22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 46)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 54)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 72)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 59)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 48)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 61)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 54)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 55)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 46)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 70)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

CHIA SẺ

03 Tháng Mười Một 20195:13 CH(Xem: 1214)

dakeuCHIA SẺ

Câu chuyện Giakêu quá quen thuộc, nhưng lại là một bức tranh sống động, phong phú, tinh tế và là lời chất vấn và mời gọi qua mọi thời đại. Trong hành trình lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giêsu đi ngang qua Giê-ri-khô và xảy ra câu chuyện ông Giakêu với những nét tương phản hài hước và độc đáo. Nhân vật chính được giới thiệu qua bốn chi tiết: (1) Tên gọi: Giakêu, (2) Nghề nghiệp: Đứng đầu những người thu thuế, (3) Địa vị xã hội: Người giàu có, (4) Ngoại hình: thấp bé, ngôn ngữ bình dân gọi là lùn.

Trong câu chuyện, nhân vật Giakêu có những nét tương phản vừa theo quan điểm người đời, vừa theo quan điểm tâm linh. Theo người đời, Giakêu là người có địa vị, có quyền và có tiền, ba yếu tố này làm nên sức mạnh và uy thế của một con người. Ông ở cao hơn những người bình thường, nhưng ông lại thua kém họ về chiều cao, nên tầm nhìn bị thu hẹp và bị hạn chế. Ông muốn thấy Đức Giêsu, nhưng đám đông trở thành chướng ngại cho điều ông ước muốn. Tuy nhiên, con người không hơn nhau ở chiều cao mà hơn nhau ở cái đầu; Giakêu quyết định thực hiện ước muốn thấy Đức Giêsu bằng cách trèo lên cây sung. Quyết định này tạo nên tương phản giữa việc ông đạt được mục đích là thấy Đức Giêsu, nhưng phải hy sinh thể diện. Một người có quyền hành và địa vị như ông mà lại leo lên cây sung, mượn cây sung để cải thiện chiều cao của mình, thì chẳng gì đề cao cái sự thấp bé của ông trước mọi người.

Đáng chú ý hơn là tương phản theo quan điểm tâm linh. Ông Giakêu là người quyền thế trong xã hội, nhưng đám đông lại gọi ông là “người tội lỗi”, vì khi Đức Giêsu quyết định ở lại nhà ông, mọi người xầm xì: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” Câu kết của Đức Giêsu: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” đã xếp Giakêu vào loại những người đã mất, nhưng được Đức Giêsu cứu.

Tương phản trên bình diện tâm linh và cách xử sự của Giakêu để xem thấy Đức Giêsu đã được Người đánh giá cao. Việc ông dám trở trên trò cười cho thiên hạ để tiếp cận được Đức Giêsu cho thấy thiện chí của ông. Nhờ hành động này, ông trở thành nhân vật chính của câu chuyện với những chuyển biến tích cực và nhanh chóng. Khi Đức Giêsu nhìn lên và nói với ông: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” (19, 5) Bản văn chơi chữ khi viết Đức Giêsu nhìn lên và bảo ông xuống, nghĩa là trở về với chiều cao đích thực của mình, trở về với con người thực của mình, để không những thấy Đức Giêsu mà còn để đối thoại với Người, để quyết định bán nửa tài sản cho người nghèo và đền gấp bốn cho những ai mình đã làm họ bị thiệt.

Điều mới mẻ so với trình thuật người thu thuế Lê-vi ở chỗ Lê-vi đã bỏ nghề thu thuế và đi theo Đức Giêsu, còn ông Giakêu có bỏ nghề đứng đầu những người thu thuế hay không, bản văn không cho biết. Trình thuật chỉ nhấn mạnh tấm lòng của ông đối với người nghèo và việc ông chú trọng sự công bằng. Có thể hiểu Giakêu có thể tiếp tục đứng đầu những người thu thuế mà vẫn được cứu. Điều quan trọng là ước muốn gặp Đức Giêsu, thực hiện ước muốn này, và khi gặp thì mừng rỡ đón tiếp Người.

Trình thuật nói đến sự gặp gỡ tốt đẹp giữa hai con người với hai sự tìm kiếm. Giakêu tìm cách để thấy Đức Giêsu, còn Đức Giêsu đang tìm và cứu những gì đã mất. Chính sự gặp gỡ giữa hai con người đang tìm kiếm này làm cho Giakêu trở thành người được cứu và làm tỏ lộ sứ vụ của Đức Giêsu.

Điểm độc đáo của bản văn ở ngay trong trong cách trình bày nhân vật Giakêu. Ông là người vừa thấp vừa cao. Cao về địa vị xã hội, nhưng thấp bé về chiều cao. Thấp bé thể lý nhưng cao quý trong thiện chí tìm gặp Đức Giêsu. Ông có quyền hành và giàu có trong xã hội nhưng bị coi là người tội lỗi, là người đã mất, cần được cứu. Nhân vật Giakêu trở thành điển hình cho hành trình tìm kiếm và gặp gỡ Đức Giêsu là Người mang lại ơn cứu độ cho ông.

Đầu câu chuyện, Giakêu được giới thiệu như là người có mọi thứ: chức vị, tiền bạc và quyền hành; nhưng ông đang thiếu và đang đi tìm cái mà tiền bạc và chức quyền không đem lại cho ông. Ông tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, mục đích trước tiên là xem cho biết con người mà ông chưa biết.

Điểm độc đáo thứ hai là Đức Giêsu không dạy giáo lý cho Giakêu, Người không bày tỏ tư cách Con Thiên Chúa của Người. Ngược lại Người chỉ nói một câu tỏ bày sự thân thiện và ưu ái của Người dành cho ông: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông.”

Bài học cho chúng ta hôm nay là liệu sự ở lại của Đức Giêsu có khả năng làm cho chúng ta hoán cải, có khả năng làm cho chúng ta thuộc về Người, làm cho chúng ta biết chia sẻ với người nghèo và tôn trọng sự công bằng hay không. Câu chuyện Giakêu vẫn là lời chất vấn, lời mời gọi chúng ta trong cách chúng ta tìm gặp và đón tiếp Đức Giêsu, trong cách chúng ta sống niềm tin và thể hiện niềm tin của mình.

Lm Giuse Lê Minh Thông