Wednesday, June 18, 20255:30 AM(View: 13)
Tôi quen với chị được hơn 8 năm. Tự động chị kêu điện thoại để bảo trợ cho Radio Giờ Của Mẹ có chi phí đóng tiền thuê giờ phát thanh trên đài AM 1480. Vì thế trong những giờ kinh nguyện hàng ngày thì tôi luôn cầu nguyện cho quý ân nhân được khoẻ mạnh, bình an và làm ăn sung túc.
Wednesday, June 18, 20254:46 AM(View: 13)
Chúng ta phải luôn cầu nguyện cho các linh hồn đang hấp hối để họ có thể chiến thắng trận chiến thiêng liêng cuối cùng mà rất quan trọng này. Cảm nghiệm của Thánh Andrew Avelino dạy cho chúng ta một bài học quyết định:
Wednesday, June 18, 20254:40 AM(View: 15)
Các Thánh đã luôn cảnh cáo rằng số phận của các linh mục sa ngã rất bi thảm.
Tuesday, June 17, 20259:42 PM(View: 14)
Vào năm 1944 thì gia đình Gold bị trục xuất về nước. Bé Miriam vẫn giữ kỹ cái túi có len ở trong đó. Nào là len mầu xanh, mầu xám, mầu xanh lá cây, màu vàng và một mớ que đan len. Trên xe ngựa, bé ngồi đếm các mớ que đan len. Một phụ nữ hỏi:
Tuesday, June 17, 20259:17 PM(View: 14)
Cô bé Miriam Gold được sinh vào ngày 30/11/1930 tại vùng Bacău, nước Romania. Những kỳ niệm và ký ức của cô bé không phải là những lời nói hay các khuôn mặt mà là những cuộn vài len mềm mại và thơm tho.
Tuesday, June 17, 20258:35 PM(View: 18)
Một người kể cảm nghiệm: Theo một nguồn tin đặc biệt thì có một linh mục nhìn thấy ma quỷ nhiều hơn là thấy Thiên Thần Bản Mệnh của ngài. Mẹ tôi và tôi đều quen biết vị linh mục này. Những năm cuối đời thì ngài bị lũ ma quỷ hành hạ nhiều.
Tuesday, June 17, 20258:12 PM(View: 18)
Tháng 6 là Tháng được dành riêng để tôn vinh và sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngày 16 tháng 6 năm 2025 là kỷ niệm 350 ngày Chúa hiện ra với Thánh Nữ Margaret Mary Alacoque xẩy ra vào cuối thế kỷ thứ 17 tại vùng Paray-le-Monial, nước Pháp.
Tuesday, June 17, 20253:13 PM(View: 18)
Thánh Gertrude Cả đã từng nói: "Cứ mỗi Thánh Lễ mà chúng ta tham dự với lòng sốt sắng thì Chúa sẽ gửi một Vị Thánh đến với chúng ta trong giờ lâm chung."
Tuesday, June 17, 20253:08 PM(View: 20)
Thánh Nữ Gertrude được biết đến là một người duyên dáng và được lòng yêu mến của mọi người. Chị vào tu ở Dòng Benedictine Order ở thành phố Helfta và trở thành nữ tu. Chị dâng hiến cuộc đời để học hỏi. Chị nhận được một nền giáo dục rất tốt. Chị tỏ ra xuất sắc trong nhiều môn học.
Tuesday, June 17, 20252:42 PM(View: 20)
Thánh Gertrude Cả hay còn gọi là Thánh Gertrude thành Helfta được sinh ra ngày 6 tháng 1 năm 1256 tại nước Đức. Chị Thánh chọn đi theo Chúa bằng cách gia nhập Dòng Benedictine.

Kontum: Với người dân tộc thiểu số, một Giáo hội trong Giáo hội

Tuesday, November 20, 201812:26 PM(View: 779)
kontumKontum: Với người dân tộc thiểu số, một Giáo hội trong Giáo hội

Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung. Có tinh thần công giáo, các  người dân tộc ở đây làm cho Giáo hội địa phương hội nhập sâu đậm theo văn hóa của người dân tộc để phục vu những người nghèo nhất, theo đường hướng của Hội Thừa Sai Paris. Kon Tum, Pleiku, Đắk Tô… Nếu ai còn nhớ chiến tranh Việt Nam thì đây là các tỉnh người Mỹ gọi là vùng tam biên giới Việt, Miên, Lào, đồng nghĩa với đổ máu và chiến tranh kinh hoàng. Vào thời đó, vùng Cao Nguyên, vùng núi “hiền hòa” Trung Việt bị dội bom, bị bom napalm tàn phá, chứng kiến các trận chiến xáp lá cà tàn khốc giữa bộ đội cộng sản và lính Mỹ.

Ngày nay, sau khi nước Việt Nam thống nhất năm 1975 và dưới chế độ cộng sản, hơn một nửa dân số không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến
tranh Mỹ, không biết vụ thống nhất đất nước đau đớn và giáo phận Kon Tum đơn thuần chỉ là một giáo phận miền quê và nghèo nàn. Kon Tum, và tỉnh Pleiku rộng hơn là nơi có nhiều dân tộc thiểu số người vùng núi.

Về mặt lịch sử, thì luôn có các vấn đề khó khăn của người dân tộc và người “Kinh” khi họ ở chung với nhau. Người dân tộc nghèo hơn, ít học hơn, xuất thân từ các gia đình đông con, có truyền thống thờ vật linh, bây giờ các dân tộc này theo đạo công giáo rất nhiều. Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người công giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc
khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này.

Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu công giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.

Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo

Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm:

“Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!”

Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park.

Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con

Phanxico