18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Chúa đã Phục sinh

21 Tháng Tư 201911:25 SA(Xem: 1416)

ps5Chúa đã Phục sinh

Suy niệm:

Phúc Âm Mat-thêu 28, 1; Mac-cô 16, 2; Lu-ca 24,1 và Gio-an 20,1 đều thống nhất một điểm là: “Ngôi mộ trống” xảy ra vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, tức sáng sớm Chúa Nhật bây giờ,Chúa đã Phục sinh. Chúng ta tin sự phục sinh của Chúa Giêsu và cũng tin rằng đó là sự mạc khải về sự phục sinh cho mọi người, có thể nói rằng chúng ta đã được gây mầm của sự phục sinh ấy.

Xin nghe Gio-an, người môn đệ Chúa yêu, ngài đã đến mộ sau khi nghe bà Maria Mác-da-la kể về “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ”. Thánh Gio-an đã viết: Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với với các băng vải, nhưng cuốn lại , xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Gio-an đã viết như thế trong chương 20,1 trong Tin Mừng của Ông.

Chúng ta từng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính “…Chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…” Chúa tử nạn vào ba giờ chiều ngày thứ sáu, Người ta chôn cất Chúa trước ngày Vượt Qua, tức ngày Sab-bath bắt đầu lúc sáu giờ chiều, là ngày thứ nhất. Chúa trong mộ ngày thứ bảy, xem như ngày thứ hai. Ngày thứ nhất trong tuần, tức là ngày Chúa Nhật, Chúa đã sống lại, đó là ngày thứ ba. Như vậy, việc sống lại của Chúa đã như lời tiên báo. 

Chúng ta cùng nhau điểm lại các trình thuật của Tin Mừng kể về Chúa Phục Sinh :

Xuất hiện cho Bà Ma-ri-a Ma-đa-lê-na,
Cho hai môn đệ đi về làng Ê-mau,
Cho các tông đồ trong căn phòng đóng kín cửa, lần đầu vắng Tô-ma, lần sau có Tô-ma,
Ở bãi biển hồ Ti-bê-ri-a với các tông đồ, Ngài đã nướng cá và ăn bánh cùng các ông,

Đặc biệt, trong Thư Thứ I gửi Giáo Đoàn Cô-rin-tô 15:4-8, Phao-lô xác tín là Chúa Phục Sinh đã hiện ra cho Phê-rô, cho các tông đồ và có lúc cho cả đám đông 500 người và cho cả với ông.

Các môn đệ của Đức Giê-su đã tin và đã sống niềm tin ấy, đã biểu lộ lòng tin ấy bằng cuộc sống và sứ vụ chỉ sau ngày lễ ngũ tuần Phê-rô đứng chung với nhóm 11 người đã rao giảng về Đức Giê-su và ngày hôm đó đã có khoảng ba ngàn người theo đạo.

Rồi từng ngày, từng ngày qua đi, Thánh Thần Chúa đã hoạt động từ những bước đầu của công cuộc truyền giáo, và ngày nay theo thống kê, chúng ta có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo trên thế giới.

Sống lời Chúa:

Nhưng với Huynh đoàn, chúng ta thi hành sứ vụ “Rao Giảng Lời Chúa” thế nào? Thi hành công việc bác ái ra sao? Con đường của sự trọn hảo phải đi qua thập giá Đức Giê-su. Không thể có sự thánh thiện, nếu không có sự từ bỏ và cuộc chiến đấu thiêng liêng bao hàm sự khổ chế và hi sinh hãm mình, là những điều từng bước dẫn tới việc sống trong bình an hoan lạc.

Do đó con đường nên thánh của các Đoàn viên cũng bao hàm một sự khổ chế và hi sinh. Trong truyền thống Đa Minh việc thực hành khổ chế nhấn mạnh đến tinh thần Tin Mừng cũng như nghiêm chỉnh tuân giữ lề luật và chuyên cần học hỏi.

Cầu nguyện : Lạy Chúa, chúng con nhận ra sự hi sinh của Chúa, chúng con nhận ra cái chết của Chúa là vì tội của chúng con. Chúng con nguyện dâng cuộc đời chúng con cho Chúa.

BRC