18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

SỰ LIÊN ĐỚI

15 Tháng Giêng 201911:42 SA(Xem: 1410)
dep3Số 138: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday of January 14, 2019
“Hôm sau, ông Gioan Tẩy Giả thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1:29)

SỰ LIÊN ĐỚI

Ta hiểu thế nào về việc Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa là Đấng xoá tội cho trần gian?
Đối với người Công Giáo, tham dự Thánh Lễ với việc hiệp thông Thánh Thể (rước lễ) là vô cùng quan trọng. Việc hiệp thông này như là của ăn nuôi dưỡng linh hồn người lãnh nhận. Niềm tin rằng nhờ hiệp thông Thánh Thể giúp sức đẩy lui mọi bóng đêm tội lỗi, các căn bệnh tâm hồn. Mỗi khi đi tham dự thánh lễ, trước khi lên rước lễ và sau phần trao ban bình an, cộng đoàn dân Chúa, người tham dự thánh lễ cùng nhau tung hô:

Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, xin thương xót chúng con.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con.

Thì liền sau đó, linh mục, vị chủ tế nâng bánh hoặc cả bánh và rượu lên và đọc rõ ràng:
Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian.
Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.

Vậy, hoá ra trước khi rước Mình Thánh Chúa Kitô (nơi điều kiện thì được rước Chúa dưới cả hai hình: bánh và rượu, tuy nhiên rước một hình Bánh cũng đã đủ hiệp thông trọn vẹn) người tín hữu xác tín và tin rằng việc rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô chính là phương dược chữa lành tâm hồn. Vậy, ta hiểu thế nào về việc HIỆP THÔNG, LIÊN ĐỚI với Chúa Giêsu Kitô hầu giúp ta được tẩy trừ sạch tội lỗi?

Trước tiên, chúng ta nên thận trọng không bị hiểu nhầm việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chết như một hình thức để TRẢ NỢ cho Thiên Chúa. Không được coi việc Chúa Giêsu chịu đau khổ như sự đền bù, việc bồi thường vì tội của chúng ta! Nếu xem việc Chúa Giêsu chịu đau khổ như SỰ ĐỀN BÙ vì tội chúng ta, thì hoá ra Thiên Chúa đã sống trong sự tức giận, vì tội Nguyên Tổ, và phải đợi có một người bồi thường, trả giá tương xứng thì tội nhân loại mới được tha thứ. Hơn nữa, nếu Thiên Chúa phải đền bù, bồi thường vì tội Nguyên Tổ (Adam’sin) và tội của cá nhân mỗi người chúng ta thì Thiên Chúa bồi thường cho ai? Ma quỷ ư? Thiên Chúa CHẲNG phải bồi thường cho ai! Vậy, đâu là ý nghĩa của việc Đức Giêsu Kitô, Chiên Thiên Chúa, là Đấng xoá tội trần gian?

Thứ đến, chúng ta nên đặt việc Đức Giêsu Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian trong các nền văn hoá cổ đại, trước khi Kitô giáo ra đời, để hiểu một cách đầy đủ hơn sự Liên Đới trong việc tẩy trừ tội lỗi nhân loại ngang qua sự đau khổ của Ngài ý nghĩa như thế nào? Thời đó, để thanh tẩy các sự tội như: hận thù, chia rẽ, hiềm khích, ghen tị, chiến tranh, trộm cướp, giết người... ra khỏi cộng đoàn địa phương, người ta lấy một con dê (scapegoat) và phủ lên nó một vài biểu tưởng như: khoắc lên mình nó tấm vải tím, đặt trên đầu nó một vòng gai... Rồi con dê này bị dẫn vào trong sa mạc để chết. Khi làm như thế, với ý nghĩ rằng con dê đã gánh lấy tội lỗi của cộng đoàn đi cùng với nó (x. Sách Levi 16). Nghi thức này, cách nào đấy có những hiệu quả tích cực nhất định, vì khoảng thời gian sau đó cộng đoàn trở nên hiệp nhất và yêu thương hơn.

Tuy nhiên, một thực tế các tội lỗi vẫn còn đó, mặc dầu cộng đoàn có thể sống hoà hợp, yêu thương hơn. Vì lẽ, không có sự biến đổi đích thật nào được thay thế. Con dê bị dẫn vào sa mạc để chết không thể lấy đi tội lỗi của một cộng đoàn nào đó. Làm thế nào Đức Giêsu, như một con chiên bị sát tế, có thể gánh lấy, xoá đi tội lỗi của nhân loại?

Cuối cùng, Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa, cũng không lấy tội lỗi ra khỏi thế gian, cũng không làm biến mất tội lỗi khỏi hiện hữu ở trong nhân loại nữa, nhưng Ngài xoá tội trần gian bằng việc biến đổi nó, mang nó vào trong chính Ngài và biến hoá nó.

Để hiểu được việc Chúa Giêsu gánh lấy tội lỗi trần gian thì chúng ta phải đồng ý và công nhận với nhau rằng Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa thật và vừa là người thật. Về phương diện con người, Ngài giống chúng ta hoàn toàn, ngoại trừ tội lỗi: “Đức Giêsu đã chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Hebrew 4:15). Mặc dầu không phạm tội, nhưng Ngài “đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng Người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề” (Isaia 53:4). Một cách cụ thể hơn, Đức Giêsu gánh lấy tội lỗi nhân loại vào nơi Ngài bằng cách: lấy đi hận thù và cho lại tình thương, lấy đi sự giận dữ và trao ban sự hiền hoà, lấy sự cay đắng và trao ban sự nồng ấm, lấy đi sự hiềm khích và trao ban phúc lành, lấy đi sự oán hờn và trao lại lòng chạnh thương; lấy đi chiến tranh chia rẽ và trao ban bình an, đặc biệt mang lấy tội và trao lại sự thứ tha. Tóm lại, Ngài vô tội, vô tì vết, những đã LIÊN ĐỚI với chúng ta trong mọi sự, để làm cho chúng ta “lây nhiễm” DNA của Ngài.

Hiểu một cách đơn giản hơn về sự LIÊN ĐỚI này: chuyện kể rằng có một linh mục Công Giáo nọ, lấy làm khó hiểu ý nghĩa của“Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian” và cứ khắc khoải hoài. Tình cờ một ngày kia cha ấy vào bệnh viện. Có một cậu bé bị té, và bị gẫy chân. Khi chuẩn bị phẫu thuật, các bác sĩ đã tiêm thuốc tê... mọi sự sẵn sàng. Cậu bé cứ khóc và nằng nặc đòi mẹ của cậu ngồi bên khi các bác sĩ đang phẫu thuật. Đội ngũ bác sĩ đồng ý, và cho vời mẹ của cậu vào ngồi trong phòng mổ. Vì đã được tiêm thuốc tê nên suốt quá trình thực hiện ca phẫu thuật chân, cầu bé không cảm thấy đau đớn, vẫn nói cười được. Tuy nhiên, sự lạ lùng ở chỗ, sau khi cậu bé phẫu thuật xong người ta phải đưa bà mẹ sang phòng cấp cứu. Mổ xẻ trên chân cậu bé, nhưng sự đau cũng xảy ra đối với bà mẹ nghĩa là làm sao? Từ đó vị linh mục này hiểu SỰ LIÊN ĐỚI của Chúa Giêsu, Chiên Thiên Chúa Đấng xoá tội trần gian.
 
Cùng Suy Nghĩ và Hành Động: Bạn có ý thức tầm quan trọng và giá trị của việc rước Mình Thánh Chúa thường xuyên không? Bạn đã khi nào kinh nghiệm bị LIÊN LUỴ vì tội, hay sự xấu của một ai đó trong gia đình, trong tập thể... làm mà bạn bị ảnh hưởng XẤU chưa? Bạn đã khi nào kinh nghiệm về niềm vui, hạnh phúc của những người thân... lây lan sang bạn chưa? Bạn cảm thấy thế nào khi bạn làm một việc THIỆN, dù không ai biết đến?    

Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.