17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 16)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 19)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 14)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.

Tương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa” (04.09.2020 – Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên) ✠

05 Tháng Chín 20209:33 SA(Xem: 705)

4-9sTương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa”
(04.09.2020 – Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên)
✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

33 Khi ấy, các người Pha-ri-sêu và các kinh sư nói với Đức Giê-su rằng : “Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế, còn môn đệ ông thì ăn với uống !” 34 Đức Giê-su trả lời : “Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ? 35 Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi ; ngày đó, họ mới ăn chay.”

36 Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn này : “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới, mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.

37 “Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư. 38 Nhưng rượu mới thì phải đổ vào bầu mới. 39 Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới. Vì người ta nói : ‘Rượu cũ ngon hơn’.”

Tương quan “ăn chay” và “kết hợp với Chúa”

“Ăn chay” là cụm từ không còn xa lạ với hầu hết các tín hữu, nhất là những những ai đang sống đời sống Thánh hiến trong các Hội Dòng. Đối với các tu sĩ Dòng Cát Minh Têrêxa, chúng tôi ăn chay vào ngày thứ sáu hằng tuần, một ngày trước lễ một Lễ Trọng của Giáo Hội hay của Nhà Dòng. Cách đặc biệt hơn, Bộ Luật Nguyên Thủy – tức là bản luật sớm nhất của nhà Dòng mời gọi các tu sĩ ăn chay mỗi ngày, từ sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá đến Ngày Lễ Chúa Nhật Phục Sinh.

“Ăn chay” cũng là cụm từ không chỉ có những tín hữu Công Giáo chúng ta thường hay nghe và hiểu ý nghĩa của nó, nhưng các tôn giáo khác và những ai quan tâm đến sức khỏe của mình cách đặc biệt, cũng hiểu biết sâu sắc về cách thực hành của cụm từ này.

Ví dụ, việc “ăn chay” có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ, nơi một số nhóm giáo phái chính của Ấn Độ Giáo xem “ăn chay” như là một hành vi đạo đức. Đối với tôn giáo này thì “ăn chay” chủ yếu dựa trên các luật thiên về việc không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục, và khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi. Mỗi năm, người Do Thái giáo dành một ngày chính thức để cả nước “ăn chay”. Đó là ngày lễ Xá tội (Lv 23, 29).

Trong thời Chúa Giê-su, “Ăn chay” là một hành động diễn tả sự đau buồn, sự mất mát gì đó hay để chờ đợi một điều tốt đẹp hơn. Đối với tín hữu Công Giáo, “ăn chay” là một trong ba việc diễn tả lòng đạo đức – Ăn Chay, Cầu Nguyện, và Làm Việc Bố Thí – mà Giáo hội khuyên dạy chiếu theo tinh thần Phúc Âm.

Qua đoạn tin mừng Mát-thêu hôm nay, các môn đệ của ông Gioan đã thẩm vấn các môn đệ của Chúa Giê-su về lý do tại sao họ lại không ăn chay.Và chúa Giê-su đã không trả lời họ một cách trực tiếp. Ngài trả lời bắng một câu hỏi khác rằng:“chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể đã bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay.”

Điều này không chỉ giúp các môn đệ của ông Gioan mà tất cả chúng ta hiểu hơn về mục đích và thời gian của việc ăn chay. Hơn nữa, Chúa Giê-su cũng nhân cơ hội này để nói với họ rằng chính Ngài là mục đích của việc “ăn chay”.

Trong Cựu Ước, hình ảnh chàng rể thường được dùng để chỉ về Thiên Chúa (Is 62: 4-5). Còn ở đây Đức Kitô kín đáo nhận mình là chàng rể. Chàng rể là nhân vật chủ yếu của tiệc cưới. Tiệc cưới ấy chính là Nước Trời được Ngài khai mở (Mt 22, 1-14; 25, 1-13). Chính vì thế, sự hiện diện của Ngài là niềm hy vọng, niềm vui về đấng Mê-si-a mà họ đang mong chờ, nhưng họ đã không nhận ra nên họ vẫn bận tâm về việc giữ chay theo phong tục.

Bản thân Chúa Giêsu cũng đã thực hành việc “ăn chay”. Ngài đã “ăn chay” bốn mươi ngày trước khi bắt đầu sứ vụ (Mt 4, 2). Hội Thánh sơ khai cũng gắn liền việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí (Cv 13, 2-3). Thánh Phaolô vẫn ăn chay, dù vất vả với tông vụ (2 Cr 6,5; 11, 27). Để rước lễ, chúng ta phải kiêng ăn uống khoảng một giờ. Ngày thứ sáu vẫn là ngày kiêng thịt theo luật chung của Hội thánh. Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy cả 3 Thánh sử Nhất lãm đều tường thuật lại việc đạo đức này đó là: Matthêu (Mt 9, 9-13), Marcô (Mc 2, 18 – 22), và Luca (Lc 5, 33 – 39). Như vậy, việc “Ăn chay” đóng vai trò quan trọng trong hành trình đức tin của giáo hội nói chung và mỗi tín hữu nói riêng.

“Nhưng sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi khỏi họ…” Đây không phải là một lời tiên báo rõ ràng về cuộc khổ nạn, nhưng là một ám chỉ đến cái chết bất ngờ sắp xảy ra. Chàng rể Giêsu chẳng ở luôn với các môn đệ (Mt 26, 11). Có ngày họ sẽ không còn thấy Thầy nữa, “bấy giờ họ mới ăn chay.”

Chúa Giê-su không còn hiện diện trực tiếp với chúng ta nữa.Chúng ta cũng đang mong đợi chờ Ngài đến lần thứ 2. Chính vì thế, “ăn chay” là việc làm cần thiết và quan trọng. Nhưng chúng ta nên “ăn chay” với tinh thần và mục đích như thề nào để giúp ta gặp được Chúa, gặp được anh chị em và gặp cả chính mình trong mối tương quan thân tình.

Ngày nay, “ăn chay” đối với Kitô hữu còn là thái độ chuẩn bị ngày Chúa Giê-su trở lại. Để sống đúng tinh thần và mục đích của việc “ăn chay”. Thiết nghĩ việc “ăn chay” không nên chỉ dừng lại ở việc kiêng hay hạn chế việc ăn-uống vào những ngày buộc theo luật Giáo Hội, mà còn “Ăn chay” ngay cả trong lời nói và suy nghĩ. “Ăn chay” bằng cách tập bỏ suy nghĩ tiêu cực về người khác, nói xấu người khác, khoe khoang. Theo vào đó, là học sống khiêm nhường, yêu thương và tha thứ để nhờ đó chúng ta lớn lên trong tình liên đới với tha nhân và với Chúa.

Trong Phúc âm Mát-thêu (Mt 15:11), Chúa Giêsu nói: “không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế”, điều tương tự cũng được thấy trong Phúc âm Mác-cô (Mc 7:15); và ngay cả thói quen không tốt như nghiện chơi game, facebook, internet và nhiều hình thức khác.

Hơn nữa, “Ăn chay” còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là “TỪ BỎ” chính mình, sống theo tinh thần của Chúa Giê-su dạy. Nhờ đó, mục đích của việc “Ăn chay” giúp mối tương quan của ta với tha nhân và nhất là với Chúa mỗi ngày trở nên gần gũi hơn.

Lạy Chúa! Xin Chúa xin giúp con biết cố gắng thực hành những việc đạo đức, và việc “ăn chay” từ bên trong ra bên ngoài, để chúng con biến đổi mình cuộc sống mình và làm cho mối tương quan của chúng con với Chúa mỗi ngày một tốt hơn. Amen.

Bro. Michael Nguyễn Quang Diệu,OCD