28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 9)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 10)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 9)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 32)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Từ kinh doanh tới việc nghĩa

30 Tháng Giêng 20197:24 SA(Xem: 1715)
IMG_3141Từ kinh doanh tới việc nghĩa

Những nhà triệu phú Mỹ, khi kinh doanh, không ngần ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để thành công, kể cả đánh gục đối thủ cạnh tranh, để chiếm độc quyền. Đó cũng là một khía cạnh của văn hóa Tin Lành: Không có mặc cảm với tiền bạc, với thương mại.

Đó là một yếu tố văn hóa, nhưng nó giải thích phần nào cho sự thành công kinh tế của những nước như Hoa Kỳ, Bắc Âu. Văn hóa Tin Lành đã tạo ra những xứ tư bản Tây phương. Người Tin Lành không che giấu chuyện đã làm ra tiền, coi đó là dấu hiệu của thành công. Gặp người Mỹ, vài giờ sau biết họ lãnh bao nhiêu đô la mỗi năm, có bao nhiêu cái nhà, cái xe.

Văn hóa Thiên Chúa Giáo có mặc cảm với tiền bạc. Không bao giờ người Pháp nói về lương bổng của mình, ít khi phô trương, gần như muốn che giấu nếu thành công trong đời. Người Mỹ áp dụng những phương pháp hữu hiệu để kinh doanh, để làm giàu, nhưng khi đã thành công rồi, nghĩ tới việc trả lại cho xã hội những gì đã nhận của xã hội.

Khi Bill Gates trình bày với vợ, con về dự án dùng trên $40 tỷ cho Foundation Bill & Melinda Gates, và quyết định chỉ để lại cho mỗi người con $10 triệu (ít quá, khó thành công; nhiều quá, chỉ làm hư con cái), cả bà vợ và các con đều vui vẻ chấp nhận. Bởi vì họ được dạy dỗ, thấm nhuần văn hóa đó từ nhỏ. Khi Bill Gates nói về dự án của mình, Warren Buffet đã hưởng ứng ngay, đóng góp phần lớn gia sản kếch xù cho Foundation Gates. Trên 50 tỷ phú, đa số là người Mỹ, đứng đầu là Zuckerberg, đã noi gương Bill Gates.

Các trường đại học Mỹ hay Anh đều giàu có, với những ngân sách khổng lồ, ngang với ngân sách một quốc gia nhỏ, mà nhà nước không tốn một xu, bởi vì những cựu sinh viên khi đã thành công ngoài đời đều quay lại, tự nguyện đóng góp. Đối với họ, đó là một chuyện tự nhiên, khỏi cần ai kêu gọi. Không làm, mới là chuyện bất bình thường.

Đơn giản như vậy, nhưng đem áp dụng ở những nước khác, rất khó. Phải bắt đầu bằng sự thay đổi văn hóa, thay đổi tư duy. Và văn hóa, không phải chuyện một sớm một chiều. Đó là chuyện của hàng thế hệ.

Tinh thần “trả lại cho xã hội” giải thích tại sao vai trò của xã hội dân sự cực kỳ quan trọng trong các xã hội Tây phương. Nó nhân bản hóa các xã hội tư bản.

Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, tiêu biểu cho chế độ tư bản, nó xoa dịu những bất công của một xã hội cạnh tranh, mạnh được yếu thua. Đó là hai khuôn mặt mâu thuẫn của tư bản Tây phương. Mâu thuẫn hay bổ túc lẫn nhau.

Những foundation tư nhân, nhan nhản khắp nơi, với những số tiền nhận được ở khắp nơi gởi giúp, trợ cấp học bổng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển nghệ thuật văn hóa, giúp đỡ người nghèo,  người sa cơ lỡ vận.

Truyền thống bác ái

Tại Pháp, nơi người Tin Lành chỉ chiếm trên dưới 3%, cái tinh thần “trả lại cho xã hội” không mạnh như ở Hoa Kỳ hay các nước có văn hóa Tin Lành ở Bắc Âu. Những trường đại học lớn, uy tín nhất của Pháp, những năm gần đây kêu gọi các cựu sinh viên đã thành đạt đóng góp cho trường, nhưng kết quả rất khiêm nhượng.

Không phải một sớm một chiều người ta có thể tạo một truyền thống.
Mặc dầu vậy, tinh thần bác ái ăn sâu tại các nước Thiên Chúa Giáo như Pháp, Ý, Tây Ban Nha (Espagne, Spain) đã thúc đẩy các xã hội dân sự hoạt động tích cực.

Tại Pháp chẳng hạn, tổ chức Resto du Cœur mỗi năm tặng thực phẩm, bữa ăn cho hàng triệu người. Emmaüs, một tổ chức thiện nguyện do Linh Mục Pierre lập ra không những giúp đỡ người nghèo, còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người. Một trong những hoạt động của Emmaüs: nhận bàn ghế, TV, tủ lạnh, computer, quần áo cũ của thiên hạ gởi tặng, sửa lại, bán rẻ lấy tiền làm việc nghĩa. Nhân viên của Emmaüs đều là những người gọi là SDF (Sans Domicile Fixe, không nhà không cửa, homeless), theo nguyên tắc dạy người ta câu cá hơn là cho tiền mua cá. Những người điều hành là những người có dư khả năng làm lương lớn trong các hãng tư, nhưng muốn làm việc công ích để đóng góp cho xã hội.

Từ gia đình tới xã hội

Người Tây phương, có tinh thần cá nhân chủ nghĩa, nhưng không ích kỷ như chúng ta nghĩ.
Rất nhiều người tích cực và nghĩ đến người khác, coi việc giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội là một bổn phận.

Người Việt hy sinh, nghĩ tới người khác nhiều hơn chính mình, nhưng “người khác” chỉ luẩn quẩn trong nhà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, không ra khỏi ngưỡng cửa gia đình. Gia đình Việt Nam chặt chẽ, nhưng xã hội Việt Nam lỏng lẻo. Gia đình Tây phương lỏng lẻo, nhưng xã hội của người ta chặt chẽ. Chữ liên đới, bác ái, huynh đệ không phải là những danh từ trống rỗng trên cửa miệng.

Người Việt dành trọng tâm đời mình cho gia đình. Tai họa xảy ra cho người thân làm tiêu tan luôn đời mình. Mất một người thân, cuộc đời kể như chấm dứt. Ngồi rầu rĩ thương thân, oán phận.

Thái độ của người Tây phương tích cực hơn. Họ nghĩ tới xã hội. Họ không bi quan yếm thế. Tại họa cá nhân không đánh gục họ, trái lại, trở thành một động lực khiến họ lao đầu vào việc cải tiến xã hội.