16 Tháng Ba 20249:19 CH(Xem: 37)
https://www2.cbn.com/news/world/iranian-muslims-find-jesus-truly-miraculous-ways-god-using-dreams Có nhiều người Hồi Giáo Ba Tư tìm thấy Chúa Giêsu trong những cách thức kỳ diệu. Chúa dùng những giấc mơ để hiện ra với họ. Một trong những người lãnh đạo của một cơ quan thường hay loan truyền Lời Chúa cho những người xứ Ba Tư (Iranians) báo cáo rằng:
16 Tháng Ba 202410:19 SA(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Đây là một trường hợp phép lạ xẩy ra tại nước Ukraine và đã được công bố. Đó là việc trong 18 ngày, có 45 người bị kẹt dưới hầm tối bởi vì lực lượng người Nga đã tấn công nước Ukraine bằng hoả tiễn. Rồi 45 người ấy được cứu bởi một người phụ nữ mặc quần áo lấp lánh như kim cương. Bà đã đến thăm và ban cho họ thức ăn...
16 Tháng Ba 20247:19 SA(Xem: 33)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một lần khác khi Thiên Đàng can thiệp nhưng người ta không được nhìn thấy. Các dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ rằng Chúa luôn can thiệp. Vào ngày 13/10/1972, có một chiếc máy bay chở một nhóm người Uruguay bị rớt máy bay tại vùng Andes....
16 Tháng Ba 20246:42 SA(Xem: 38)
Nguồn: Spiritdaily.com Trong một số các tai nạn thì người ta được nhìn thấy có Chúa Giêsu và Đức Mẹ hiện diện để cứu giúp các nạn nhân và bảo vệ những người bị thương tích.
16 Tháng Ba 20246:08 SA(Xem: 32)
Nguồn:Spiritdaily.com, Forums of the Virgin Mary Có khi Thiên Đàng can thiệp trong lúc có tình hình căng thẳng và hỗn độn xẩy ra. Có bao giờ mà bạn tự hỏi xem liệu cuộc đời mình có sự giúp đỡ của Thiên Đàng hay không?
14 Tháng Ba 20246:59 CH(Xem: 51)
https://www.catholicnewsagency.com/news/257022/8-of-the-most-popular-novenas Tuần Cửu Nhật là một truyền thống cầu nguyện lâu dài trong đạo Công Giáo. Đó là lời cầu nguyện trong 9 ngày liên tiếp. Thật ra thì Tuần Cửu Nhật là để cầu xin Chúa ban cho ta một ý chỉ nào đặc biệt.
12 Tháng Ba 20247:28 CH(Xem: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com Có một tác giả tên Jeffery Poor đã nói như sau: “Một ngẫu tượng là một vật gì hay một người nào trở nên quan trọng hơn là Chúa đối với chúng ta. Cũng có khi một sự vật tốt có thể trở thành ngẫu tượng khi chúng ta cho nó là điều quan trọng không thể thiếu được trong cuộc đời. Vậy bất cứ điều gì hay người nào cũng có thể trở nên một ngẫu tượng khi
12 Tháng Ba 20247:01 CH(Xem: 46)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy mở Thánh Kinh ra và để cho Thánh Kinh nói chuyện với chúng ta. Thánh Kinh có thể trả lời những câu hỏi của bạn. Tại sao thế giới này quá tối tăm? Tại sao lại có sự dữ ở khắp mọi nơi? Tại sao những kẻ lãnh đạo trên trái đất này lại có nhiều vấn đề như thế?
12 Tháng Ba 20246:07 CH(Xem: 47)
Nguồn: Spiritdaily.com Bà Cindy Shepard, một cư dân ở vùng North Syracuse, tiểu bang New York kể về giấc mơ của bà như sau:
11 Tháng Ba 20249:29 CH(Xem: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Có những người nhận được giấc mơ như là điều báo trước về câu chuyện sẽ xẩy ra. Ông Rich Mitrak đang cư ngụ tại tiểu bang Michigan đã kể về một giấc mơ của ông như sau:

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

30 Tháng Năm 20207:55 CH(Xem: 1096)

ctt5LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Ga 20,19-23

Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an

19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha ; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”

SUY NIỆM-GIỐNG THIÊN CHÚA

Sau khi lấy bụi đất nặn nên hình con người, Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi, tức thì con người bụi đất trở thành con người sống động. Nhận được hơi thở của Thiên Chúa, bụi đất vô tri đã nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và được trở thành bạn hữu của Người. Vậy, việc Đức Giêsu thổi hơi ban Thánh Thần cho các Tông đồ trong bài Tin Mừng hôm nay có ý nghĩa gì?


Đức Giêsu ban Thánh Thần cho các Tông đồ nghĩa là Người đã thông ban quyền năng của Thiên Chúa cho con người. “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha”. Quyền tha tội, duy chỉ mình Thiên Chúa mới có. Đức Giêsu, Con Một Thiên Chúa, đã ban năng quyền cao cả này cho con người, cụ thể là các Tông đồ. Chính nhờ Thánh Thần, các Tông Đồ có một đời sống mới, sung mãn hơn và mạnh mẽ hơn. Các ông đã được thay đổi hoàn toàn. Từ sợ hãi, đóng chặt cửa ở trong phòng kín, trốn tránh dân chúng, các Tông đồ đã hoan hỷ, tung cửa bước ra, hiên ngang làm chứng cho Đức Giêsu trước nhiều người Do Thái, và hàng ngàn người thập phương. Thánh Thần đã ngự trị trong tâm hồn các ông và biến đổi các ông nên giống Đức Giêsu.


Giáo Hội đã dạy rằng, nhờ bí tích Rửa Tội, Chúa Thánh Thần hiện diện trong tâm hồn mỗi tín hữu. Qua bí tích Thêm Sức, Chúa Thánh Thần gia tăng ân sủng cách mạnh mẽ cho chúng ta. Như thế, Thiên Chúa đã ban sự sống thần linh cách dồi dào cho người Kitô hữu, để họ trở nên con cái Thiên Chúa và nên giống Đức Giêsu hơn.


Tuy nhiên, nhiều người thường không ý thức được hồng ân cao quý đó và cũng thường không đủ tin để Thánh Thần Thiên Chúa làm trổ sinh nhiều hoa trái trong cuộc đời mình. Do đó, dù đã là con cái Thiên Chúa, nhưng không ít người vẫn sống như những người phàm tục.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con tin rằng Ngài đang ngự trị trong tâm hồn mỗi người tín hữu chúng con, xin Chúa không ngừng ban ơn trợ giúp để chúng con luôn sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Ơn Chúa Thánh Thần Có Khác Với Đặc Sủng Thánh Linh Không?

Xưa nay, các sách giáo lý thường nói đến “bảy ơn Chúa Thánh Thần”; những năm gần đây người ta thường nói đến các “ đặc sủng Thánh Linh”. Đôi bên có gì khác nhau không?


Cả hai đều trùng nhau ở một chỗ là “ân huệ của Chúa Thánh Thần”, nghĩa là phát xuất từ một nguồn gốc. Duy có điều là Chúa Thánh Thần ban rất nhiều ơn, cho nên người ta dùng nhiều từ ngữ để mô tả những ân huệ ấy. Dù sao chúng ta đừng quên rằng các từ ngữ này bắt nguồn từ tiếng La Tinh, rồi sau đó được dịch sang các ngôn ngữ khác.


Một số từ ngữ mới được du nhập vào tiếng Việt trong thời gian gần đây, đôi khi còn trong giai đoạn thử nghiệm và có lẽ sẽ còn thay đổi. Chúng ta hãy lấy danh xưng của chính Ngôi Ba Thiên Chúa thì đủ rõ. Cho đến đầu thế kỷ XX, các nhà truyền giáo không dịch sang tiếng Việt, mà chỉ phiên âm từ tiếng La Tinh là “Đức Phiritô Santô”; dần dần, người ta mới gặp các từ “Thánh Thần, Thánh Linh, Thần Khí”: cả ba danh từ đều bắt nguồn từ một danh xưng tiếng La Tinh Spiritus Sanctus. Hiểu như vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi các ân huệ của Chúa Thánh Thần được gọi bằng nhiều từ ngữ khác nhau. Chúng ta bắt đầu từ một thành ngữ “Bảy Ơn Chúa Thánh Thần”.


Tại sao là 7, mà không phải 6, hay 8, 9?


Trong não trạng người Do Thái, số 7 tượng trưng cho sự dồi dào, sung mãn. Ở Việt Nam, chúng ta thường nói đến “thập toàn”, nghĩa là lấy số 10 làm tiêu biểu cho sự trọn vẹn; còn người Do Thái ít đòi hỏi hơn, và chỉ lấy số 7 thôi; từ đó chúng ta thấy có 7 bí tích, 7 nhân đức (và 7 nết xấu), cũng như tuần lễ 7 ngày.


Thực ra khi nói đến 7 ơn Chúa Thánh Thần, thần học không chỉ muốn nói rằng Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta rất nhiều ơn dồi dào, nhưng còn muốn nói đến đích danh 7 ơn cụ thể, được Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo liệt kê ở số 1831, đó là: ơn khôn ngoan, ơn thông minh, ơn biết lo liệu, ơn can đảm, ơn hiểu biết, ơn đạo đức, ơn kính sợ Thiên Chúa.


Dựa vào đâu mà kể ra bảy ơn như vậy ?

Dựa trên đoạn văn Isaia 11,2. Ngôn sứ này nói đến một vị vua lý tưởng thuộc dòng Đavít, được thần khí trang điểm với các nhân đức lỗi lạc vượt xa các tiền bối. Thần Khí Giavê sẽ đậu xuống trên vị ấy: thần khí khôn ngoan và trí tuệ (như 70 bô lão và Salomon), thần khí mưu lược và hùng mạnh (như Đavít), thần khí hiểu biết và kính sợ Giavê (như các tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop, Mose).


Theo nguyên bản Do Thái, ta thấy có 6 đức tính ghép từng đôi một; thế nhưng không hiểu vì lý do gì đức tính cuối cùng (kính sợ Giavê) lại được lặp lại ở câu 3 tiếp theo (“Người được đầy tràn thần khí kính sợ”). Có lẽ vì muốn tránh sự trùng lặp lại, cho nên bản dịch Hy Lạp (LXX) và La Tinh (Vulgata) đã đổi “kính sợ Chúa (yirath Yahweh)” ở câu 2 ra thành “hiếu thảo” (eusebia, pietas). Dĩ nhiên, theo văn bản Kinh Thánh, tất cả các đức tính vừa nói (dù 6 hay 7) đều ám chỉ về vị Thiên Sai, nghĩa là về Đức Kitô. Tuy nhiên, kể từ Thánh Augustinô, truyền thống Kitô Giáo đã áp dụng vào đời sống của mỗi tín hữu dưới ảnh hưởng của Thánh Thần.


Bảy ơn được sắp xếp theo một thứ tự cao thấp, với việc giải thích bản tính như sau:

1/ Ơn Khôn Ngoan (hoặc cao minh Sapientia), giúp cho ta gắn bó với Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc thực.

2/ Ơn Thông Hiểu (hoặc hiểu biết, Intellectus), ban cho ta sự hiểu biết sâu xa các chân lý đức tin.

3/ Ơn Minh luận (hoặc thông minh, Scientia) giúp ta phán đoán giá trị của các thụ tạo theo ánh sáng đức tin.

4 / Ơn Chỉ Giáo (cũng được dịch là: biết lo liệu, Consilium), ban cho ta biết chọn lựa con đường nào hợp với ý Chúa và ngoan ngoãn để cho Chúa hướng dẫn.

5/ Ơn Sùng Hiếu (hoặc hiếu thảo, đạo đức: Pietas), ban cho ta lòng tôn thờ Thiên Chúa với tinh thần con thảo và liên hệ với mọi người như những con cái cùng Cha.

6/ Ơn Can Đảm (hoặc hùng mạnh, Fortitudo), vượt thắng mọi khó khăn hoặc chịu đựng đau khổ bằng sức mạnh Chúa ban.

7/ Ơn Kính Sợ Thiên Chúa (Timor Domini), tránh tội và loại bỏ sự quyến luyến của cải trần thế khi nó làm mất lòng tôn kính yêu mến Chúa.


Các ơn Chúa Thánh Thần có cần thiết cho đời ta không?


Có hai cách để trả lời câu hỏi đó, tuỳ theo cách ta hiểu “ơn Chúa Thánh Thần” theo nghĩa nào.


Theo một nghĩa rộng, “ơn Chúa Thánh Thần” được hiểu về sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần; hiểu theo nghĩa này, thì phải nói rằng tất cả chúng ta cần đến Người, bởi vì Người được Thánh Phaolô đồng hóa với “tình yêu”, mà chúng ta cần được đổ tràn vào tâm hồn ngõ hầu có thể yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Thánh Phaolô nói rằng nếu không có Thánh Thần trợ giúp thì chúng ta cũng chẳng biết cầu nguyện thế nào.


Theo một nghĩa hẹp hơn về 7 ơn Chúa Thánh Thần, thì sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 1831) nói rằng vai trò của chúng là hoàn thành các nhân đức và đưa các nhân đức đến mức trọn hảo.


Thật ra, Sách Giáo Lý Hội Thánh lấy lại quan điểm của Thánh Tôma Aquinô, theo đó, 7 ơn Chúa Thánh Thần đến kiện toàn 7 nhân đức. Các nhân đức giúp chúng ta nên những người đức hạnh đẹp lòng Chúa, nhưng nói được là các hành vi ấy còn là của ta. Chúa Thánh Thần đến giúp chúng ta bằng 7 ân huệ, để tăng cường cho các hành vi trở thành như là siêu phàm.


Các nhà tu đức thường chia hành trình tu đức thành hai chặng: ở chặng đầu, chúng ta phải nỗ lực chống lại các nết xấu và thực hành nhân đức, giống như chèo thuyền ra khơi; ở chặng thứ hai thì chính Chúa hoạt động nơi ta, tựa như chiếc thuyền căng buồm cho gió thổi, nhờ đó ta sẽ tiến bộ nhanh chóng.


Vì thế, vấn đề then chốt là chúng ta cố gắng ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần thúc giục, luôn vươn lên đến sự thánh thiện.


Các đặc sủng Thánh Linh là gì?


Nếu cứ phân tích từ ngữ, thì “đặc sủng” có nghĩa là ơn đặc biệt, theo nghĩa là không phải ai cũng lãnh được. Thực ra, đặc sủng được dịch bởi danh từ charisma gốc tiếng Hy Lạp và được chuyển âm sang tiếng La Tinh và các sinh ngữ khác.


Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo mô tả bản chất của chúng ở các số 799 đến 801. Các đặc sủng cũng là những ơn của Chúa Thánh Thần, được ban cho các tín hữu nhằm ích lợi cộng đoàn. Chính vì thế mà đôi khi cũng được dịch là “đoàn sủng”.


Đạo lý về các đặc sủng được quảng diễn đặc biệt trong thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô, chương 12 và 13; đạo lý cũng được đề cập trong thư gửi Rôma và thư gửi Ephêsô. Như vậy ta thấy có sự khác biệt giữa đạo lý về các đặc sủng (được nói nhiều trong Tân Ước) và đạo lý về 7 ơn Chúa Thánh Thần (chỉ có 1 bản văn trong Cựu Ước). Nhưng trong lịch sử thần học Kitô Giáo, thì đạo lý về 7 ơn Chúa Thánh Thần được nói nhiều trong các sách giáo lý, còn đạo lý về các đặc sủng thì hầu như vắng bóng.


Có bao nhiêu đặc sủng ?


Trong các thư của Thánh Phaolô, chúng ta thấy có bốn danh sách các đặc sủng: 1Cr 12,8-10 và 28-30; Rm 12,6-8; Ep 4,11. Tuy nhiên, khi đối chiếu các bản danh mục ấy ta thấy có những điểm trùng hợp được lặp lại; từ đó các học giả kết luận rằng Thánh Phaolô không có chủ ý kê khai hết tất cả các thứ đoàn sủng một cách tỉ mỉ chi tiết (xét vì không ai có thể lường được hết những tác động của Thánh Thần), cho bằng hướng dẫn việc sử dụng chúng.

Trong bốn danh sách các đoàn sủng, người ta đếm tới 20 thứ. Các học giả đã đề ra những lối phân loại khác nhau, thí dụ: các đặc sủng ngoại thường (nói tiếng lạ, chữa bệnh) và thông thường (dạy dỗ, rao giảng, an ủi); một tiêu chuẩn khác dựa theo hình thức hoạt động, tựa như: tri thức (ngôn sứ, dạy dỗ, khuyên lơn) và thực hành (quản trị, hướng dẫn, phục dịch.v.v…).


Dù sao, như vừa nói, không thể nào liệt kê hết các đặc sủng: chúng có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu của mỗi cộng đoàn hoặc tuỳ theo thời đại. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 799) nhắc lại lời khuyên của Thánh Phaolô, rằng các đặc sủng có thể là lạ thường nổi tiếng, nhưng cũng có thể là đơn giản và khiêm tốn.


Chúng ta dễ bị thu hút bởi những đặc sủng phi thường (chẳng hạn như chữa bệnh, nói tiếng lạ) mà bỏ qua những đặc sủng phục vụ âm thầm kín đáo. Đó cũng là tình trạng của các tín hữu ở Corintô, khiến cho Thánh Phaolô phải lên tiếng.


Giáo huấn của người có thể tóm lại trong ba điểm sau:


1/ Các đoàn sủng tuy nhiều nhưng cũng phát xuất từ một nguồn gốc (tức là Thánh Thần) và cũng nhằm về một mục tiêu là để xây dựng Hội Thánh. Do đó, không có lý do gì mà những người đã nhận được đoàn sủng lại đâm ra ghen tị nhau. Trái lại, tất cả cần bổ túc cho nhau như những chi thể hợp tác với nhau để cho toàn thân được sống.


2/ Hiểu như vậy, không nên khinh rẻ lẫn nhau, coi ơn này cao quý hơn ơn nọ. Trong một thân thể, những cơ quan coi như kín đáo, thấp kém hơn cả lại là cần thiết cho sự sinh tử hơn cả. Dù sao, đặc sủng cao quý đáng cho hết mọi người thèm khát là đức mến: nếu không có đức mến thì tất cả đều là hão huyền.


3) Mặt khác, Phaolô cũng không quên lưu ý về sự cảnh giác để nhận định đâu là đoàn sủng thực hay giả. Thực vậy, tuy phải tinh tế kẻo dập tắt ơn Thánh Thần, nhưng không phải tất cả các hiện tượng kỳ lạ đều xuất phát từ Thánh Thần. Vai trò phân định thần khí được uỷ thác cho các mục tử của Hội Thánh.


Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.