18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Bài đọc Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa, năm A LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

10 Tháng Giêng 202012:32 CH(Xem: 954)

cgiesuBài đọc Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa, năm A
LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Thứ Sáu sau lễ Hiển Linh
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc : 1Ga 5,5-13

Thần Khí, nước và máu.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.

Anh em thân mến,

ai là kẻ thắng được thế gian,

nếu không phải là người tin rằng

Đức Giê-su là Con Thiên Chúa ?

Chính Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu ;

không phải chỉ trong nước mà thôi,

nhưng trong nước và trong máu.

Chính Thần Khí là chứng nhân,

và Thần Khí là sự thật.

Có ba chứng nhân :

Thần Khí, nước, và máu.

Cả ba cùng làm chứng một điều.

Chúng ta vẫn nhận lời chứng của người phàm,

thế mà lời chứng của Thiên Chúa còn cao trọng hơn,

vì đó là lời chứng của Thiên Chúa,

lời Thiên Chúa đã làm chứng về Con của Người.

Ai tin vào Con Thiên Chúa,

người đó có lời chứng ấy nơi mình.

Ai không tin Thiên Chúa,

thì coi Thiên Chúa là kẻ nói dối,

vì kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa

đã làm chứng về Con của Người.

Lời chứng đó là thế này :

Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống đời đời,

và sự sống ấy ở trong Con của Người.

Ai có Chúa Con thì có sự sống ;

ai không có Con Thiên Chúa thì không có sự sống.

Tôi đã viết những điều đó cho anh em

là những người tin vào danh Con Thiên Chúa,

để anh em biết rằng anh em có sự sống đời đời.

TIN MỪNG : Lc 5,12-16

Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su đang ở trong một thành kia ; có một người toàn thân mắc bệnh phong vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng : “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Người giơ tay đụng vào anh và bảo : “Tôi muốn, anh hãy được sạch.” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh. Rồi Người ra lệnh cho anh không được nói với ai, và Người bảo : “Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.”

Tiếng đồn về Người ngày càng lan rộng ; dân chúng lũ lượt tuôn đến để nghe Người và để được chữa bệnh. Nhưng Người lui vào những nơi hoang vắng mà cầu nguyện.

SUY NIỆM-CẦU NGUYỆN VÀ HOẠT ĐỘNG

Trong một buổi tiếp kiến chung (1/5/2013), Đức Phanxicô nói: Ta hãy tự hỏi thời gian tôi dành cho Chúa là bao nhiêu?

Đức Giêsu truyền cho người mắc bệnh phong hủi được chữa lành: “Hãy đi trình diện tư tế.” Có lẽ anh ta đã đi. Tuy vậy, trước khi làm điều đó, anh đã kể cho mọi người biết phép lạ Đức Giêsu đã làm nơi anh. Anh không tuân lệnh Đức Giêsu trong việc giữ kín bí mật. Vì thế, khi tin ấy loan ra, cả đám đông kéo đến nghe Đức Giêsu giảng và họ được chữa lành.

Chữa lành là một phần trong sứ vụ của Đức Giêsu. Mặc dù rất bận rộn với việc chữa lành và rao giảng, Đức Giêsu vẫn dành thời giờ cho việc cầu nguyện. Người đi vào nơi hoang vắng để cầu nguyện, để thưa chuyện với Chúa Cha, chuẩn bị cho một ngày bận rộn khác.

Bạn có làm chủ được thời gian của mình? Bạn có nhận ra ý nghĩa và sự cần thiết của việc cầu nguyện trong mọi hoạt động không? Hãy đi và bày tỏ trước Thiên Chúa!

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban cho các tôi tớ Chúa niềm vui luôn luôn mới mẻ là loan báo Tin Mừng. Xin gạt bỏ mọi trở ngại để chúng con có thể chu toàn nhiệm vụ Ngài đã trao, cho đến khi Ngài đến trong vinh quang.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Đón tiếp những người “bị đắm tàu” trong biển đời

Trong buổi tiếp kiến chung sáng 08/01, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương thánh nhân, tin tưởng vào tình Chúa yêu thương, và làm lan tỏa tình yêu này bằng cách cảm thông, đón tiếp những người “bị đắm tàu” trong cuộc sống, những người đau khổ, giúp họ thoát khỏi sự lạnh lẽo của thờ ơ dửng dưng và thiếu tình người.

Sau hai tuần nghỉ lễ Giáng sinh và Năm Mới dương lịch, buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 08/01 là buổi tiếp kiến đầu tiên của năm 2020 Đức Thánh Cha dành cho các tín hữu hành hương. Đã có hơn 7000 người tham dự buổi tiếp kiến tại đại thính đường Phaolô VI.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha dựa trên đoạn sách Công vụ Tông đồ thuật lại sự kiện thánh Phaolô bị đắm tàu và được dân trên đảo Malta đón tiếp, và ngài đã dùng cơ hội này để làm chứng cho điều ngài rao giảng bằng cách phục vụ và giúp đỡ dân chúng, chữa lành các bệnh tật.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhắc rằng phần cuối của sách Công vụ Tông đồ thuật lại rằng Tin Mừng tiếp tục hành trình của mình, không chỉ trên đất liền nhưng cả trên biển, trên một con tàu đưa tù nhân Phaolô từ Cesarea đến Roma (x. Cv At 27,1–28,16), trung tâm của đế quốc, để lời của Đấng Phục sinh được thực hiện: “Anh em sẽ làm chứng cho Thầy … cho đến tận cùng bờ cõi trái đất” (Cv 1,8).

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đọc sách Công vụ Tông đồ và sẽ thấy như trong Tin Mừng, sức mạnh của Chúa Thánh Thần đến với tất cả mọi dân.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý: Ngay từ đầu, chuyến tàu đã gặp những điều kiện bất lợi. Cuộc hành trình gặp nguy hiểm. Thánh Phaolô khuyên không nên tiếp tục hành trình nhưng viên đại đội trưởng không nghe lời khuyên của ngài và tin tưởng vào thuyền trưởng và chủ tàu. Cuộc hành trình tiếp tục và có một cơn gió dữ dội đến nỗi phi hành đoàn mất kiểm soát và để cho con tàu trôi dạt.

Thiên Chúa là Chúa Tể của tôi

Khi cái chết dường như gần kề và tuyệt vọng xâm chiếm mọi người, thánh Phaolô đã can thiệp và trấn an các bạn đồng hành của mình và nói những điều chúng ta đã nghe: “Đêm vừa rồi, một thiên sứ của Thiên Chúa là Chúa Tể của tôi – Thiên Chúa mà tôi thuộc về, bởi vì mỗi người có chủ tể của riêng mình – và là Đấng tôi phụng thờ, đã hiện ra với tôi và bảo: ‘Này ông Phao-lô, đừng sợ! Ông phải ra trước toà hoàng đế Xêda; vì thương ông, Thiên Chúa cho tất cả những người cùng đi tàu với ông được sống’” (Cv 27,23-24). Ngay cả trong phiên tòa, thánh Phaolô không bao giờ ngừng là người bảo vệ sự sống của những người khác và là người làm sống động niềm hy vọng của họ.

Tình huống bất hạnh trở thành cơ hội loan báo Tin Mừng.

Như thế, thánh Luca cho chúng ta thấy rằng kế hoạch hướng dẫn thánh Phaolô đến Roma không chỉ giải cứu thánh tông đồ, mà cả những người bạn đồng hành của ngài, và vụ đắm tàu, từ một tình huống bất hạnh, biến thành một cơ hội được quan phòng để loan báo Tin Mừng.

Sau vụ đắm tàu là cuộc đổ bộ lên đảo Malta, nơi cư dân của họ thể hiện sự chào đón nồng nhiệt. Những người Malta thật tốt, họ hiền lành và hiếu khách, ngay từ thời đó. Trời mưa và lạnh và họ đốt một ngọn lửa để bảo đảm cho những người bị đắm tàu được ấm áp và xoa dịu một chút. Cũng ở đây, thánh Phaolô, với tư cách là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, bắt đầu phục vụ; ngài lấy một số nhánh cây để giữ cho ngọn lửa cháy.

Trong khi làm các việc này, ngài bị một con rắn độc cắn nhưng lại không bị bất kỳ nguy hại nào. Dân chúng nhìn thấy điều này thì nói: “Tên này chắc hẳn phải là kẻ rất xấu xa bởi vì vừa thoát chết trong vụ đắm tàu nhưng lại chết vì con rắn độc!” Họ chờ đợi giây phút thánh Phaolô gục chết, nhưng ngài lại không bị tổn hại nào và họ đã thay đổi ý nghĩ ngay lập tức; thay vì xem ngài là tên xấu xa thì lại xem ngài như một vị thần. Trong thực tế, ơn lành đó đến từ Chúa Phục Sinh, Đấng hỗ trợ thánh nhân, theo lời hứa Người đã nói với những người tin vào Người trước khi về trời: “Họ sẽ bắt rắn trong tay và, nếu họ uống phải một số chất độc, nó sẽ không làm hại họ; họ sẽ đặt tay trên người bệnh và sẽ chữa lành” (Mc 16,18). Lịch sử nói rằng từ giây phút đó trên đảo Malta không có rắn độc nữa: đây là phúc lành của Thiên Chúa bởi sự hiếu khách của dân tộc tốt lành này.

Luật của Tin Mừng: đức tin và tình yêu không được giữ lại cho riêng mình

Tiếp tục bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhận xét: Thật vậy, việc lưu lại Malta trở thành một cơ hội thuận lợi để thánh Phaolô làm chứng cho lời ngài loan báo và như thế, ngài thực thi một sứ vụ từ bi trong việc chữa lành bệnh tật. Đây là một luật của Tin Mừng: khi một người có đức tin trải nghiệm sự cứu rỗi, anh ta không giữ nó cho riêng mình, nhưng trao chuyền nó cho người khác. “Điều tốt luôn có xu hướng thông truyền. Mọi kinh nghiệm về sự thật và vẻ đẹp đều tìm cách lan rộng, và mỗi người trải nghiệm một sự giải thoát sâu sắc đều nhạy cảm hơn trước nhu cầu của người khác" (Tông thư Niềm vui Tin Mừng, 9). Một Kitô hữu "đã qua đau khổ" chắc chắn có thể đến gần hơn với những người đau khổ vì anh đã biết thế nào là đau khổ và trái tim anh cởi mở và nhạy cảm trong sự liên đới với người khác.

Sống thử thách bằng cách đẩy mình đến với Chúa Kitô

Thánh Phaolô dạy chúng ta sống các thử thách bằng cách đẩy mình đến với Chúa Kitô, để làm lớn mạnh "niềm tin rằng Chúa có thể hành động trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thất bại rõ ràng" và "sự tin chắc rằng bất cứ ai tận hiến và dâng mình cho Chúa vì tình yêu, chắc chắn sẽ có kết quả" (Ibid., 279). Tình yêu luôn mang lại kết quả, tình yêu dành cho Chúa luôn có kết quả, và nếu bạn để cho mình được Chúa yêu thương và bạn nhận được những món quà của Chúa, điều này sẽ khiến bạn trao chúng cho người khác. Nó luôn luôn đi xa hơn.

Nhạy cảm với nhiều người “bị đắm tàu” trong lịch sử và trong cuộc sống

Cuối bài giáo lý, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu: Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta sống mọi thử thách nhờ được nâng đỡ bởi đức tin; và nhạy cảm với nhiều người bị đắm tàu trong lịch sử, những người bị kiệt sức trên bờ biển của chúng ta, để cả chúng ta cũng biết cách chào đón họ bằng tình yêu huynh đệ đến từ việc gặp gỡ Chúa Giêsu. Đây là điều cứu thoát khỏi sự lạnh lẽo của thờ ơ và vô nhân đạo.

Hồng Thuỷ - https://www.vaticannews.va/