18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 24)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 22)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CŨNG CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI NHƯ THẾ

14 Tháng Mười Hai 20188:45 CH(Xem: 901)
so1CŨNG CÓ MỘT ĐỜI NGƯỜI NHƯ THẾ


Đôi khi những lời xin lỗi dù là chân thành nhất cũng không thể xóa được những tổn thương trong tâm hồn...

Đen thui, cao, chân mày rậm, phong trần, nụ cười có duyên, vì thế mà đám con gái trong xứ cứ nhao nhao mỗi khi hắn xuất hiện. Chẳng thèm quan tâm, hắn cứ vờn tụi con gái như thể mèo vờn chuột. Hết đứa này đến đứa kia. Số đào hoa, tán vừa đổ cô này lại chuyển qua tán cô khác. Thật không hổ danh là “sát thủ cua gái” mà đám bạn dành cho hắn.

Đang vui giữa chừng, hắn lấy vợ. Cả đám con gái cụt hứng, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Thế nhưng người đời nói chẳng sai “nồi nào vung đấy”. Vợ hắn cũng chẳng vừa, nay cặp với thằng sinh viên này, mốt lại ăn nằm với ông đại gia nọ, dữ dằn, chua ngoa. Cũng chẳng hiểu tại sao hắn lại cưới một cô gái như thế.

Thì ai mà biết được vì sao hắn lại lấy vợ đang khi rong chơi, nghề ngỗng chưa ra gì. Mới cặp kè với nhau chưa được bao lâu mà cái bụng đã chình ình. Cha mẹ hắn vào năn nỉ khóc lóc với cha xứ, làm sao giấu được cái bụng bầu cho đỡ quê, đỡ nhục với hàng xóm láng giềng: Dù sao con cũng làm trong ban hành giáo cha ơi! Nể tình, cha xứ cho học giáo lý gấp, cưới gấp...trước khi người ta kịp phát hiện ra cái bụng bầu.


Về ở với nhau chưa được nửa năm, vợ đã sinh con. Nhưng dường như đứa con chỉ là một gánh nặng với cả hai. Vốn đang rong chơi, cũng chẳng nghề ngỗng gì, giờ lỡ dại phải cưới gấp, mấy tháng sau một thằng bé ra đời...trách nhiệm nặng nề, hắn chán. Chán vợ, chán con, chán chính bản thân, chán đời...Hắn lại chứng nào tật ấy, nhậu nhẹt, gái gú, cờ bạc... Chán đến nổi ngày nào không cãi nhau với vợ ngày đó hắn không yên. Vợ chồng lục đục mãi. Nhiều lần vợ ôm con ra phòng trọ ở. Dăm ba bữa, hắn lại đón về, rồi lại cãi, lại dọn đi.

Cuối cùng, phải nhờ đến cha xứ, vợ chồng lại về ở lại với nhau. Chịu đựng nhau mà sống...


Sinh con xong, vợ bắt đầu mập mạp thấy rõ. Mình hạc xương mai không còn, thay vào đó là thân xác của một phụ nữ sồ sề, béo tròn. Ngày ngày bế con lân la nhiều chuyện với mấy bà hàng xóm làm hắn phát chán lên được. Cái tánh trăng hoa lại đến như khi chưa có vợ, hắn tiếp tục tán gái, chơi gái...còn thường xuyên hơn khi chưa lấy vợ. Cứ mỗi lần như thế, vợ hắn cùng mấy bà trong xóm đến tận ổ mà đánh ghen, xé quần, xé áo...Có khi cắt tóc, rạch mặt... Vậy mà hắn vẫn chứng nào tật ấy.

Bữa đã nhậu ngà ngà say, đám bạn khích: Tao thấy số mày đào hoa, cua đứa nào dính đứa đó, ăn nằm, phá trinh biết bao nhiêu đứa con gái.

- Tao thách mà cua đổ bà xơ trong xứ, cỡ nào tao cũng chung hết.

- Ghê mày, tội chết – hắn trả lời.

- Ha ha...thằng này mà cũng biết sợ tội nửa hả? Có tội thì vô cha mà xưng, cha tha hết, sợ gì? Đồ chết nhát...

Hắn ầm ừ...chơi luôn!

***

Thế là bắt đầu kế hoạch cua bà xơ. Hắn tìm đủ mọi cách để tiếp cận. Nhưng thật khó, bởi xơ ngày ngày dâng lễ, hoặc xong giờ dạy giáo lý thì quay trở về Dòng, chứ không bao giờ xuất hiện bên ngoài như bao cô gái khác để mà hắn có cơ hội trêu hoa ghẹo nguyệt.

Có lần hắn chặn đầu xơ ngay cuối nhà thờ. Chỉ hỏi han, thưa gửi, tội trọng là tội nào xơ ơi? Con đi lễ trễ có tội không? Hỏi vậy thôi chứ hắn có bao giờ đi lễ đâu mà sớm với chẳng muộn...

Nhưng hắn phát hiện ra một điều, mỗi khi đứng trước một nữ tu thánh thiện, thì những âm mưu ác ý dường như không còn. Hắn bắt đầu thay đổi. Một tình cảm lạ lắm trong hắn chợt dậy lên sau những lần gặp gỡ, dù chỉ là vài câu nói chóng qua. Hắn cảm thấy nể phục người con gái này. Ở người nữ tu này có những thứ mà những người đàn bà đi qua đời hắn không có. Sự trong trắng. Một sức hút hay ma lực nào đó khiến hắn rối bời, luôn nghĩ về người con gái, trong bộ tu phục trắng tinh ngày ngày đi dâng lễ, rồi vỗ về các em thiếu nhi. Đôi lúc hắn cảm thấy tội lỗi và bỏ ý định đen tối mà đám bạn gợi lên cho hắn. Những ý nghĩ tích cực đã bắt đầu lóe lên trong hắn: Hay là mình chịu thua cuộc...?

Từ ngày tiếp xúc với nữ tu nhỏ bé, đơn sơ dịu hiền ấy, hắn bắt đầu so sánh với vợ, rồi hững hờ. Có bữa hắn nói làm người đàn bà thì phải biết giữ chồng, sinh con xong thì cũng phải biết chú ý đến bản thân mình. Tôi không thể ngày ngày ngủ chung với một khối thịt di động như thế; là phụ nữ thì phải dịu hiền chứ không chua ngoa đanh đá; là phụ nữ thì phải biết nhẹ nhàng chứ không thô lỗ cọc cằn...

Bữa vừa tan giờ giáo lý, xơ đang dẫn các em ra khỏi phòng học, vừa bước ra cửa, một người đàn bà béo tròn lao tới, túm lấy đầu xơ, lôi chiếc lúp ra khỏi, rồi ném xuống đất.

- Đồ con đĩ! Mày làm xơ gì mà đi cướp chồng tao...Mày đi tu mà còn ham hố hả, con kia...tao không nể mày đâu...

Nói xong ả ta bỏ đi.

Đám con nít la ó inh ỏi, chạy toán loạn. Mấy bạn huynh trưởng gần đó chạy lại can ngăn, bắt người đàn bà, giao cho cha xứ...


Thì cha xứ cũng xử, rồi cảnh cáo. Gọi vợ chồng và ba mẹ lên nhà xứ xin lỗi. Hai vợ chồng hắn đứng giữa nhà thờ trong một thánh lễ đông đủ, chính thức xin lỗi vì đã xúc phạm nặng nề đến xơ.

Người nữ tu đứng đó không khóc, cùng với bề trên của mình để nghe những lời xin lỗi hết sức thành tâm của vợ chồng hắn: “Con giận quá mất khôn, xin xơ tha thứ!”

***

Về lại nhà Dòng, đã nhiều đêm người nữ tu ấy không ngủ được, nửa đêm thức giấc khóc thét vì thấy người ta đánh đập mình...

Xơ xin Mẹ bề trên cho nghỉ vài ngày để tĩnh tâm, linh thao rồi cầu nguyện…Nhà Dòng tạo mọi điều kiện thuận lợi để xơ lấy lại bình an trong tâm hồn. Nhưng càng tĩnh tâm, càng thinh lặng bao nhiêu thì nỗi đau đớn lại đè nặng lên tâm hồn người nữ tu ấy bấy nhiêu. Giả như tôi là một người đàn bà như bao người khác, để có thể đánh lại, chửi lại, để minh oan cho chính mình...Giả như tôi có thể chống cự, giả như tôi có thể...

***

Chẳng biết từ khi nào, người nữ tu ấy bắt đầu xuống sức, gầy gò. Nhà dòng cho về nhà vài ngày để nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe, chữa bệnh. Nhưng càng nghỉ thì bệnh tình càng nặng. Dường như thời gian không phải là phương thuốc chữa trị hiệu quả những nỗi đau nơi linh hồn như người ta thường nói…

Chị em thương tình lại đưa xơ về dòng để chăm sóc, nhưng xơ quyết không về.

- Con đã làm nhục nhà dòng, con đã làm xấu đi hình ảnh nữ tu trong trắng khiết trinh trong con mắt người đời. Con còn về làm gì nữa...

Ngày khấn lại đến, xơ quyết đinh không viết đơn, với lý do sức khỏe kém, với lý do con bất xứng, với lý do con không còn trong trắng...Dù rằng chị em hết sức khuyên lơn, ngăn cản, nhưng xơ vẫn không thay đổi quyết đinh.

***

Nhận được tin báo, tôi vội vã đến xức dầu cho xơ. Nhìn vào căn phòng tối om, chỉ có ánh sáng lập lòe của ngọn nến, tôi nhận ra một người nữ tu xanh xao, gầy gò, chỉ còn da bọc xương. Xơ nằm trên giường bố, cây thánh giá để trên ngực, hai tay ôm chặt. Tôi chắc rằng bất cứ ai nhìn thấy cũng phải xót thương cho thân phận một nữ tu trinh khiết bé nhỏ...

Nằm trên giường, xơ cố ngước mắt nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài có gió nhẹ, đủ để làm những chiếc lá rơi rụng! Mưa lất phất! Rồi xơ thì thầm nhẹ như gió: Xin đừng lên án người ta, vì họ không biết việc họ làm…

Và rồi người nữ tu ấy đã nhắm mắt ra đi mãi mãi.

Tôi đứng đó, chết đứng.

Bên ngoài mưa mỗi lúc một nặng hạt. Dường như trời đang khóc để tiễn đưa linh hồn một trinh nữ về thiên đàng.

Lm. Mar – Aug Bùi Văn Hồng Phúc, SSS