22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 11)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 18)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

NHIỀU KHI CHÚNG TA ĐI LỄ ĐỂ:

12 Tháng Giêng 20194:42 CH(Xem: 1300)
g-cNHIỀU KHI CHÚNG TA ĐI LỄ ĐỂ:

Nhiều khi chúng ta đi lễ để khoe quần áo đẹp, khoe xe sang, điện thoại xịn, khoe món đồ đắt tiền, thể hiện đẳng cấp…

Nhiều khi chúng ta đi lễ chỉ để điểm danh cho người khác biết mình cũng có mặt. Không đi Lễ vì Chúa, vì mình, mà chỉ đi vì ngại với người ta.

Nhiều khi chúng ta đi lễ ăn mặc không đoan trang, đứng đắn, không lịch sự, nết na, cứ hở da hở thịt. Thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần cơ mà. Sao lại ăn mặc như vậy? Các cụ có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Hãy ý tứ, tế nhị hơn.

Nhiều khi chúng ta đi lễ cứ “cha ra thì con vào, cha vào thì con ra”. Đi cho có trách nhiệm, nghĩa vụ, chứ không phải vì mến Chúa- yêu Người.

Nhiều khi chúng ta đi lễ để có thời gian tranh thủ chụp ảnh seo phi (selfie) tự sướng, tán gẫu FACEBOOK, ZALÔ, ô hô cười giòn…

Nhiều khi chúng ta đi lễ mà thậm chí không biết có mấy cha, cha mặc áo màu gì, ai đọc sách Thánh, ai hát đáp ca…

Nhiều khi chúng ta đi lễ nghe, gọi điện thoại trong nhà thờ như chỗ không người. Ta thử tưởng tượng ta đang tiếp chuyện với Tổng thống hoặc Đức cha mà nghe điện thoại thì có được không? Huống chi ta đang gặp Chúa là Chúa các Tổng thống?.

Nhiều khi chúng ta đi lễ ngắm người này mặc đẹp, người kia dễ thương, ngắm rước linh đình, trống kèn hoành tráng…

Nhiều khi chúng ta đi lễ cứ lúc cha giảng thì nói chuyện hoặc gật “đồng ý” lia lịa. Giời !!! Thì ra là NGỦ GẬT.

Nhiều khi chúng ta đi lễ xác ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí còn bay bổng đâu đâu, còn đang nghĩ công kia việc nọ, còn đang tính toán phi vụ làm ăn lớn, thưa kinh một cách vô hồn…

Nhiều khi chúng ta đi lễ nhưng lại không vào nhà thờ, mà ngồi dưới gốc cây. Khi đó chúng ta được gọi là Giáo dân “ĐẠO GỐC”- Đạo gốc cây.

Nhiều khi chúng ta đi lễ không may đứa trẻ khóc thét, hoặc chạy loăng quăng thì lại thầm chửi bố mẹ đứa trẻ không biết dạy con, không trông con…

Nhiều khi chúng ta đi lễ khen người đọc Sách Thánh có chất giọng truyền cảm. Nhưng hỏi nội dung là gì thì ôi thôi, không nhớ nổi 1 câu. Thậm chí không nhớ bài trích sách gì? Của thánh nào?

Nhiều khi chúng ta đi lễ khi không may ca đoàn đọc sai, hát không hay là chê bai, dề bỉu… mà không để ý nội dung bài hát là gì? Học được gì?
Nhiều khi chúng ta đi lễ Rước Lễ theo thói quen, theo phản xạ, mà không ý thức là mình vừa rước Chúa Giêsu vào lòng, mình là Nhà Chầu- nhà Tạm.

Nhiều khi chúng ta đi lễ mà không RƯỚC LỄ- RƯỚC CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ, giống như đi dự tiệc mà không ăn tiệc, giống như chết khát cạnh dòng suối nước mát. Chỉ ngắm nhìn thôi. Thật là tiếc ! HÃY NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI NGAY.

Nhiều khi chúng ta đi lễ xong, gặp rồi khen cha giảng hay. Cha hỏi hay ở chỗ nào? Thì lại không nhớ nổi nội dung. Zời ạ !!! Thì ra là NỊNH CHA. Hay nỗi gì? Hay dở, dở hay…

CHÚNG TA CÓ THỂ ĐI LỄ NHIỀU, NHƯNG MẤT LỄ VÌ KHÔNG THÀNH TÂM THÌ CŨNG THẬT NHIỀU. ĐI LỄ NHIỀU, ƠN ÍCH CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU. ĐI LỄ NHƯ VẬY THẬT VÔ ÍCH, TỐN THỜI GIAN, CHẲNG ĐƯỢC ƠN PHÚC GÌ.

ĐÓ CŨNG LÀ LÝ DO TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI BỎ ĐẠO, DỬNG DƯNG VỚI ĐẠO, KHÔNG SỐNG ĐẠO… VÌ HỌ KHÔNG ĐÓN NHẬN ĐƯỢC NGUỒN VUI TRÀN TRỀ & BÌNH AN THÁNH THIÊNG CỦA CHÚA KHI ĐI DỰ LỄ. TIẾC THẬT !!!

TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN. LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG (Cúi sâu xuống, đấm ngực ăn năn)

- Trích từ bài tác giả Kích Nguyễn -