28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 14)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 15)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 34)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM A ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mt 25,31-46

21 Tháng Mười Một 20207:24 CH(Xem: 726)

kitovuaLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM A
ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ
SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mt 25,31-46

Con Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

31 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. 32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. 33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. 34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng : ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn ; Ta khát, các ngươi đã cho uống ; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước ; 36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc ; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng ; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han.’

37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng : ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống ; 38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước ; hoặc trần truồng mà cho mặc ? 39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu ?’ 40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng : ‘Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.’ 41 Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng : ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. 42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn ; Ta khát, các ngươi đã không cho uống ; 43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước ; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc ; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng.’ 44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng : ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?’ 45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng : ‘Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy.’ 46 Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời.”

SUY NIỆM-VUA TÌNH YÊU

Trong các buổi giao lưu sinh hoạt, người ta thường chơi trò “Ta là vua”. Khi quản trò hô to: “Ta là vua”, mọi người phải chắp tay, khấu đầu và hô: “Muôn tâu bệ hạ”. Trò chơi quy định thần dân phải ở tư thế thấp hơn vua: Vua đứng – bầy tôi quỳ; vua ngồi – bầy tôi nằm... Người nào làm chậm hoặc ngẩng cao đầu hơn vua sẽ bị phạt. Trò chơi này phản ảnh phần nào vương quyền của vua chúa trần gian.

Tin Mừng Luca hôm nay trình bày một hình ảnh về Vua Giêsu hoàn toàn khác biệt. Vua trần gian có ngai vàng để cai trị, có quan quân để sai khiến, có quân đội và vũ khí để bảo vệ. Đức Giêsu thì khác, Người không làm vua giống như thế. Người đã nói rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”.

Trong nước của mình, Vua Giêsu không cai trị bằng sức mạnh, nhưng bằng tình yêu. Người đã chiến thắng mọi quyền lực của ma quỷ và thế gian. Để rồi, vì yêu thương nhân loại, Người đã vượt qua cơn cám dỗ cuối cùng, đó là lời thách thức xuống khỏi thập giá, và sẵn lòng chịu chết để cứu chuộc mọi người.

Mừng đại lễ Đức Giêsu Kitô-Vua vũ trụ, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta về phẩm giá cao cả của người Kitô hữu. Chúng ta đã được tham dự vào vương quyền của Vua Tình Yêu. Vì vậy, mỗi người Kitô hữu cần sống yêu thương mãi mãi.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn vì Ngài đã cho chúng con được sống trong vương quốc tình yêu của Ngài. Xin cho chúng con luôn can đảm làm chứng Ngài là Vua tình yêu. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Có thể thay thế danh hiệu “Chúa Kitô Vua” bằng “Chúa Kitô Tổng thống” hay “Chủ tịch” không?

Ngày nay, trên thế giới, chế độ quân chủ đã được thay thế bằng chế độ dân chủ rồi. Một vài ông vua chỉ còn giữ vai trò tượng trưng chứ không còn thực quyền. Tại sao phụng vụ không đổi tên lễ là Chúa Kitô Tổng thống, Chủ tịch, Lãnh tụ, cho hợp thời?

Trước khi trả lời câu hỏi, thiết tưởng nên nhắc lại một chi tiết lịch sử. Năm nay kỷ niệm đúng 90 năm lễ Chúa Kitô Vua được thiết lập do đức thánh cha Piô XI, vào ngày 11 tháng chạp năm 1925, với thông điệp Quas primas, để đánh dấu Năm Toàn xá sắp kết thúc, và cũng để kỷ niệm 1600 năm công đồng Nixêa (năm 325), tuyên bố Đức Kitô đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Dĩ nhiên, vào thời ấy, chế độ quân chủ rất phổ biến trên thế giới, khác với ngày nay, khi mà các nhà lãnh đạo quốc gia mang tên là Tổng Thống, Chủ tịch, chứ không gọi là Quốc Vương, Hoàng đế nữa. Tuy nhiên, xét về thực quyền, chưa chắc Tổng thống hay Chủ tịch thời nay có nhiều quyền hành như các vua dưới thời quân chủ, do nguyên tắc phân quyền giữa các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp trong thể chế dân chủ. Quyền hạn của chức vụ Tổng thống cũng thay đổi: Tổng thống Hoa kỳ có rất nhiều quyền, còn Tổng thống ở Ý chỉ giữ vai trò tượng trưng, việc điều hành chính phủ được giao cho Thủ tướng. Chúng ta cũng có thể nói như vậy về vai trò Chủ tịch nước. Dù sao, bài Tin mừng thánh Gioan đọc trong Thánh lễ hôm nay đã nhắc nhở chúng ta đừng nên hiểu danh hiệu vua của Đức Giêsu theo nghĩa chính trị. Chúa Giêsu là Vua thật, nhưng vương quốc của Ngài không thuộc về trần gian này.

Nếu vương quốc của Chúa Giêsu không thuộc về trần gian này thì lập lễ kính Chúa Giêsu Vua làm gì?

Khi nói vương quốc của Chúa Giêsu không thuộc về trần gian này, chúng ta đừng hiểu là vương quốc đó ở trên cung trăng; nhưng nên hiểu rằng vương quốc ấy không mang những hình thái chính trị theo như người đời thường hiểu. Thực vậy, mỗi khi nghĩ tới vương quyền, người ta nghĩ đến địa vị, quyền lực, tài sản; còn Chúa Giêsu đã nhiều lần tuyên bố rằng ngài đến để phục vụ chứ không phải để được hầu hạ. Hơn thế nữa, ngài hiểu vương quyền theo một nghĩa khác: đó là “vương quyền của sự thật và sự sống, vương quốc của ân sủng và thánh thiện, vương quốc của công lý, tình thương, và bình an”, như được nói trong kinh Tiền tụng của ngày lễ hôm nay. Ngài đã dành suốt cuộc đời, bằng lời nói và việc làm, để thực hiện vương quốc ấy, được gọi là “vương quốc của Thiên Chúa”.

Vương quốc của Thiên Chúa là gì?

Đây là điều đã gây ra nhiều tranh cãi vào thời Đức Giêsu. Người Do thái đồng hóa vương quốc của Thiên Chúa với nền độc lập của xứ sở. Quan niệm này đã có từ xưa lắm rồi. Người Do thái tin rằng dân tộc của họ được thành hình nhờ sáng khởi của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa là Đấng kiến tạo quốc gia, đã ban bố lề luật. Nói cách khác, Thiên Chúa đích thực là vua của Israel. Tuy dù về sau, một chế độ quân chủ đã được thiết lập kể từ vua Saul, nhưng các vị vua này chỉ là người thay mặt Thiên Chúa mà thôi, và các vua phải tuân theo luật lệ mà Chúa đã ban. Tiếc rằng sự bất tuân của họ đã gây ra cảnh mất nước nhà tan, lưu đày, mất chủ quyền. Vào thời Chúa Giêsu, đất nước Israel bị đế quốc Rôma xâm chiếm: vì thế họ mong có một lãnh tụ, một vị cứu tinh sẽ dành lại độc lập, tái lập vương triều nhà Đavit. Bên cạnh quan niệm chính trị về vương quyền Thiên Chúa, tượng trưng nơi nhóm Zelot, còn quan niệm luân lý về vương quyền, theo đó Thiên Chúa thực thi vương quyền khi nào con người suy phục và tuân giữ lề luật của Ngài. Nhóm Pharisiêu tượng trưng cho quan điểm ấy.

Còn quan niệm của Chúa Giêsu về vương quyền Thiên Chúa như thế nào?

Chúa Giêsu không tán thành quan điểm chính trị của nhóm Zelot, như Ngài đã giải thích cho tổng trấn Philatô: “vương quyền của tôi không thuộc về thế gian này”. Chúa Giêsu cũng không hoàn toàn tán thành quan điểm luân lý của nhóm Pharisiêu, bởi vì việc tuân giữ lề luật của Thiên Chúa không chỉ giới hạn vào chữ viết, nhưng cần đi vào cái cốt lõi của nó là tình yêu. Mặt khác, vương quyền này không chỉ giới hạn vào đời sống luân lý cá nhân, nhưng còn chi phối sinh hoạt xã hội nữa, như chúng ta thấy qua các hành động của Chúa Giêsu nhằm thực hiện vương quyền Thiên Chúa: chữa lành người bệnh, an ủi người sầu khổ, tha thứ cho kẻ tội lỗi, xua đuổi ma quỷ, cho người chết sống lại. Một cách đặc biệt, Chúa Giêsu thực hiện vương quyền của Thiên Chúa bằng cái chết trên thập giá và sự phục sinh để diệt trừ tội lỗi và cái chết, tức là những biểu hiện của sự dữ trên thế gian.

Như vậy, vương quyền của Thiên Chúa đã được thiết lập rồi, phải không?

Đúng thế, nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô, vương quyền của Thiên Chúa đã được thiết lập trên trần gian này rồi. Tội lỗi của nhân loại đã được tha thứ. Lực lượng của sự dữ đã bị đập tan. Nói khác đi, tuy không nên hiểu vương quyền của Thiên Chúa theo nghĩa là một chế độ cai trị trong một quốc gia, nhưng điều này không có nghĩa là nó hoàn toàn thiêng liêng, chỉ giới hạn trong tâm hồn con người. Đành rằng, một cuộc cải cách xã hội cần phải bắt đầu từ con tim, một con tim yêu thương, hoà giải, chứ không phải một con tim ích kỷ, căm thù, nhưng một con tim bình an cũng dẫn đến các hành động thân thiện với người chung quanh, thông cảm với những nỗi khổ đau của tha nhân. Nhờ cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa, con người cũng muốn chia sẻ lòng thương xót ấy cho những người khác. Đây là một sứ mạng mà Đức Kitô uỷ thác cho các môn đệ của Ngài. Mặt khác, cũng cần thêm rằng vương quyền của Thiên Chúa tuy đã được thiết lập rồi, nơi sự phục sinh của Đức Kitô, nhưng còn ở giai đoạn khởi đầu. Chúng ta mong đợi giai đoạn thành toàn của nó khi Đức Kitô quang lâm. Vào lúc ấy, theo như thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất gửi Corintô, mọi sự dữ sẽ bị đập tan; sự dữ cuối cùng là cái chết. Lúc ấy, thật sự là thế giới này được đặt dưới vương quyền của Thiên Chúa, vương quốc của sự sống, của tình yêu, của công lý và hòa bình.

Nhờ cái chết và phục sinh, Đức Kitô đã thiết lập vương quyền của Thiên Chúa. Như vậy lễ Phục sinh là cuộc cử hành vương quyền của Đức Kitô rồi. Tại sao lại phải lập thêm một lễ phụng vụ khác nữa?

Như đã nói ở đầu, lễ này mới được thiết lập cách đây 90 năm, vào năm 1925. Từ đó đến nay, ý nghĩa của nó đã thay đổi nhiều, đặc biệt do thần học của công đồng Vaticanô II. Khi đức Piô XI thiết lập, danh xưng của ngày lễ chỉ là “Đức Kitô Vua”, và được mừng vào chúa nhật cuối tháng 10. Tại sao vào cuối tháng 10? Bởi vì nó đi liền ngay trước lễ các thánh, những người đã được vào nước trời, nghĩa là vương quốc Thiên Chúa. Tuy nhiên, đức thánh cha còn có một ẩn ý khác. Vào thời đó, nhiều quốc gia công giáo tại châu Âu muốn loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi các văn bản luật pháp, họ muốn thực hiện một chính thể dân chủ, đặt nền tảng trên các nguyên tắc của lý trí. Lễ Chúa Kitô Vua muốn nhắc nhở các quốc gia ấy hãy nhớ rằng mọi thể chế chính trị cần được quy chiếu vào các điều răn của Chúa, các luật lệ quốc gia phải phù hợp với luật của Chúa. Sau công đồng Vaticanô II, cuộc canh tân phụng vụ đã dời lễ này sang chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ dưới danh xưng: “Đức Kitô Vua Vũ trụ”. Danh hiệu này muốn nói lột bỏ tất cả mọi màu sắc chính trị: đừng hiểu Đức Kitô là vua của một quốc gia nào, bởi vì Ngài là vua của vũ trụ. Lễ này được đặt vào cuối năm phụng vụ, như là lời chúc tụng tạ ơn vì những ân huệ đã lãnh nhận từ mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Kitô, (trọng tâm của phụng vụ), cách riêng những ân huệ đã lãnh nhận trong năm phụng vụ vừa qua.

Lễ này chỉ giới hạn vào phạm vi thiêng liêng, hay có những hậu quả cho cuộc sống?

Có rất nhiều hệ luận. Chúa Giêsu là vua, và Ngài muốn cho chúng ta cũng làm vua với Ngài, như chúng ta đọc thấy trong bài đọc thứ hai, trích từ sách Khải huyền. Một cách cụ thể hơn, công đồng Vaticanô II có nói đến việc các giáo dân được tham gia vào vương quyền của Đức Kitô, ở số 36 của hiến chế Lumen gentium, và được sách Giáo lý Hội thánh Công giáo lặp lại ở các số 908-913. Trước hết, tham gia vào vương quyền của Đức Kitô là được hưởng sự tự do của con cái Chúa, được giải thoát khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi, đam mê. Kế đến, tham gia vào vương quyền của Đức Kitô có nghĩa là cố gắng để đưa các giá trị của Tin mừng vào đời sống gia đình và xã hội, phù hợp với công lý và tình thương. Tôi nghĩ đây là điều mà các giám mục ước mong khi đề ra chương trình mục vụ cho năm tới là “Phúc âm hóa đời sống xã hội”. Thứ ba, Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo còn thêm một điều nữa, tham gia vào vương quyền của Đức Kitô có nghĩa là cộng tác vào việc phục vụ Giáo hội, qua những hoạt động tông đồ, những trách nhiệm mục vụ trong giáo xứ và giáo phận, tuỳ theo khả năng mà Thánh Thần ban cho mỗi người.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.