “Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ”.

Năm 1951, Đức Piô 12, dịp kỷ niệm 700 năm Đức Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock, đã gửi một Tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh cũng nói về Đặc ân ngày thứ Bảy: “Áo Đức Mẹ là dấu hiệu và bảo chứng sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Nhưng những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn: ‘Anh em hãy biết kính cẩn và lo sợ mà gắng công lo việc rỗi linh hồn mình’ (Pl 2:12)…

Các tu sĩ Cát Minh hay hội viên Hội Áo Đức Bà hãy tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ trước toà Chúa, Mẹ sẽ mau chóng mở cửa thiên đàng sớm bao nhiêu có thể cho những con cái Mẹ đang chịu đền tội trong luyện ngục mà khi sống đã cậy trông vào lời hứa Đặc ân ngày thứ Bảy”.

8. Điều kiện để được hưởng đặc ân Đức Mẹ cứu khỏi Luyện ngục “Ngày thứ Bảy”

Ngày 3 tháng 3 năm 1322, Toà thánh công bố trong Tông thư “Sabbatine Bull”. Theo Tông thư này, toàn dân Công giáo tin rằng Đức Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đem công đức và sự phù trì đặc biệt của Mẹ mà cứu vớt hết các hội viên Hội Áo Đức Bà Carmelô vào một ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt dâng kính Mẹ, sau khi họ qua đời.

Vậy muốn hưởng đặc ân “cứu khỏi Luyện ngục thứ Bảy” , khi chết phải:

1. Chết đang khi được ơn nghĩa cùng Chúa, chết khi đang mang Áo Đức Bà. (Hoặc đeo ảnh vảy một bên là hình Trái Tim Chúa, bên kia là hình Đức Mẹ, không buộc là Đức Mẹ Carmelo).

2. Giữ đức khiết tịnh tùy bậc mình. (Nghĩa là người đi tu không phạm điều răn thứ 6 và thứ 9 trong 10 điều răn, – người độc thân ngoài đời cũng giữ như thế, – người có vợ chồng, phải chung thuỷ, không ngừa thai trái luật GH dạy, phá thai, ngoại tình…).

3. Đã từng đọc kinh Nhật tụng kính Đức Mẹ, hoặc nếu không đọc được, thì đã giữ chay các ngày Giáo hội dạy, và kiêng thịt các ngày thứ Tư và thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh, hoặc thay vì đọc kinh Nhật tụng, thay vì giữ chay, thì mỗi ngày đọc một chuỗi 50 kinh Mân côi, hoặc mỗi ngày đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính mừng, và 7 kinh Sáng danh.


9. Tóm lại, ai đã được đeo Áo Đức Bà, cần nhớ thực hành như sau:

1. “Những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như thánh Phaolô căn dặn:

‘Anh em hãy biết kính giới và run sợ mà gia công lo việc rỗi linh hồn mình’ (Pl 2:12)… (Lời Đức GH Piô 12 trên).

Và “không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Đức Mẹ” (Lời ĐGH Piô 11 trên)

2. Áo Đức Bà không phải là thần hộ mệnh, Áo Đức Bà buộc chúng ta phải sống như những Kitô hữu đích thực theo giáo huấn Phúc Âm, phải nhận lãnh các bí tích, phải chứng tỏ lòng sùng kính đặc biệt của chúng ta dành cho Đức Trinh Nữ. Lòng sùng kính này phải được biểu lộ mỗi ngày, ít là đọc ba kinh Kính Mừng.

3. Nếu muốn hưởng đặc ân Ngày thứ Bảy như nói trên, cần giữ 3 điều kiện như Tông thư “Sabbatine Bull”. Toà thánh công bố ngày 3 tháng 3 năm 1322.

10. Ý nghĩa của Áo Đức Bà

Thời Trung Cổ, nhiều Kitô hữu muốn được liên đới với các Dòng thành lập trong thời gian đó: Phanxicô, Đa Minh, Augustinô và Cát Minh. Các nhóm giáo dân bắt đầu xuất hiện những hội đoàn như huynh đoàn và liên đoàn.

Tất cả các Dòng muốn trao cho giáo dân một dấu chỉ chứng nhận sự gia nhập và thông phần trong tinh thần và tác vụ của Dòng. Dấu chỉ thường là một phần của áo dòng: áo choàng, dây thắt, Áo Đức Bà. Với các tu sĩ Cát Minh, việc gia nhập giáo dân bắt đầu khi một mẫu Áo Đức Bà nhỏ được chấp nhận như dấu chỉ thuộc về Dòng và diễn tả linh đạo của Dòng.

Áo Đức Bà có nguồn gốc từ trong truyền thống của Dòng, được xem như là dấu chỉ của sự chở che từ mẫu của Mẹ Maria. Thế nên, Áo Đức Bà có một ý nghĩa thiêng liêng lâu đời từ nhiều thế kỷ đã được Hội Thánh Công Giáo phê chuẩn:

11. Áo Đức Bà biểu lộ sự dấn thân theo Đức Giêsu như Mẹ Maria

Mẹ là người mẫu mực nhất trong các môn đồ của Chúa Giêsu. Sự dấn thân này bắt nguồn từ phép Rửa Tội, là bí tích làm cho chúng ta trở nên con cái Chúa. Đức Trinh Nữ Rất Thánh dạy chúng ta: Mở lòng ra với Chúa, với thánh ý Ngài tỏ hiện qua các biến cố cuộc sống. Lắng nghe Lời Chúa trong Phúc Âm và trong đời sống, tin tưởng và thực thi những đòi hỏi của Lời Chúa. Cầu nguyện không ngừng: như là một lối sống tìm kiếm sự hiện diện của Chúa trong tất cả những gì đang xảy ra chung quanh. Sống tương quan với người khác, để tâm đến nhu cầu của họ.

Áo Đức Bà nối kết ta với Dòng Cát Minh, một cộng đoàn tu sĩ nam nữ tồn tại trong Hội Thánh hơn tám thế kỷ qua. Áo Đức Bà luôn mời gọi ta sống lý tưởng của gia đình Cát Minh: sống tương quan mật thiết với Chúa trong cầu nguyện.

Áo Đức Bà nhắc nhở ta mẫu gương của các thánh Cát Minh, những người mà chúng ta gắn bó gần gũi như anh chị em.

Áo Đức Bà diễn tả niềm tin tưởng rằng chúng ta sẽ được gặp Chúa trong sự sống vĩnh hằng mai sau nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Maria.

Áo Đức Bà buộc chúng ta phải sống như những Kitô hữu đích thực theo giáo huấn Phúc Âm, phải nhận lãnh các bí tích, phải chứng tỏ lòng sùng kính đặc biệt của chúng ta dành cho Đức Trinh Nữ. Lòng sùng kính này phải được biểu lộ mỗi ngày, ít là đọc ba kinh Kính Mừng.

12. 7 nguy cơ không được hưởng đặc ân Áo Đức Bà

1. Không mang cả hai mặt cùng một phía, nghĩa là cả hai mặt ở trước hoặc cả hai mặt đều ở sau đều không đúng. Áo Đức Bà phải được mang theo cách thức phủ qua vai, theo cách một phần ở trước ngực và phần còn lại ở sau lưng. (Là cách mà lâu nay chúng ta vẫn thường mang Áo Đức Bà màu nâu, là đúng).

2. Mặc không đúng cách hoặc đính lên quần áo, bỏ trong túi…v…v…có nguy cơ không nhận được những lời hứa của Đức Mẹ.

3. Hình dáng Áo Đức Bà không đúng tiêu chuẩn. (Không được tròn, ô van, hoặc đa giác).

4. Cho phép mang Mề-đay ảnh thay thế Áo Đức Bà truyền thống (vải), nhưng chỉ trong những trường hợp thực sự cần thiết. Như dị ứng chất vải; trong những chuyến công tác, hành trình ở những xứ sở nhiệt đới, trong những trường hợp nghiêm trọng không thể mang được Áo Đức Bà truyền thống. Nếu đeo Mề-đay ảnh thay cho Áo Đức Bà truyền thống chỉ vì sự tiện lợi, không có lý do trắc trở chính đáng thì có nguy cơ không hội đủ điều kiện để nhận những đặc ân mà Áo Đức Bà mang lại.

5. Chất liệu nào cho Áo Đức Bà? Có cần 100% len hay không?

Đúng vậy. Cotton, lụa và bất kỳ chất liệu nào khác đều bị cấm.

6. Phó tế có được phép đứng ra ghi danh hội viên vào hội Áo Đức Bà hay không?

Không. Chỉ linh mục mới được phép ghi danh cho hội viên gia nhập.

7. Dây đeo Áo Đức Bà được phép thay bằng chất liệu khác không?

Được. Miễn rằng Áo Đức Bà hoàn toàn bằng len.

(Lưu ý: đây là những “nguy cơ”, các nữ tu dòng Cát Minh Hoa Kỳ không chắc chắn là nếu mặc sai sẽ không được hưởng đặc ân, mà là nguy cơ cao nhé các bạn).

Tham khảo từ sistersofcarmel.com & dongcatminh.org