18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

KH 4441: CÀ PHÊ

18 Tháng Mười Một 20209:41 CH(Xem: 826)
cfeKH 4441: CÀ PHÊ

Tôi còn nhớ mãi cái tên mà ba tôi gọi tôi là: "Con Gái Rượu" của Ba. Lúc ấy lại trở thành "Con Gái Diệu" vì giọng miền Bắc là như thế.

Tôi nhớ đi đâu ba tôi cũng cho tôi ngồi đằng sau xe Vespa, còn em trai tôi thì đứng ở đàng trước của xe, ba thì ngồi lái xe. Dạo ấy, ai mà có xe Vespa là oai lắm. Kỷ niệm đẹp về ba tôi thì ít nhưng những kỷ niệm kinh hoàng thì nhiều hơn.

Rồi khi lớn lên, lúc còn hẹn hò, lúc là vợ chồng, chúng tôi vẫn thường cùng nhau đi uống nước chanh đường, nước trà nóng, và cà phê ở những quán bên đường, nhất là ở Công viên Con Rùa tại đường Duy Tân.

"Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt." (Phạm Duy)

Những kỷ niệm đẹp ấy vẫn còn nuôi sống cuộc đời tôi và làm cho đời thăng hoa hơn cho đến ngày hôm nay, dù tuổi đã đi vào mùa Đông của cuộc đời.
Thế rồi lối sống uống cà phê buổi sáng lại tiếp tục vào những ngày sau cuộc chính biến 30/4/1975. Lúc ấy, chúng tôi có một thời gian rảnh rỗi vì hụt hẫng, không biết làm gì. Thế là vợ chồng tôi lại thường đi uống cà phê buổi sáng. Hôm nào vui vẻ thì ăn hủ tiếu ở cái chợ gần nhà.

Hình như đó là một thú vui rất bình thường của người dân miền Nam Việt Nam lúc ấy. Nơi quán cà phê, chúng tôi lắng nghe tin thời sự và đủ mọi tin, kể cả tin vịt, nhất là tin đi vượt biên. Mỗi buổi sáng, uống cà phê về thì lòng rộn ràng và vui vẻ cả ngày.

Sau đó, khi con gái Thiên Kim của tôi lớn lên một chút, thì bố cháu sáng nào cũng chở cháu trên xe đi uống cà phê. Vì thế chúng tôi gọi đùa cháu là "Con gái Cà Phê" của Bố. Mà lạ thật, trong gia đình chỉ có một mình cháu mang cái tên mỹ miều ấy mà thôi.

Sang đến Mỹ, chúng tôi vẫn giữ thói quen uống cà phê hay uống trà nóng. Ở quán cà phê nào cũng đông đảo, nhất là quán Croissant Dore, đó là nơi mà các ông nhà văn, nhà báo, hoạ sĩ... tụ tập bàn luận đủ mọi thứ chuyện, nhất là chuyện chính trị và văn học. Các tác phẩm văn hoá cũng nẩy sinh từ đó.
Tôi biết ở Việt Nam khi trai gái hẹn hò vẫn là ở các quán cà phê và các quán trà nước rất thơ mộng, có nhạc tình du dương. Khi tôi về thăm Huế thì ngay cả trên thượng thành cửa Thượng Tứ cũng có những quán cà phê rất lãng mạn. Bên bờ sông Hương, nơi đường Lê Lợi, các quán hàng nhộn nhịp.

Giờ đây, trong cái lạnh của cuối Thu sang mùa Đông, khi uống một ly cà phê xong, trong lòng cảm thấy ấp áp, bình an và vui vẻ.

Người ta bảo rằng khi uống cà phê thì tâm hồn lắng xuống, bình an, và làm giảm sự căng thẳng trong cuộc sống, rằng uống cà phê làm cho đời sống kéo dài hơn, làm cho các cơn bịnh thời đại bớt đi. Không biết có phải như thế không nhưng kinh nghiệm của tôi là cà phê làm cho lòng mình vui hơn vì khi uống cà phê là phải có bạn đối ẩm mới vui.
Khi tôi bước vào khu thương xá South Coast Plaza, tự nhiên ngửi được mùi hương cà phê từ một quán bay lên làm cho lòng mình cảm thấy thích thú. Có lẽ hương vị ngọt ngào, thơm tho và thi vị nhất lại chính là hương cà phê nơi xứ lạnh.

Hương vị cà phê cũng chính là nơi xuất phát của nguồn thơ lai láng, của nhớ nhung miên man, của tình tự yêu đương, của tuổi thanh xuân huy hoàng, của hoài niệm về quê nhà yêu dấu, của một thời son trẻ, hồn nhiên như sáo sậu, và nhất là của hẹn hò yêu thương.
"Đưa nhau vào quán vắng
Hai tách cà phê đen
Paris đầy tuyết trắng
Anh nhìn anh, nhìn em

Tự nhiên sao mà nhớ
Một miếng phố Sàigòn
Giọt cà phê chậm nhỏ
Xuống ly đời em ngon." (Duyên Anh)

Kim Hà, 18/11/2020
Image may contain: ocean, coffee cup, outdoor and water