Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 25)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,
Saturday, January 11, 20259:28 PM(View: 34)
Gần một tuần nay có loại gió mà người ta gọi là Devil Wind hay là Santa Ana Wind. Loại gió này thổi rất mạnh mỗi năm ở vùng miền Nam California.
Saturday, January 11, 20252:40 PM(View: 18)
Cũng như thân sinh, các anh chị em của mình, Kosh Dahal là giáo sĩ hindu ở Kathmandu. Ông ở đẳng cấp cao trong xã hội. Công ăn việc làm của ông thịnh vượng. Nhưng tâm hồn của ông không được bình an.
Thursday, January 9, 20258:48 PM(View: 38)
Nguồn: Spiritdaily.com Một trong những điều bí mật xẩy ra ở linh địa Fatima đã cho thấy rằng chính Đức Mẹ Maria đã dập tắt ngọn lửa mà Thiên Thần được lệnh ném xuống thế gian.
Thursday, January 9, 20258:30 PM(View: 51)
Nguồn: Spiritdaily.com
Wednesday, January 8, 20257:54 PM(View: 56)
Một người kể cảm nghiệm của gia đình bà: Có một lần chị của tôi đau nặng. Chị đang hấp hối ở trong bịnh viện. Ba tôi vội vàng đến nhà thương cho kịp gặp chị tôi. Mọi người trong gia đình và bạn bè đều hướng về chị tôi và cầu nguyện sốt sắng cho chị được chóng lành bịnh. Mọi người đều kêu cầu Thánh TLTT Raphael. Trong lúc ba tôi đang còn...
Wednesday, January 8, 20257:28 PM(View: 49)
Sau đây là cảm nghiệm cùa những người nhận được ơn Chúa. Xin chia sẻ với quý vị:
Wednesday, January 8, 20254:43 AM(View: 52)
Sau đây là 3 cảm nghiệm về Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần (TLTT) Raphael: 1. Hôm nay tôi được đọc bài cảm nghiệm về Thánh TLTT Raphael và có một sự lạ xẩy ra. Khi tôi tình cờ nhìn vào gầm giường thì tôi nhận thấy có một bản kinh để cầu xin sự chữa lành của Thánh Raphael.
Wednesday, January 8, 20253:45 AM(View: 46)
Một tác giả kể rằng: Tôi rất thích làm Tuần Cửu Nhật kính Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael. Trong Thánh Kinh Cựu Ước thì Thánh Raphael đã cứu gia đình ông Tobit và ông Tobia.
Monday, December 30, 20244:45 PM(View: 88)
Nguồn: Mystic Post Một thanh niên người Ái Nhĩ Lan bị liệt, phải ngồi xe lăn. Anh ấy tên là Darren. Anh cùng người mẹ là bà Catherine đi hành hương ở làng Medjugorje. Anh được 24 tuổi. Anh đã phải ngồi trên xe lăn trong 10 năm. Anh tham dự Thánh Lễ tại Medjugorje. Rồi anh được Chúa chữa lành. Thế rồi anh Darren đã tự leo đồi Hiện Ra là nơi có cây...

BÀI 33:TẬP THA THỨ.

Thursday, March 28, 20192:56 PM(View: 1912)
IMG_1781BÀI 33:TẬP THA THỨ.

Tha thứ đôi khi là điều quá khó khăn với chúng ta do cái tôi của chúng ta quá lớn, một khi không biết tha thứ chúng ta sẽ tự vác gánh nặng lên chính mình.

Thời các Tông đồ, các thầy Rapbi thường dạy môn đệ mình phải cố gắng tha thứ người khác đến ba lần. Khi thánh Phêrô hỏi Chúa: "Thưa Thầy, nếu anh em con xúc phạm đến con, thì sẽ tha thứ cho họ mấy lần?và ông tự đưa ra câu trả lời, Đến bảy lần chăng?" Vì muốn Chúa khen ông hiểu biết về tinh thần tha thứ, và còn tha thứ gấp đôi những người khác. Nhưng thật bất ngờ, Chúa Giêsu đưa ra một định luật về sự tha thứ mà không ai tưởng tượng được: "Ta bảo cho con rõ, không phải đến bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy" (Mt. 18:22).
Bảy mươi lần bảy, nghĩa là bốn trăm chín mươi lần, đó có phải là hạn định của sự tha thứ chăng? (Mt. 18:21-22). Thực tế, Chúa không nhằm đưa ra một giới hạn vì sự tha thứ không thể nói bao nhiêu lần là đủ, mà phải là luôn luôn tha thứ. Đó là tiêu chuẩn tha thứ của Chúa Giêsu. Thập giá mà Chúa Giêsu nhận lấy để đền tội chúng ta, chính là sự tha thứ không giới hạn đã được Thiên Chúa sắm sẵn cho nhân loại từ khi ông Adam và bà Evà phạm tội. Thiên Chúa đã chuẩn bị sự tha thứ nơi Con của Ngài trước, rồi mới chồng chất hết thảy tội lỗi của nhân loại từ xưa tới nay trên thân thể Con Một của Ngài đó là một mầu nhiệm không phải ai cũng hiểu được!

Khi Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ, Ngài muốn chúng ta biết bản chất tội lỗi bên trong nhân loại, đã làm cho chúng ta không muốn tha thứ cho người khác, Chúa nói tiêp : " Nếu anh em con phạm tội, hãy quở trách; và nếu họ ăn năn, hãy tha thứ. Dù trong một ngày, anh em con phạm lỗi với con bảy lần, và bảy lần trở lại cùng con mà nói: ‘Tôi ăn năn,’ thì con cũng phải tha thứ" (Lu-ca 17:3-4), các môn đệ của Chúa bèn cầu xin Ngài: "Xin Chúa thêm đức tin cho chúng con!" (Lu-ca 17:5). Cần tăng trưởng đức tin để sống tha thứ. Đó không phải là sự lựa chọn, nhưng là mệnh lệnh phải thi hành. Cụ thể để phân biệt giữa người thuộc về Chúa và người thuộc về thế gian.
Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ, vì Cha chúng ta trên trời là Đấng hay tha thứ và đầy lòng thương xót. Ngài nói cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con; hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con, để như vậy các con nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. (Mt.5,43-48)

Chúa Giêsu muốn nhắc cho các môn đệ Ngài xưa cũng như nay, là cần phải sẵn sàng dập tắt ngay nơi bản thân mầm mống của bạo động: "Đừng chống cự người ác". Ngài nhấn mạnh đến tinh thần mà người môn đệ phải có, đó là tinh thần tha thứ, vượt qua điều anh em xúc phạm đến mình. Đây là hình thức cao cả của tình yêu Kitô: yêu thương một cách nhưng không, không đòi lại điều gì, cũng không chờ đợi điều gì. Như vậy câu nói của Chúa Giêsu: "Ai muốn lấy áo trong của con, thì hãy cho nó cả áo ngoài" không phải là thái độ thụ động, mà là thái độ tích cực sống yêu thương tha thứ như Chúa đã nêu gương từ trên Thập giá khi Ngài cầu nguyện: "Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm". Chúa Giêsu đã yêu thương và tha thứ đến cùng, và Ngài dạy chúng ta sống theo gương Ngài, nếu chúng ta muốn trở nên môn đệ đích thực của Ngài.

Có rất nhiều nhà tâm lý nghiên cứu cho thấy rằng sự tha thứ là một điều mà con người nên thực hiện nhiều hơn. Không những nó giúp cải thiện các mối quan hệ mà nó còn có ích cho chính người tha thứ. Nó cải thiện tâm trạng, sự lạc quan và mang tới trạng thái bình thản trong nội tâm mỗi người. Chung quy, chỉ với hành động tha thứ, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống bản thân, sống khỏe mạnh và có ích hơn.
Vậy, thực chất tha thứ là gì? Đơn giản thôi, khi mọi chuyện xảy ra không như ý chúng ta, người khác làm những điều chúng ta không mong muốn, hãy rộng lượng bỏ qua cho họ mà không suy nghĩ, tính toán gì. Tha thứ không phải là xác định điều đúng hay sai, nó là về sự chấp nhận và cảm thông.

Sự ức chế, tức giận cũng giống như thuốc độc ngấm vào mình lam chúng ta chết dần chết mòn nếu chúng ta cứ nuôi nó trong lòng.Thế nhưng, tha thứ như thuốc giải độc, hành động nhỏ nhoi ấy có thể cứu sống chính chúng ta.

Ở đời ai trong chúng ta mà chẳng mắc sai lầm. Nếu chỉ biết tha thứ cho người khác mà không tìm sự tha thứ cho chính mình, chúng ta sẽ gặp phải một cuộc sống cam chịu. khi chúng ta biết cân bằng sự tha thứ giữa cho đi và nhận lại, nó sẽ giúp bản thân hạnh phúc, nội tâm bình thản hơn.
Tha thứ nhiều khi là điều rất khó thực hiện,

Hãy nhớ cảm giác khi được tha thứ, nhớ tới những lần bạn phạm sai lầm và được người khác bỏ qua. Những thứ ấy sẽ giúp bạn hiểu được giá trị của sự tha thứ.
Tình yêu và sự tha thứ là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc và bình an.
Mùa chay thánh cũng là dịp chúng ta có thể tập luyện nó mỗi ngày. Một khi sự tha thứ được thực hiện, tất cả mọi người đều cảm thấy cuộc sống thành công, hạnh phúc hơn.

Lạy Chúa, vì con đã thuộc về Ngài, nên xin dạy cho con biết sống tha thứ. Xin ban cho con một đức tin sâu nhiệm để lòng tha thứ của Chúa được thể hiện qua đời con. Amen.

LM Raphael Trân Xuân Nhàn.