18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM B SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 1,1-8

05 Tháng Mười Hai 20209:23 CH(Xem: 759)

6-12LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM B
SỐNG LỜI CHÚA
TIN MỪNG : Mc 1,1-8

Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.

Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa :

2 Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng : Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. 3 Có tiếng người hô trong hoang địa : Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.

4 Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. 5 Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giê-ru-sa-lem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan.

6 Ông Gio-an mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng. 7 Ông rao giảng rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. 8 Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.”

SUY NIỆM-LỄ VẬT DÂNG HÀI NHI

Vào một đêm lễ Giáng Sinh, thánh Giêrônimô ngồi cầu nguyện trong một hang đá tại một khu rừng vắng. Khi đang chìm đắm trong mối suy tư về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, bất ngờ Đức Giêsu hiện ra hỏi thánh nhân: “Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày sinh nhật của Ta sắp tới không?”

Thánh nhân thưa: “Lạy Chúa, con xin dâng Chúa trái tim của con”. Chúa hỏi tiếp: “Còn gì khác nữa không?” Ngài thưa: “Con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể”. Chúa lại hỏi: “Còn điều gì khác nữa không?” Ngài thưa: “Lạy Chúa, con mới dịch sách Kinh Thánh xong, con xin dâng Chúa bản dịch là kết quả công lao vất vả của con”. Chúa nói: “Tốt lắm, con còn điều gì nữa không?” Ngài thưa: “Lạy Chúa, con còn gì khác nữa đâu?” Chúa bảo: “Còn sự yếu đuối và tội lỗi của con, con hãy dâng những thứ ấy cho Ta”. Giêrônimô hốt hoảng: “Lạy Chúa, làm sao con dám dâng những thứ xấu xa ấy cho Chúa?” Chúa nói: “Được chứ, Ta muốn con dâng những thứ đó cho Ta để Ta tha thứ cho con. Đó là điều Ta mong đợi nơi con”.

Mùa Vọng là thời gian mời gọi chúng ta mang lấy tâm tình sám hối để xứng đáng được Chúa tha thứ. Đức Giêsu chính là hiện thân của lòng thứ tha. Người đến trần gian để gánh lấy mọi tội lỗi của nhân loại. Bởi vậy, chẳng có gì ngỡ ngàng khi nói: Món quà Thiên Chúa mong đợi nhất nơi con người chính là tội lỗi và sự yếu đuối. Ta hãy dâng mọi lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân cho Chúa để được Người tha thứ và xót thương.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Thiên Chúa là Cha từ ái, xin giúp chúng con biết chuẩn bị tâm hồn để đón chờ Đấng Cứu Thế đến. Xin thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi mọi điều gian tà và đam mê bất chính; xin giúp chúng con biết loại bỏ lòng ích kỷ, hận thù để chúng con xứng đáng đón nhận ơn cứu độ của Ngôi Lời nhập thể. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Ngôn sứ là gì?

Từ sau công đồng Vaticano II, người ta thường nói rằng các tín hữu được tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô. Ngôn sứ là gì?

Trong tiếng Việt, hạn từ “ngôn sứ” mới xuất hiện khoảng chừng mấy chục năm nay để dịch từ propheta, thay thế cho hạn từ “tiên tri”. “Tiên tri” thường được hiểu như biết trước, nhờ đó mà nói trước một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu phân tích nguyên gốc Hy lạp, từ prophetes, gồm bởi “pro” (trước) và “phê” (nói), có nghĩa là “nói trước” (theo nghĩa thời gian), tức là tiên báo, tiên đoán. Thế nhưng hiểu như vậy thì không đúng, bởi vì cụm từ “nói trước” cần được giải thích theo nghĩa không gian, tức là nói thay nói thế (đứng vào chỗ của người khác), chứ không phải “nói trước” theo nghĩa thời gian. Hạn từ tương đương trong tiếng do thái nabi được hiểu theo nghĩa đó : mõ, loa, kẻ phát ngôn. Vì thế proheta dịch là “ngôn sứ” thì sát nghĩa hơn: ngôn sứ có nghĩa là người nói thay; áp dụng vào lãnh vực tôn giáo, ngôn sứ có nghĩa là “người nói thay Thiên Chúa”. Các ngôn sứ là một thể chế của dân tộc Israel, và Kitô giáo kế thừa thể chế đó.

Từ khi nào các ngôn sứ xuất hiện ở Israel?

Trong bộ Kinh thánh Cựu ước, chúng ta thấy có một khối được gọi là sách “Ngôn sứ”, bên cạnh hai khối “Lịch sử” và “Khôn ngoan”. Mở đầu các sách ngôn sứ là Isaia; điều này dễ khiến ta lầm tưởng rằng Isaia là ngôn sứ đầu tiên. Sự thực không phải như vậy. Vị ngôn sứ đầu tiên và vĩ đại nhất của dân tộc Israel là ông Mosê, như sách Đệ nhị luật đã nhìn nhận (18,15.18), bởi vì qua ông mà Chúa đã ban Lề luật cho dân. Có thể nói rằng ông Mosê là khởi đầu cho một đường lối mới mà Chúa đã thực hiện đối với dân Israel, tức là Thiên Chúa dùng các nhân vật trung gian để bày tỏ ý định của ngài. Các ngôn sứ trở thành một “định chế” của dân tộc, cũng tương tự các vua và các tư tế. Thật ra, định chế các vua ra đời muộn hơn các ngôn sứ, bởi vì trải qua một thời gian dài, dân tộc Israel được lãnh đạo không phải do nhà vua nhưng là do các “thủ lãnh” (hoặc cũng được dịch là: các thẩm phán, phán quan). Vai trò của các vị này cũng khá độc đáo, và cũng đáng được gọi là “ngôn sứ”.

Tại sao vậy?

Tại vì sau khi đã vào đất Canaan, dân Israel không còn một lãnh tụ nào cho toàn dân tộc như ông Giosuê. Xem ra mỗi bộ lạc được cai quản bởi một tù trưởng. Tình trạng này kéo dài khoảng 2 thế kỷ (từ năm 1200 đến năm 1025). Bình thường thì không sao, nhưng đến khi tổ quốc bị xâm chiếm thì không có ai cầm quân để chống đỡ. Tuy nhiên, đó là nói dưới khía cạnh quân sự. Tác giả của Sách Thẩm phán thì có cái nhìn khác: ông cho rằng việc Israel bị quân địch đô hộ là hình phạt vì tội bất trung với giao ước. Vì thế, khi Israel biết nhìn nhận tội lỗi của mình, thì Thiên Chúa sẽ sai một “thủ lãnh” đến giải phóng dân tộc. Cấu trúc tiểu sử của mỗi vị thủ lãnh (Otniel, Gedeon, Giepthe, Samson) hầu như y hệt, xoay quanh bốn điểm sau đây: “bất trung - hình phạt - hối cải - giải phóng” (xc. Tl 2,11-19). Các thủ lãnh này có thể được gọi là ngôn sứ, bởi vì họ được Chúa sai đến để kêu gọi dân Chúa hãy trở về với giao ước. Những ngôn sứ này “nói” hơn là viết, không như những tác giả của các sách ngôn sứ.

Ông Elia thuộc về nhóm này phải không?

Ông Elia được Tân ước coi là một đại ngôn sứ. Vì thế, khi Chúa Giêsu hiển dung trên núi Tabor, ta thấy hai ông Mosê và ông Elia hiện đến đàm đạo : hai vị này tượng trưng cho Lề Luật và Ngôn sứ. Ông Elia là một ngôn sứ, và là ngôn sứ “nói” (chứ ông không viết sách). Tuy nhiên, ông Elia sống sau thời các “thủ lãnh” vừa được nhắc đến trên đây. Nói chính xác hơn nữa, ông sống vào thời mà dân Israel đã thiết lập chế độ quân chủ, nghĩa là đã có nhà vua. Thật ra, ngay từ thời buổi đầu chế độ quân chủ, ta đã thấy xuất hiện các ngôn sứ, chẳng hạn như ôn Samuel vào thời vua Saulô, ông Nathan vào thời vua Đavit. Nhưng các ngôn sứ gia tăng từ khi các vua đã từ bỏ đạo cha ông; các ngôn sứ được gửi đến để cảnh cáo. Trước khi đi tiếp, chúng ta hãy dừng lại để nói đôi lời về ngôn sứ Elia.

Trước khi được Chúa cất về trời, ông để lại ông Elisa làm người kế thừa. Điều đáng nói là ở quyển Hai sách các vua, chương hai, ta thấy ông Elisa sống với một nhóm 50 người mang tên là “các con cái ngôn sứ” (có khi cũng được gọi là “đồ đệ ngôn sứ, phường ngôn sứ”). Tuy nhiên ở chỗ này, vai trò ngôn sứ không phải là loan báo lời Chúa, cho bằng cầu nguyện và xuất thần. Hiện tượng này đã thấy xuất hiện vào thời ông Samuel, được thuật lại trong Sách Samuel quyển 1, ở chương 10, câu 5-6 và chương 19,20-24. Các học giả đã đưa ra những giải thích khác nhau về nguồn gốc của hiện tượng này, và không loại trừ phong tục đạo đức dân gian. Dù sao, có lẽ điều quan trọng cần được ghi nhận là trong lịch sử Kitô giáo, Dòng Carmêlô đã được thành lập dựa theo gương của nhóm ấy, theo nghĩa là họ sống nơi cô tịch để cầu nguyện và ngợi khen Thiên Chúa.

Các ngôn sứ vừa rồi là những người “nói”. Từ hồi nào xuất hiện các ngôn sứ “viết”?

Cuộc đời các ngôn sứ vừa nói trên đây (Nathan, Elia) được kể lại trong khối các sách lịch sử. Các ngôn sứ “viết” thì được kể lại trong khối các sách ngôn sứ (nghĩa là ngôn sứ viết). Những người này xuất hiện muộn hơn, vào khoảng thế kỷ VIII. Nên lưu ý là các sách ngôn sứ được xếp theo thứ tự chiều dài (nghĩa là sách nào dài hơn thì đặt trước), chứ không phải theo thứ tự lịch sử. Các sử gia đã xếp đặt lại thứ tự như thế này, chia làm ba giai đoạn: trước thời lưu đày, thời lưu đày, và sau lưu đày. 1/ Trước lưu đày: Amos, Hôsê, Isaia, Mica (tk.VIII); Nahum, Sophonia, Giêrêmia, Khabakuk (tk.VII-VI). 2/ Thời lưu đày: Edekiel, Hậu-Isaia. 3/ Sau lưu đày : Khaggai, Zacaria, Malaki, Giona, Đaniel.

Nhiệm vụ của các ngôn sứ “viết” là viết sách phải không?

Không phải như vậy. Nhiệm vụ của các ngôn sứ là “nói”, nghĩa là phục vụ Lời Chúa, thường là bằng lời giảng nhưng đôi khi cũng qua những cử chỉ, hành động. Sau đó, hoặc chính họ, hoặc các môn đệ mới ghi lại lời giảng và lưu lại thành sách. Nói chung, sứ mạng của các ngôn sứ là nhắc nhở dân Israel (từ vua quan cho tới nhân dân) hãy nhớ lại giao ước mà họ đã hứa với Thiên Chúa. Trên thực tế, hầu hết các ngôn sứ được sai đến để tố cáo những tội lỗi bất trung của dân tộc, điển hình là tội thờ ngẫu tượng, cũng như những tội vi phạm công bằng xã hội. Họ cảnh cáo tội phạm, hăm doạ hình phạt nếu không hoán cải. Hình phạt nặng nhất là sự lưu đày. Vào thời lưu đày, các ngôn sứ lại hứa hẹn sự khôi phục quốc gia, và cách riêng họ loan báo thời cuối cùng, khi Đấng thiên sai được gửi đến để mang lại sự giải phóng cho đất nước.

Kinh thánh nói đến các ngôn sứ “giả hiệu”. Làm sao biết được ngôn sứ chính hiệu và giả hiệu?

Trong Kinh thánh, đôi khi ta thấy hai ngôn sứ cùng xuất hiện đồng thời, một ông nói trắng một ông nói đen, khiến cho lòng dân hoang mang, chẳng biết ai đúng ai sai. Một trường hợp điển hình có thể tìm thấy ở chương 28 sách Giêrêmia: ông này cảnh cáo tai họa sắp tới : đang khi ông Khanania lại tiên báo hoà bình. Hiện tượng ngôn sứ “giả hiệu” cũng được Tân ước nói đến, chẳng hạn như ở Tin mừng thánh Matthêu, chương 24 câu 24, và chắc chắn sẽ còn kéo dài cho đến tận thế. Làm thế nào phân biệt ai là chính hiệu, ai là giả hiệu? Kinh thánh đưa ra ba tiêu chuẩn, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được.

1/ Tiêu chuẩn thứ nhất là sự ứng nghiệm của lời tiên báo: nếu sự việc xảy ra đúng như lời tiên đoán thì ngôn sứ ấy nói thật. Tuy nhiên, điều này không dễ áp dụng, bởi vì có khi phải chờ cả chục năm hay cả trăm năm thì sự việc mới xảy đến; thử hỏi còn mấy người sống để kiểm chứng?
2/ Tiêu chuẩn thứ hai: lời nói có hợp với đạo lý chính thống không? Điều khó khăn là đôi khi các ngôn sứ được sai đến để cải tổ truyền thống, (điển hình là Đức Giêsu trong bài giảng trên núi), vì thế không lạ gì các ngài đã bị loại trừ.
3/ Tiêu chuẩn thứ ba: đời sống đạo đức. Tiêu chuẩn xem ra dễ kiểm chứng hơn cả, mặc dù một đàng, các ngôn sứ giả hiệu cũng có thể đội lốt chiên lành, như Chúa Giêsu đã cảnh báo (Mt 7,15), và đàng khác, các ngôn sứ thật cũng có lúc chán nản, tháo lui, như là ông Elia hoặc ông Giona.

Khi khẳng định rằng các tín hữu được thông dự vào chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô, Công đồng Vaticanô II muốn nói điều gì?

Công đồng Vaticanô II nói điều này trong hiến chế tín lý về Hội thánh ở số 12, và được sách Giáo lý Hội thánh Công giáo trưng lại ở các số 783-785. Nguyên văn như sau: “Dân Thánh của Thiên Chúa cũng tham dự vào phận vụ ngôn sứ của Đức Kitô bằng cách thể hiện khắp nơi chứng từ sống động về Ngài, cách đặc biệt bằng đời sống đức tin và đức ái, và bằng cách dâng lên Thiên Chúa lễ tế ca tụng, dùng miệng lưỡi ngợi khen thánh danh Người”. Thiết tưởng một từ ngữ tương đương là “làm chứng”. Làm ngôn sứ có nghĩa làm chứng cho Đức Kitô, bằng việc làm và bằng lời nói. Riêng về chứng tá bằng lời nói, bản văn của công đồng nói đến hai chiều: nói về Chúa trước mặt thế gian, nhưng cũng nói với Chúa, trong lời chúc tụng ngợi khen của kinh nguyện.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.