18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI MỸ TRONG NGÀY LỄ TẠ ƠN

26 Tháng Mười Một 20199:40 CH(Xem: 635)

trianLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc (năm lẻ) : Đn 5,1-6.13-14.16-17.23-28

Những ngón tay người xuất hiện và viết.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Đa-ni-en.

Ngày ấy, vua Bên-sát-xa mở tiệc lớn khoản đãi một ngàn đại thần. Trước mặt những người này, vua uống rượu. Khi đã thấm hơi men, vua truyền mang ly mang chén bằng vàng bằng bạc mà vua cha là Na-bu-cô-đô-nô-xo đã lấy ở đền thờ Giê-ru-sa-lem. Vua Bên-sát-xa định dùng những ly chén này để uống rượu cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Bấy giờ người ta mang ly chén bằng vàng đã lấy từ cung thánh Đền Thờ Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem ; vua và các đại thần, cung phi và cung nữ đều dùng mà uống. Họ vừa uống rượu vừa ca ngợi các thần bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ và đá. Ngay lúc ấy, những ngón tay người xuất hiện, viết lên vách tường quét vôi của hoàng cung ở phía sau trụ đèn. Vua nhìn thấy phần bàn tay đang viết. Mặt vua liền biến sắc, tâm trí bàng hoàng, ruột gan đòi đoạn, gối run cầm cập.

Bấy giờ ông Đa-ni-en được dẫn vào chầu vua. Vua ngỏ lời với ông rằng:

“Ngươi có phải là Đa-ni-en, một người trong nhóm Giu-đa đi lưu đày mà phụ vương ta đã đưa từ Giu-đa về không ? Ta đã nghe đồn rằng thần khí của các bậc thần minh ở nơi ngươi, nên ngươi mới có sự sáng suốt, thông hiểu và khôn ngoan xuất chúng. Còn về ngươi, ta nghe nói rằng ngươi có tài giải thích và tháo gỡ khó khăn. Vậy, nếu ngươi đọc và giải thích được hàng chữ đó cho ta, thì ngươi sẽ được mặc cẩm bào đỏ thẫm, đeo vòng vàng vào cổ, và sẽ là nhân vật thứ ba trong vương quốc.”

Bấy giờ ông Đa-ni-en lên tiếng nói trước mặt vua : “Tâu đức vua, lộc vua ban, xin giữ lại cho ngài ; quà vua tặng, xin dành cho người khác. Nhưng hàng chữ kia, thần xin đọc và giải thích hầu đức vua. Ngài đã tự cao tự đại, đã chống lại Chúa Tể trời cao : ly chén trong Đền Thờ của Chúa, người ta đã mang đến trước mặt ngài ; ngài đã dùng các ly chén ấy mà uống cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Ngài đã ngợi khen các thần bằng bạc, vàng, đồng, sắt, gỗ và đá là những vật không thấy, không nghe, không biết.

Còn Thiên Chúa là Đấng nắm trong tay sinh khí của ngài và điều khiển mọi đường đi nước bước của ngài, ngài lại chẳng tôn vinh ! Vì thế, Thiên Chúa đã cho phần bàn tay ấy đến viết hàng chữ kia. Đây là những chữ đã được viết ra : Mơ-nê, Mơ-nê, Tơ-kên, Pác-xin ; và đây là lời giải thích : Mơ-nê - có nghĩa là đếm - : Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài ; Tơ-kên - có nghĩa là cân - : ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ ; Pơ-rết - có nghĩa là phân chia - : vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mê-đi và Ba-tư.”

TIN MỪNG : Lc 21,12-19

Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu. Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.”

SUY NIỆM-VÌ DANH THẦY

Một người nói chuyện với bạn là một Kitô hữu già: “Tôi sợ rằng anh gần đất xa trời rồi!” Người kia nhẹ nhàng đáp: “Tôi biết chứ, nhưng nhân danh Chúa, tôi không sợ, mà tôi còn đặt hy vọng vào đó.”


Tin Mừng cho chúng ta thấy nguyên nhân khiến người ta bách hại các Kitô hữu: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.” Danh là cái biểu thị cho chính con người. Như vậy, vì Danh nghĩa là vì Đức Giêsu Kitô. Thế nên, những gì mà Đức Giêsu phải chịu thì các môn đệ cũng phải chịu như thế vì Đức Giêsu.


Cũng vậy, các Kitô hữu bị bách hại vì sứ điệp Tin Mừng, vì Tin Mừng là chính Đức Giêsu và vì lối sống Kitô hữu của họ. Bởi lẽ, họ đã can đảm theo Chúa mà bảo vệ chân lý, nói lên sự thật, và can đảm đi ngược lại những giá trị trần thế vốn đang làm tha hóa con người. Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo Đức Giêsu trên con đường bình an và công lý.


(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)


LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin ban ơn sức mạnh và đức tin để chúng con không sợ hãi khi tuyên xưng Danh Chúa. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô dâng Thánh Lễ tại sân vận động Bóng Chày, Nhật Bản


Sau khi dùng bữa trưa tại Tòa TGM, vào lúc 13 giờ 30, ĐTC đến sân vận động bóng chày Nagasaki để cử hành Thánh lễ. Trước khi lên xe, ĐTC chào cách đặc biệt 16 nhân viên làm việc tại đây.


Sân vận động bóng chày Nagasaki, được làm bằng gạch đỏ và trắng, kết cấu như đấu trường thời cổ với một loạt các vòm. Công trình bốn tầng được hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 7 năm 1997, với chi phí 7,2 tỷ yên. Sân vận động có sức chứa hơn 25 nghìn chỗ ngồi; ngoài ra còn có khu liên hợp thể thao, bao gồm một sân tập trong nhà và một phòng triển lãm bóng chày địa phương.


Thánh lễ được cử hành theo phụng vụ Chúa nhật kính trọng thể Chúa Kitô Vua. Bài đọc thứ nhất được đọc bằng tiếng Nhật, bài đọc thứ hai tiếng Anh.

Mở đầu bài giảng, ĐTC trích dẫn một câu Tin Mừng Thánh Luca: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,42).


ĐTC mời gọi các tín hữu “chúng ta hãy để cho tiếng nói của chúng ta hợp với tiếng kêu của người làm điều ác, người bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu, người đã nhận ra và tuyên bố Chúa là vua. Ở đó, trong giờ phút ít chiến thắng và vinh quang, giữa những tiếng kêu gào chế giễu và sỉ nhục, người phạm tội đã có thể lên tiếng và tuyên xưng đức tin của mình. Đây là những lời cuối cùng mà Chúa Giêsu lắng nghe; và đến lượt mình, Chúa cũng đã có những lời cuối cùng trước khi phó mình cho Cha: Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).


ĐTC giải thích: “Ngay lập tức, quá khứ không ngay chính của người trộm mang một ý nghĩa mới: đồng hành với cuộc khổ nạn của Chúa. Núi Sọ, một nơi đang diễn ra sự bất công, nơi của sự thờ ơ, nhạo báng được biến đổi. Tất cả nhờ vào thái độ của người trộm lành, mang lại hy vọng cho cả nhân loại. Những trò đùa cợt và tiếng kêu réo "tự cứu mình" trước những đau khổ của người vô tội không phải là những lời cuối cùng”.


Áp dụng câu chuyện của người trộm lành vào chính cuộc sống của mỗi người, ĐTC nói: “Hôm nay, ở đây chúng ta muốn làm mới lại đức tin và dấn thân của chúng ta. Như người trộm lành, chúng ta biết rõ lịch sử của những thất bại, tội lỗi và giới hạn của chúng ta, nhưng chúng ta không muốn điều này quyết định hiện tại và tương lai của chúng ta”.


“Vì thế, giống như người trộm lành, hôm nay, chúng ta muốn sống giây phút mà chúng ta có thể lên tiếng và tuyên xưng đức tin của mình, để bảo vệ và phục vụ Chúa, Người vô tội đau khổ. Chúng ta muốn đồng hành với nỗi thống khổ của Chúa, nâng đỡ Chúa trong lúc cô đơn và bị bỏ rơi. Và một lần nữa, chúng ta lắng nghe ơn cứu độ, đó là lời mà Chúa muốn ban cho mọi người: "Hôm nay anh sẽ ở cùng tôi trên thiên đường".


Tiếp đến, ĐTC nhắc đến Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo. Chính vì ơn cứu độ mà các thánh đã can đảm làm chứng bằng chính cuộc sống mình. Theo mẫu gương của các ngài, chúng ta muốn tiếp tục bước đi như thế, chúng ta muốn ra đi, tuyên xưng với lòng can đảm rằng tình yêu được Chúa Kitô trao ban, hy sinh và tôn vinh trên thập giá có thể vượt qua mọi hận thù, ích kỷ, sỉ nhục; có thể vượt qua bất kỳ sự bi quan biếng nhác hoặc mê ngủ trong an hưởng. Như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta: Chúng ta là công dân của cả hai đô thị, hãy nỗ lực chu toàn cách trung thành những bổn phận trần thế, và chu toàn dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm. Thực sai lầm cho những ai đang khi biết rằng chúng ta không có một quê hương trường tồn ở trần thế và đang phải kiếm tìm một quê hương hậu lai để rồi vì đó tưởng rằng mình có thể xao lãng các bổn phận trần gian” (Gaudium et spes, 43).

“Đức tin của chúng ta là tin vào Thiên Chúa của người sống. Chúa Kitô đang sống và đang hành động giữa chúng ta, hướng dẫn tất cả chúng ta đến cuộc sống viên mãn.

Chúa Kitô đang sống và Người muốn chúng ta sống: đây là niềm hy vọng của chúng ta (Christus Vivit, 1). Mỗi ngày, chúng ta khẩn nài: Lạy Chúa, xin cho Nước Chúa trị đến. Và khi làm như vậy, chúng ta cũng muốn cuộc sống và hành động của chúng ta trở thành một lời khen ngợi. Nếu sứ mệnh của chúng ta là môn đệ truyền giáo, làm chứng và loan báo những gì sẽ đến, thì điều này không cho phép chúng ta cam chịu trước sự dữ, nhưng thôi thúc chúng ta trở thành men của Nước Chúa. Cho dù chúng ta ở đâu: trong gia đình, tại nơi làm việc, trong công ty, hãy là một lối mở nhỏ, trong đó Thánh Thần tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng giữa các dân tộc”.

“Nước Trời là mục đích chung của chúng ta, một mục tiêu không chỉ cho tương lai, nhưng chúng ta khẩn nài và bắt đầu sống Nước Chúa ngay hôm nay. Chúng ta phải biết rằng, sự thờ ơ và im lặng đang bao quanh chúng ta, người già và người tàn tật, người bị bỏ rơi, người tị nạn và người lao động nước ngoài; tất cả đều là bí tích sống động của Chúa Kitô, Vua của chúng ta (Mt 25,31-46). Như thế, nếu chúng ta thực sự xuất phát lại từ việc suy ngẫm Chúa Kitô, chúng ta sẽ biết cách nhìn thấy trong khuôn mặt của những người này chính Chúa muốn đồng hóa với họ (Novo millennio ineunte, 49). Trên Núi Sọ, nhiều tiếng nói im lặng, rất nhiều người nhạo báng; chỉ có tên anh trộm lành biết cách đứng lên và bảo vệ người vô tội đau khổ: một hành động can đảm tuyên xưng đức tin. Tùy thuộc vào việc mỗi chúng ta quyết định giữ im lặng, chế giễu hoặc nói lời ngôn sứ”.

Kết thúc bài giảng ĐTC khuyến khích các tín hữu: “Anh chị em thân mến, Nagasaki đã để lại trong tâm hồn anh chị em một vết thương khó lành, một biểu hiện của đau khổ không thể giải thích được của rất nhiều người vô tội; nạn nhân của các cuộc chiến tranh trong quá khứ nhưng ngày nay vẫn phải chịu đựng. Tại đây, chúng ta lên tiếng, cùng nhau cầu nguyện cho tất cả những người còn đang phải chịu đau khổ trong thân xác, tội này kêu thấu trời cao. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện để cho ngày càng có nhiều người, giống như người trộm lành, không im lặng hoặc chế giễu, nhưng nói lời ngôn sứ bằng tiếng nói của chính mình cho một vương quốc của sự thật và công lý, của sự thánh thiện và ân sủng, của tình yêu và hòa bình”.

Thánh lễ được tiếp tục và phần lời nguyện tín hữu được đọc bằng tiếng Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Tagalog, Nhật và Việt Nam. Cuối Thánh lễ Đức cha Joseph Mitsuaki Takami, TGM Nagasaki có lời cám ơn ĐTC.

Ngọc Yến - Vatican News

Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXIV TN