18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Yêu thương người nghèo như thánh Vinhsơn

26 Tháng Chín 20187:07 SA(Xem: 894)
vp27-9Yêu thương người nghèo như thánh Vinhsơn

Cứ đến ngày 27-9, Giáo Hội lại dành ngày hôm nay để nhớ đến một mẫu gương điển hình sống đức ái như Chúa Kitô đã dạy, sẵn sàng cứu giúp những người cùng khốn nhất, đó chính là vị tông đồ của người nghèo, Thánh Vinh sơn Phaolô. (St. Vincent de Paul)

“Ông Vinhsơn” (Monsieur Vincent) sinh ngày 24 tháng 4 năm 1581 trong một gia đình nông dân ở Pony (nay là Saint-Vincent-de-Paul) miền Landes. Ban đầu đi chăn cừu cho cha, rồi theo học tại trường các cha dòng Phansinh ở Dax, tiếp đó học đại học ở Toulouse. Sau khi thụ phong linh mục, nhân một cuộc hải trình, Vinhsơn bị bọn cướp biển bắt bị bán cho một thợ luyện kim ở Tunis năm 1605. Được tha, cha Vinh sơn sang Roma (1607) rồi trở về Paris (1609), tại đây cha trở thành cha sở Clichy năm 1612. Chính trong giai đoạn này, cha Vinhsơn qui hồi đổi đời; chịu ảnh hưởng cha Pierre de Bérulle linh hướng, Vinhsơn khấn tận hiến cho Chúa bằng cách phục vụ người nghèo.

Năm 1617, cha được chỉ định làm tuyên úy tại nhà Philippe Emmanuel ở Gondi là vị tướng coi sóc các thuyền Galères của nhà vua. Công việc tuyên úy các tù nhân chèo thuyền và các thủy thủ cũng như linh mục miền quê trên vùng Gondi càng giúp cha thấm thía nổi khổ tinh thần và vật chất của dân chúng.

Năm 1619, ngài gặp thánh Francois de Sales và cũng như Pierre de Bérulle, thánh Francois cũng có ảnh hưởng đối với Vinhsơn. Lúc này nhằm tạo hữu hiệu hơn trong việc phục vụ người nghèo, cha tập hợp các “Nữ tỳ người nghèo” đầu tiên (các Nữ Tử Bác ái) và lập cho họ một qui chế.

Năm 1625, cha lập Hội dòng các “Linh mục thừa sai” để truyền giáo cho người nghèo, đặc biệt là ở miền quê, và để đào tạo các linh mục tốt theo tinh thần công đồng Trente. Vì được đào tạo tại tu viện Saint-Lazare ở Paris, các thừa sai của cha cũng được gọi là Lazaristes. Tại đây cha Vinhsơn chuẩn bị cho các ứng sinh lên chức linh mục, theo yêu cầu của Đức tổng giám mục Paris.

Tiếp theo, được Đức hồng y Richelieu khuyến khích, cha mở thêm các chủng viện dưới sự điều khiển của các linh mục trong dòng, để huấn luyện các chủ chăn tương lai. Năm 1633, với sự trợ giúp của thánh nữ Louise de Marillac, thánh Vinhsơn Phaolô lập dòng nữ tử bác ái có mục đích phục vụ người nghèo; dòng có một sức bậc phi thường và được phổ biến không gì sánh bằng khắp trên thế giới. Các nữ tu hồi đó mặc y như ở các tỉnh gốc gác của mình và sống trong các giáo xứ nơi họ phục vụ.

Năm 1643, cho Vinhsơn chứng kiến các chết của vua Louis XIII, và nhờ ý kiến của hoàng hậu nhiếp chính là Anne d’Autriche, cha được chỉ định làm thành viên Hội đồng lương tâm (cơ quan chỉ định các giám mục); nhờ thế cha can thiệp vào các vụ chỉ định giám mục, và cùng với hai linh mục Bérulle và Olier, Ngài xếp cho các giám mục được chỉ định thực sự là những chủ chăn tốt.

Và rồi ta thấy dù với bất cứ chức vụ nào: Bề trên Dòng Thăm Viếng, Bề Trên Tu Hội triều hay trong cương vị của một mục tử, thánh Vinh-sơn Phaolô đã luôn chu toàn trách vụ cách hết sức khôn ngoan. Ngài yêu thương các người nghèo khó, những kẻ đau khổ, những kẻ lao động vất vả, đặc biệt Ngài lưu tâm đến việc giáo dục các thanh thiếu nữ.

Năm 1617, Cha được chỉ định làm tuyên úy cho các tù nhân tại Gondi. Đây là giai đoạn thực tế giúp cha sống gần gũi với những người bất hạnh và thấm thía nỗi khổ vật chất cũng như tinh thần của họ. Như dấu chỉ thúc đẩy con tim tràn đầy yêu thương, Thánh nhân đã vươn cao lý tưởng phục vụ cách có hệ thống và rộng lớn hơn.

Thánh nhân cũng đặc biệt đề cao vai trò của các mục tử trong tương quan đức ái với người nghèo. Năm 1625, Người sáng lập Tu hội “Linh mục thừa sai” để giúp đào tạo các giáo sỹ theo tinh thần công đồng Trente, và nâng đỡ những người nghèo, đặc biệt là những người nghèo ở vùng quê.

Lời Chúa trong bài giảng tám mối phúc thật, được thánh nhân thực hiện cách tận căn: đi và dậy người ta bước đi trên con đường hiến chương nước trời. Ngài đã sống tận cùng lời Chúa: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng kẻ bị tù đầy vv.(Mt 25, 1tt).

Cha Vinhsơn đã trở nên bạn của người nghèo và dùng mọi phương tiện khả năng có được để hoạt động nhàm tái tạo cuộc sống luân lý và tôn giáo của họ. Một thử nghiệm nhỏ như một linh mục quản sở tại Chatillon les Dober cho ngài thấy rõ vấn đề còn rộng lớn hơn nhiều. Dầu nỗ lực cải tiến họ đạo, ngài vẫn ưu tư cho công cuộc được bành trướng rộng rãi hơn.

Trở lại Paris với sự trợ giúp của bà Gondi, ngài bắt đầu công cuộc nâng đỡ cảnh khốn cùng bất cứ ở nơi đâu, ngài tổ chức “hội bác ái” trên khắp đất Pháp cung cấp áo xống thuốc men cho người nghèo khổ hết sức rợ giúp những nô lệ bị bắt chèo thuyền từ Paris tới Marseille. Ngài thành lập một hội dòng Lazarits với mục đích truyền đạo cho dân quê và đào tạo giáo sĩ. Từ hội dòng bác ái ấy còn mọc lên hội nữ tử bác ái mà y phục của họ toàn thế giới biết đến như là biểu tượng của lòng bác ái nối liền với danh hiệu Vinhsơn.

Chúa đã dạy mọi người bài học yêu thương.Yêu thương tận cùng và yêu thương không ngừng. Chính Chúa đã sống tận cùng sự yêu thương bằng cái chết trên thập hình. Trên thập giá, Chúa đã bộc lộ tất cả trong sự yêu thương và tha thứ. Chúa đã trở nên nghèo, để sống với người nghèo. Thánh Vinh-sơn Phaolô theo rất sát gương của Chúa Giêsu để yêu thương người nghèo, những kẻ bơ vơ vất vưởng ngoài đầu đường xó chợ, và không nhà không cửa.

Việc phục vụ người nghèo với Thánh nhân, không phải theo một vài hình thức ban ơn phô trương, mà được xuất phát từ chính con tim. Đức ái với người nghèo trong linh đạo của Thánh Vinh sơn Phaolô hệ tại ở hành động phục vụ và nhận biết những nhu cầu cấp thiết nơi người nghèo: “phải ưu tiên phục vụ người nghèo, không được trì hoãn… Vậy khi chị em bỏ đọc kinh nguyện để giúp đỡ người nghèo thì hãy nhớ rằng, đó là chị em phục vụ Thiên Chúa.

Con đường và tinh thần phục vụ của Thánh Vinh Sơn Phaolô đang khích lệ và mời gọi chúng ta hãy trở nên bạn hữu của những người bần cùng khốn khổ. Theo gương Thánh nhân, mỗi chúng ta hãy là tông đồ nhỏ đem ngọn lửa tình yêu Chúa đến an ủi, vực dậy những người cùng khốn. Chúng ta hãy nhớ lời của chính Thánh nhân: “Yêu Chúa thôi, chưa đủ, nếu tôi không yêu thương anh em. Ưu tư, lao tâm, khổ trí của tôi, chính là người nghèo”.

Ngài qua đời vào ngày 27 tháng 9 năm 1660, sau khi đang miệt mài với sứ vụ của mình. Chúa thưởng công Ngài bằng muôn vàn phép lạ sau khi an nghỉ, vì thế, Đức Giáo Hoàng Clêmentê XIII đã nâng Ngài lên bậc hiển thánh. Với các việc làm mang tính xã hội tuyệt vời của Ngài lúc còn sống, Đức Thánh Cha Lêô XIII đã tôn Ngài làm bổn mạng các hội từ thiện công giáo và các công việc bác ái Công giáo.

Một thoáng để chiêm ngắm cuộc đời Thánh Vinh Sơn Phaolô. Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Ngài cũng cho mỗi người chúng ta cũng biết yêu thương người nghèo như thánh nhân.