22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 27)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 33)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

CN 4451: SÀI GÒN BẤT ỔN NĂM 1968

25 Tháng Mười Một 20207:32 SA(Xem: 1129)

CN 4451: SÀI GÒN BẤT ỔN NĂM 1968

Đối với người lớn tuổi thì kỷ niệm luôn là điều gì thân thương, đáng nhớ. Vì thế tôi xin kể về kỷ niệm xa xưa.

Cái cảm giác mất mát và đáng sợ nhất đã xẩy ra cho tôi khi gia đình tôi từ giã Huế để vào Sài gòn vào mùa Hè năm 1967. Lúc ấy ở Huế đã có nhuốm mùi chiến tranh. Nhà tôi ở gần một ty cảnh sát nên thỉnh thoảng Việt Cộng pháo kích vào ty cảnh sát làm cho các nhà hàng xóm lo sợ bị lạc đạn. Thế là mẹ tôi quyết định vào lại Saigon sau 10 năm lưu lạc nơi Đà Lạt và Huế.

Đang ở một nơi an bình và có nhiều bạn bè ríu rít nói cười thì nay chúng tôi vào Saigon sống chen chúc và chật chội vì phải ở tạm nhà của gia đình Dì Cúc và bà ngoại, tôi cảm thấy tù túng và bực bội.

Gia đình tôi đi lễ ở nhà thờ Thị Nghè. Em gái tôi học trường tư Phước An. Tôi đi học rất xa, từ Thị Nghè mà đạp xe lên đến tuốt đường Phan Thanh Giản để học năm cuối ở trường Gia Long, thật là nhiêu khê.

Lúc đầu, tôi muốn trở lại Huế ngay vì không khí ngột ngạt ở Sài gòn. Tôi xin Mẹ cho tôi về ở tạm nhà bà bác ở Huế. Nếu học xong thì tôi sẽ tìm việc làm ở đó vì tôi không thích ở Sài Gòn. Mẹ tôi nhất định không cho tôi về Huế.

Nhà Dì Cúc đã quá đông. Sáu đứa em họ thì đông đảo và ồn ào. Gia đình ngoài dì Cúc và chú Nam thì còn có bà ngoại tôi và chú Phụng ở chung. Nhà đã có 10 người lại thêm gia đình tôi ba người.

Tổng cộng là 13 ngừời chen chúc trong một căn nhà nhỏ bé. Tôi và chú Phụng phải rửa chén, giặt đồ và lau nhà. Đi học về là giặt hai chậu đồ đầy là quần áo. Còn dì Cúc và bà ngoại thì lo chợ búa và nấu ăn cho cả nhà. Mẹ tôi thì đi xe lam đến sở ở trung tâm Sài gòn để làm kế toán cho một hãng xe hơi.

Sau buổi cơm trưa, tôi và chú Phụng xin phép đến thư viện ở đường Nguyễn Du để làm bài tập và học bài. Đó cũng là cách mà chúng tôi tìm được sự thinh lặng cho riêng mình để học bài, làm bài.

Thuở ấy, nhà dì Cúc mới mua được một cái TV mầu đen trắng nên cả gia đình vui vẻ ngồi dưới đất để xem và bàn tán đủ điều. Tối nào cả nhà cũng ngồi dán mắt vào xem TV. Cái gì cũng hay và cũng thú vị.

Tôi nhớ lúc ấy có xem ban nhạc Tiếng Hát Đôi Mươi của nhạc sĩ Nhật Trường, rồi xem ban nhạc Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ban kịch của bà Tuý Hồng và ông Hoàng Long. Bà ngoại tôi đặc biệt thích ban cải lương Thanh Nga, Bạch Tuyết, Hữu Phước, Thành Được.

Mỗi buổi tối khi chuẩn bị ngủ thì tôi nằm nghe radio về chương trình Tiếng Nói Người Em Hậu Phương Dạ Lan. Giọng của Dạ Lan rất dịu dàng và truyền cảm. Đúng là người yêu của lính mà. Ôi thật là thú vị.

Sau đó khỏang 2, 3 tháng thì gia đình tôi thuê một căn phòng trên lầu của một nhà ở gần nhà gia đình Dì Cúc. Cứ mỗi buổi sáng thì nước sông Thị Nghè lại dâng cao, phải lội nước mới ra đến đường. Có xe đạp thì phải dắt bộ mà đi. Phải xắn quần áo mà lội nước. Đang ở an lành tại Huế mà vào ở Sài gòn sống chen chúc và ăn nhờ ở đậu, tôi cảm thấy lòng chao đảo và hụt hẫng. Đêm nào tôi cũng khóc vì nhớ bạn và tiếc thương xứ Huế.

Đi gánh nước rất xa, cái phông tên ở trên đường hẻm hướng ra chợ Thị Nghè. Mỗi lần gánh nước thì khốn khổ nên gia đình tôi hạn chế việc dùng nước. Trước mặt nhà tôi ở là một mảng sông Thị Nghè. Người ta làm nhà gỗ trên sông.

Đàng trước mặt nhà tôi có gia đình của một ông già tối ngày nhậu say. Về nhà là ông bắt đầu chửi bới, gây sự với vợ. Vì thế, gia đình tôi ngày nào cũng phải nghe những lời tục tĩu của ông ta. Có điều hay là bà vợ ông chỉ làm thinh, không lên tiếng. Ông ta chửi mãi mệt nên lăn ra ngủ và hàng xóm được nghỉ ngơi trong thinh lặng.

Ở trên cái lầu nhà thuê ấy cứ mỗi tối, tôi kê ghế ra ngoài để nhìn hoả châu rơi. Lòng buồn khôn tả. Lòng chỉ hướng về Huế.

Ít lâu sau, bà ngoại tôi giới thiệu cho mẹ con tôi mua căn nhà gỗ ở trên sông. Gọi là nhà thì không đúng vì nó là cái chòi gỗ. Muốn vào nhà thì phải đi qua mấy cây cầu khỉ gập ghềnh rung rinh. Nếu có xe gắn máy Honda thì khổ lắm vì xe nặng mà cầu gỗ thì làm không an toàn. Hễ mà nước sông mỗi buổi sáng lên cao thì ướt. Buổi tối cũng ngập lụt. Đường đi thì là bước qua mấy cái cầu khỉ, không thể dắt xe Honda vào. Tôi phản đối quyết liệt vì không thể suốt đời ở trong cài chòi gỗ tồi tệ ấy được.

Bà tôi lại tiếp tục giới thiệu cho mẹ tôi mua căn nhà thứ hai nằm trong một góc kẹt ở một hẻm nhỏ trên đường Phan Thanh Giản. Nếu lửa cháy đến thì gia đình tôi sẽ chết kẹt vì không còn lối thoát. Tôi giải thích về sự nguy hiểm, không có lối thoát cho mẹ tôi nghe. Thế là không mua nhà nữa.

Lần thứ ba, bà tôi dắt gia đình tôi xem căn nhà thứ ba. Muốn vào nhà thì phải đi qua hai cái cầu tiêu công cộng. Mùi thối bay khắp nơi. Tôi không cho mẹ tôi mua. Bà tôi từ đấy ra mặt có ác cảm với tôi. Bà phàn nàn và chửi mắng tôi là con bé khó chịu, "con nhà lính mà tính nhà quan".

Lòng tôi chẳng thích Sài gòn tí nào cả. May là lúc ấy tôi mới quen người chồng tương lại của tôi ở một trại hè nên đời sống bớt buồn nản.

Ở được mấy tháng thì Tết Mậu Thân 1968 xẩy ra. Đêm mùng Một Tết Mậu Thân, người Việt Cộng đi rầm rập trong khu Ty Canh Nông ấy. Họ dùng loa để tuyên truyền và yêu cầu mọi người hãy làm cách mạng để chống lại chế độ Cộng Hoà của Tổng Thống Thiệu.

Ba mẹ con tôi quá sợ nên ôm nhau ngồi run như cầy sấy. Ôi, Sai Gòn mà bất an vậy sao? Từ đó, chung tôi sống trong sự lo sợ, khủng hoảng. Đến tháng 5 năm 1968, cả khu nhà của chúng tôi ở Ty Canh Nông bị lính Cộng Sản đốt cháy thành than. Bao nhiêu sách vở và đồ dùng của chúng tôi trở thành tro bụi. Gia đình tôi phải tạm thời dọn đến nhà một thân nhân ở quận 3, đường Phan Thanh Giản. Tại đó, một hôm có đạn pháo kich bắn ngay vào bịnh viện Bình Dân, làm cho cả nhà chúng tôi ở sát bịnh viện run sợ. Thế là chiến tranh đã bắt đầu đến thủ đô Sài gòn rồi. Đời sống gia đình tôi luôn bất an và buồn nản.

Sau này vào năm 1969, khi tôi lập gia đình và qua sự giúp đỡ của chồng tôi mà gia đình tôi mua được một căn nhà khang trang, tốt gấp trăm lần so với những căn nhà mà bà tôi giới thiệu. Đây cũng là tổ ấm của gia đinh tôi cho đến ngày chúng tôi rời VN vào tháng 3 năm 1980. Tạ Ơn Chúa quan phòng!

Kim Hà, 25/11/2020