28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 15)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 16)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 13)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 34)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 1 Cr 8,1-7.11-13

09 Tháng Chín 20209:45 CH(Xem: 767)

9-9LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 1 Cr 8,1-7.11-13

Anh em làm thương tổn lương tâm yếu đuối của anh em mình là phạm đến Đức Ki-tô.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

1 Thưa anh em, sự hiểu biết sinh lòng kiêu ngạo, còn lòng bác ái thì xây dựng. 2 Ai tưởng mình hiểu biết điều gì, thì chưa hẳn là đã hiểu biết như phải hiểu biết. 3 Ai yêu mến Thiên Chúa, thì được Người biết đến. 4 Vậy, về việc ăn thịt cúng, chúng ta biết rằng ngẫu tượng chẳng là gì trên thế gian, và cũng chẳng có thần nào ngoài Thiên Chúa độc nhất. 5 Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất -quả thực, thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều-, 6 nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta ; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu.

7 Nhưng không phải mọi người đều hiểu biết như vậy đâu ! Có một số người từ trước đến nay đã quen thờ ngẫu tượng, nên khi ăn các thức ấy thì cứ tưởng làm như vậy là ăn của cúng ; và lương tâm yếu đuối của họ đã ra ô uế.

11 Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Đức Ki-tô đã chịu chết để cứu chuộc ! 12 Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô ! 13 Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã.

Đáp ca : Tv 138,1-3.13-14ab.23-24 (Đ. c.24b)

Đ. Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

1Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
2biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
3đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.

Đ. Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

13Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
14abTạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu !

Đ. Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

23Lạy Chúa, xin dò xét để biết rõ lòng con,
xin thử con cho biết những điều con cảm nghĩ.
24Xin Ngài xem con có lạc vào đường gian ác
thì dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

Đ. Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời.

Tung hô Tin Mừng : 1 Ga 4,12

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 6,27-38

Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

27 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây : hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, 28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em, và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. 29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. 30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. 31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. 32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. 33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. 34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. 35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.

36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”

SUY NIỆM-ÂN SỦNG


Tại phiên tòa ngày 5/11/2003, Gary Ridgway đã thừa nhận sát hại 48 phụ nữ. Ridgway lòng chai dạ đá, mặt lạnh như tiền khi nghe những lời chửi rủa cay nghiệt từ phía người thân nạn nhân. Khi tới lượt, Robert Rule, người đàn ông có con gái bị sát hại, nói rằng: “Anh Ridgway à! Nhiều người ở đây căm thù anh, nhưng tôi thì không như vậy, vì điều tôi tin và điều Chúa muốn tôi làm là tha thứ. Anh được tha thứ!”


Ân sủng và sự tha thứ. Đây là điểm nổi bật khiến cho đạo Công giáo khác với tôn giáo còn lại. Hôm nay, Đức Giêsu tỏ lộ cho chúng ta biết tình yêu và ơn ban của Chúa thật cao cả. Người ấp ủ vào lòng mình, không những người công chính, mà cả “phường vô ơn và quân độc ác”!

Quả thật, chính nhờ tình yêu, chúng ta mới có được sức mạnh để tha thứ và yêu thương những “kẻ thù và người bách hại” mình, điều mà gần như là không thể đối với con người trong thời đại hôm nay.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin Chúa đổ tràn thần khí Chúa vào trái tim chúng con, để chúng con yêu thương và đem bình an đến cho mọi người. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Sửa lỗi anh chị em trong tình yêu mến


Trưa Chúa Nhật ngày 6/9, Đức Thánh Cha đã đọc kinh truyền tin với các tín hữu. Dựa trên bài Tin Mừng Chúa Nhật XXIII thường niên, Đức Thánh Cha khai triển việc sửa lỗi như là đặc tính của người Kitô hữu, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đoàn.


Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,


Tin Mừng Chúa nhật hôm nay (Mt 18,15-20) trích từ bài giảng thứ tư của Đức Giê-su trong Tin Mừng Mat-thêu, trình thuật được biết dưới tên gọi “Bài giảng về Giáo Hội” hay “Giáo huấn cộng đoàn”. Trình thuật này nói đến việc sửa lỗi anh em, và mời gọi chúng ta suy niệm về chiều kích kép của sự hiện hữu Ki-tô giáo: chiều kích cộng đoàn, hệ ở việc duy trì sự hiệp thông, tức là sự hiệp nhất của Giáo hội, và chiều kích cá nhân, hệ ở việc quan tâm và tôn trọng mọi phán quyết cá nhân.

Để sửa lỗi người anh em lầm lạc, Đức Giê-su gợi ý một lối sư phạm phục hồi. Lối sư phạm của Chúa Giêsu luôn là lối sư phạm phục hồi. Lối sư phạm phục hồi này ngang qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất nói rằng: “anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi” (c. 15), điều này có nghĩa là không bêu tội người ấy ra giữa công chúng. Sửa lỗi là đến với người anh em với sự dè dặt, không phải để phán xét nhưng để giúp người ấy nhận ra những gì mình đã làm. Bao nhiêu lần chúng ta đã có kinh nghiệm này: một ai đó đến nói với chúng ta: “Nghe này, trong việc này, bạn đã sai. Bạn phải thay đổi một chút”. Có lẽ lúc đầu chúng ta bực mình, nhưng rồi chúng ta cảm ơn, bởi vì đây là cử chỉ của tình huynh đệ, của sự hiệp thông, của sự giúp đỡ và cứu vớt.

Không dễ để thực hành lời dạy này của Đức Giê-su vì nhiều lý do. Có thể vì sợ người anh em, chị em sẽ phản ứng cách tiêu cực; đôi khi thiếu đi sự tin tưởng cần thiết với người anh chị em đó... và còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng tất cả những lần chúng ta đã thực hiện, thì chúng ta cảm nhận đấy chính là con đường của Chúa.

Tuy vậy, có thể xảy ra là, cho dù tôi có ý tốt, giai đoạn thứ nhất vẫn bị thất bại. Trong trường hợp này, tốt nhất là đừng nên bỏ cuộc và nói: “Tôi từ bỏ, tôi rửa tay luôn”. Không, lối này không phải của Kitô hữu. Đừng bỏ cuộc, điều quan trọng là không nên bỏ cuộc nhưng tìm đến sự hỗ trợ của vài anh chị em khác. Đức Giê-su nói: “Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân” (c. 16). Đây là một trong những điều luật của ông Mô-sê (x. Đnl 19, 15). Điều này có vẻ như đang chống lại bị cáo, nhưng thực ra là để bảo vệ người đó khỏi những người vu khống. Nhưng ở đây, Đức Giê-su còn đi xa hơn ở chỗ, những nhân chứng được yêu cầu không phải để kết án mà để trợ giúp. “Chúng ta đồng ý với nhau, tôi với anh đi nói chuyện với nhau về điều này, về điều đang sai. Nhưng chúng ta nói chuyện như những người anh em”. Đây là thái độ phục hồi mà Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta. Tiếp đến, Đức Giê-su đặt tình huống là giai đoạn này cũng không đem lại kết quả với các nhân chứng, điều khác với luật Mô-sê là, để làm chứng chỉ cần hai hay ba chứng nhân là đủ kết án.

Trong thực tế, ngay cả lòng bác ái của hai hay ba người anh em vẫn chưa đủ, do người này cứng đầu. Trong trường hợp này, Đức Giê-su nói tiếp: “hãy đi thưa cộng đoàn” (c. 17), nghĩa là Hội Thánh. Trong một số trường hợp, tất cả cộng đoàn đều tham gia. Có những điều mà anh chị em trong cộng đoàn không thể làm ngơ, đó là khi cần một tình yêu lớn để được lại người anh em mình. Tuy vậy, đôi khi cả điều này cũng không đủ. Và do đó, Đức Giê-su nói: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế (c. 17). Câu nói này, thoạt nghe thì có vẻ như một thái độ ruồng bỏ, nhưng thực ra, đó là lời mời gọi chúng ta phó mặc người anh em trong tay Chúa. Chỉ có Cha trên trời mới có thể bày tỏ một tình yêu lớn hơn tất cả những gì chúng ta hợp lại.

Giáo huấn này của Chúa Giê-su giúp chúng ta rất nhiều, bởi vì - hãy nghĩ về một ví dụ - khi chúng ta nhìn thấy một sai lầm, một khuyết điểm, một sơ xuất ở anh chị em, thường thì việc đầu tiên chúng ta làm là đi nói với người khác về điều đó, ngồi lê đôi mách. Và câu chuyện ngồi lê đóng cửa trái tim cộng đoàn, ngăn cản sự hiệp nhất Giáo hội. Kẻ ngồi lê đôi mách là ma quỷ, kẻ luôn đi nói những điều xấu của người khác, vì họ là kẻ nói dối, cố gắng làm mất sự hiệp nhất Giáo hội, xa lánh anh em mình và không tạo nên cộng đoàn. Xin anh chị em, chúng ta cố gắng không ngồi lê đôi mách. Ngồi lê đôi mách là một bệnh dịch còn tồi tệ hơn cả Covid! Hãy cố gắng: không ngồi lê đôi mách.

Đó là tình yêu của Đức Giê-su khi Ngài tiếp đón người thu thuế và dân ngoại, điều ấy từng khiến dân chúng sửng sốt kinh ngạc. Đây không phải là sự kết án mà không có báo trước, nhưng là để nhận thấy rằng đôi khi nỗ lực của chúng ta không đem lại kết quả gì, và rằng chỉ khi đến với Chúa mới làm cho người anh em đối diện với chính lương tâm của mình và với trách nhiệm về những hành động đã làm. Nếu điều gì đó chưa được, thì hãy im lặng và cầu nguyện cho người anh chị em có lỗi, nhưng đừng bao giờ ngồi lê đôi mách.

Xin Mẹ Maria Đồng Trinh giúp chúng ta biết làm cho việc sửa lỗi anh em trở nên một thói quen tốt lành hầu trong cộng đoàn chúng ta luôn có những tương quan huynh đệ, được đặt nền trên sự tha thứ lẫn nhau và nhất là trên sức mạnh tuyệt đối của lòng thương xót Chúa.

Mai Kha, SJ - CTV Vatican News