22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 10)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 13)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 47)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

FATHER DAY - 2018

15 Tháng Sáu 20189:06 CH(Xem: 710)
chacon2FATHER DAY  - 2018
Thưa quý khán thính giả,
Hồi  trước ở VN hầu như ít ai biết là có ngày Father's Day. Đó chẳng phải vì không ai nghĩ đến công lao của người Cha, bởi ta vẫn có câu tục ngữ "Cha sinh, Mẹ dưỡng" là để nhắc nhở con cháu nhớ đến các bậc sinh thành.
Tuy nhiên bản tính chung của hầu hết các bậc từ phụ là chỉ biểu hiện tình thương trong ý nghĩ thầm lặng, và dẫu ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khốn khó đến đâu thì tình phụ tử vẫn sâu lắng trong tâm tưởng của người Cha. Như thể trường hợp nhà văn Nguyễn Thụy Long sau 30-4-1975, hoàn cảnh của ông thật là cực kỳ khốn khó, nhưng ông vẫn nghĩ đến đứa con của mình ngay cả khi nó còn ở trong bụng mẹ. Ông viết trong tác phẩm của ông rằng :
" Nàng mang trong bụng cái bào thai, huyết thống của tôi. Tôi sẽ phải làm việc, lao động cật lực, tôi sẽ lang thang trên những bãi rác, để kiếm đồ phế thải dù chất lượng có kém đi nhưng vẫn còn xài được. Tôi loanh quanh trong căn nhà nhỏ và nghĩ đến đứa con sẽ chào đời, nơi ăn nằm của nó, giấc ngủ yên trong tiếng ru hời của mẹ nó. Tôi phải lo cho bầu sữa được căng để cho con tôi không bị khát sữa mẹ nó...".
Hoàn cảnh của nhà văn Nguyễn Thụy Long cực kỳ khốn khó ra sao, xin mời nghe bài viết của nhà văn Nhật Tiến sau đây, dưới tựa đề:
"Nhà văn NGUYỄN THỤY LONG : TRẦN GIAN KHỔ ẢI"
Nhật Tiến

Sau 30 tháng 4 năm 1975, chỉ riêng giới văn nghệ sĩ cũng đã có biết bao nhiêu người phải cam chịu số phận bị đàn áp, bị nhục mạ và đời sống bị chôn vùi trong những hoàn cảnh tủi nhục. Nhưng với tôi, số phận của nhà văn Nguyễn Thụy Long nên được coi là một trong những số phận bi thảm nhất, xót xa nhất và cũng là cùng quẫn nhất.

Trước tháng 4-1975, ông là một nhà văn nổi tiếng và có đời sống khá vẻ vang, sung túc. Ông có nhiều tác phẩm in thành sách, có cuốn được quay thành phim  (Loan Mắt Nhung). Ông cũng có nhà khang trang ở đường Nguyễn Phi Khanh thuộc khu Tân Định, có xe hơi riêng và một gia đình đầm ấm với vợ và hai con. Vợ ông là con nuôi của nhà báo Chu Tử, chủ nhiệm tờ báo SỐNG nổi tiếng một thời. Nhờ làm báo với Chu Tử, ông tạo nên sự nghiệp văn chương, kể cả vợ ông cũng là do Chu Tử yêu mến mà gả cho.

Thế nhưng chỉ lâu sau ngày 30-4, mọi sự đã thay đổi hết. Những chi tiết trong bài này được trích từ 2 tác phẩm của ông: Viết trên gác bút và Thân phận ma trơi.

Căn nhà của ông tràn ngập bà con họ hàng bên vợ từ miền Bắc kéo vô. Bởi ông không ngờ vợ ông lại là con của một liệt sĩ. Ông kể :

- “ Sau ngày giải phóng, dép râu và mũ cối vào đầy nhà, tất cả những người đó đều là bà con cật ruột với vợ tôi. Họ nói sẵn sàng mở rộng vòng tay cứu vớt những người bà con ở miền Nam lầm đường lạc lối, họ xâm nhập vào gia đình, xía vào tất cả mọi chuyện riêng tư, sẵn sàng đấu tranh và căm thù thay cho người khác.... Họ ngồi chồm hổm ngay trên ghế salon của tôi. Mồm bà chị ruột của vợ tôi lúc thì bô lô ba loa, khi thì như thổi kèn xung phong, động viên em gái:

- Dũng cảm lên em, không đồi trụy, phản động nổ ra ở Sài Gòn. Ông kể :

       " Trong các cửa hàng kinh doanh sách báo bị thu gom tất cả, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp, cả con người.  Hàng vạn vạn cuốn sách bị thiêu đốt. Sách báo trong các nhà tư nhân bị lôi ra hỏa thiêu....Một đám thanh niên nam nữ đeo băng đỏ, độ tuổi choai choai khiêng từ nhà tôi ra những chồng sách quí giá, chất đống tưới xăng thiêu hủy. Khói lên cuồn cuộn ngút từng mây, vướng mắc cả vào cây thánh giá mỏng manh trên nóc tháp chuông nhà thờ Tân Định."

- Các con ông bị đem cho trại mồ côi. Ông kể : "Tôi được bà sơ Nhất của viện mồ côi Thiên Phước cho biết mẹ nó đã gửi chúng cho các bà nuôi nói rằng bố nó (là tôi) đã bị giết chết ngày 30 tháng 4 rồi. Mẹ nó không còn đủ sức nuôi nên xin nhờ vào lòng bác ái của Chúa".

- Còn mái nhà ấm cúng thân yêu của ông nay đã sang tay người khác. Ông kể :

 " Căn nhà đủ tiện nghi có ti vi, tủ lạnh, đài, píc cớp, xe cộ. Bộ xa lông quí giá của tôi thay vì ngồi thì những đôi dép râu chồm chỗm trên đó..... Một cậu em họ vợ tôi nằm ăn dầm ở dề nhà tôi “tự nhiên như người Hà nội”. Nghiên cứu, ghi chép cả một tủ sách vĩ đại trong nhà. Trong đó có cả mấy chục tác phẩm của tôi đã xuất bản và của bạn bè đồng nghiệp viết trong nhiều năm. Cậu ta nói, cậu là người tập tành làm văn hóa cần nghiên cứu làm luận án tiến sĩ văn hóa miền Nam thời tạm chiếm.....Sau này đại tác phẩm “Vạch mặt những tên biệt kích văn nghệ”, luận án dọn thi bằng luận án tiến sĩ của cậu em vợ tôi ra đời. Trong đó có nhiều tác phẩm mang tên tôi và bạn bè làm nghề viết văn ở miền Nam bị mổ xẻ, vạch vòi, thẩm tra và giống như lời lấy khẩu cung tội phạm. Ngài tiến sĩ được phong vị giáo sư."

Và như thế, theo ông thì " Tôi có độc nhất bộ quần áo mặc trên người. Một đôi dép Nhật dưới chân. Tôi cuốc bộ trên rác rưởi, tro tàn của những đống sách bị thiêu hủy, giữa chợ trời bày bán những tàn dư Mỹ Ngụy."
Một hình ảnh như thế, trong một tâm trạng như thế hỏi sẽ còn những ai giống như ông đã phải sống trong cái cảnh  trần gian khổ ải này sau ngày 30-4.  
****
Cuộc sống của ông sau đó không khá hơn được chút nào. Niềm mơ ước của ông, hẳn cũng là của tất cả mọi người, là có được một mái nhà. Nhất là sau này ông lại có một gia đình : một người vợ trẻ đang mang bầu chờ ngày sinh nở. Ông kể :

". Cũng không thể ở nhờ ở đậu ai được. Ở đâu người ta cũng cần đến giấy tờ làm tạm trú. Tôi không có giấy tờ. Đêm xét hộ khẩu, tôi trốn như chuột, không thoát thì bị bắt, bị nộp phạt. Tôi là người sống bất hợp pháp !"

Sau ông được nhà thơ Đỗ Thế, tức Lê xuân Hảo mách giúp :

       - Ở phường này có một ao cá đang thiếu người trông coi, có một túp lều cạnh ao cá cho nhân viên bảo vệ ao ở coi ao cho tiện. Cảnh trí nên thơ lắm, có thể cùng với bạn bè tha hồ mà ngâm thơ vịnh nguyệt.

    Ông mừng rỡ nhận lời nhưng cũng phải chầy chợt nhờ vả chỗ này chỗ kia để tìm người "bảo lãnh" vì xã hội mới coi ông là kẻ đã bị vấy bùn.
    Lương của ông được hứa trả 3.000  đồng/ 1 tháng. Công việc của ông là trông nom cái ao cá rộng chừng một mẫu. Đêm đêm thì ông vác cây gậy đi rảo vòng quanh ao xem có ai ăn trộm cá không. Ban ngày thì ông phải đi hốt đầy hai xe phân chuồng heo đổ xuống ao cho cá ăn. Lại thêm đi lấy một xe chứa toàn đầu những con tép của nhà máy tôm đông lạnh gần đó làm lương thực bồi dưỡng thêm cho cá mặc dầu trên bờ ao có một dẫy nhà cầu lộ thiên để dân xóm đi cầu nhưng những thứ thải ra vẫn không đủ nuôi cá. Thì giờ còn lại trong ngày, ông bương chải ngoài chợ trời để kiếm sống. Món tiền lương ao cá, ông nhắm để dành khi vợ sinh nở. Ông kể :

"Mỗi buổi trưa tôi phải dọn sạch phân ở ba cái chuồng heo, ước chừng hai chục con heo. Đẩy xe phân về cho cá ăn rồi đẩy xe đầu tép. Tôi mót lượm những con tép sót làm đồ ăn, hái rau lang ngoài ruộng về luộc. Vợ tôi gầy xanh rớt như tàu lá. Xe phân heo tôi đẩy đến đâu, mọi người chạy tránh xa. Tôi trông giống như một con ma đói già nua, tóc râu lởm chởm, lại dở hơi thường hay cáu kỉnh. Quần áo tơi tả như thằng ăn mày. "
Công việc vất vả là thế nhưng ông vẫn cam chịu vì ít ra vợ chồng ông còn có cái túp lá ở bờ ao làm nơi trú ngụ cho dù vào những đêm mưa vì túp lều dột nát quá, vợ chồng ông phải ngồi đội áo mưa rách suốt đêm hôm. Nhưng chó má thay, cái ban quản trị ao cá này biết thóp nhu cầu của ông là cần có một mái nhà nên chỉ trả lương cho ông tháng đầu. Còn những tháng sau tính chuyện quịt.

    Sau 5 tháng không được trả lương, cả thẩy mười lăm ngàn đồng bạc ông xem ra cũng đủ cho cuộc sinh nở của vợ. Nhưng khi tới đòi thì bị chủ ao trở mặt:
         - Tôi được báo cáo ngày nào anh cũng vớt cá lên ăn. Anh dung túng cho kẻ lưới trộm cá rồi chia tiền với họ.

    Cũng vì cần túp lều làm nơi trú ngụ, mặc dù to tiếng cãi cọ nhưng cuối cùng ông vẫn phải cắn răng chịu nhục để làm cho họ không công. Tới ngày vợ ông sắp lâm bồn, ông nhẫn nại lên đòi lần nữa nhưng vẫn không có thêm xu teng nào từ tiền công trông coi ao cá. Đứa con trong bụng vợ ông quẫy đạp dữ dội vậy mà bà vẫn phải cúi gập đầu trên cái xe chứa xác tôm vụn để kiếm tìm những con tôm sót.

    Tưởng đời xót xa đến thế là hết mức, vậy mà rồi cuối cùng ông vẫn bị đuổi khỏi ao cá vì cái tội là một tên mang án phản động đang ngụy trang nghèo đói sống lẩn lút trong nhân dân. Ghê gớm thay miệng lưỡi "cách mạng" giở ra khi cần tráo trở.

    Trong hoàn cảnh đó, ông kể :
            " Dầu gì tôi cũng không thể lôi nàng lếch thếch, lang thang đi khắp đầu đường xó chợ, gầm cầu, công viên. Tuy trời đất mênh mông tha hồ màn trời chiếu đất, đâu cũng có thể là nhà. Nhưng căn bản vẫn là một mái nhà, an cư mới lạc nghiệp. Nói chuyện ấy mà buồn cười. Tôi còn nghiệp đâu mà lập. "

    Nhờ trả tiền hoa hồng cho mụ dắt mối nhà, ông thuê được một cái phòng, nguyên là một cái chuồng heo đủ chỗ cho một con nái xề với một bầy con tại một khu mà hầu hết cư dân là bọn khố rách áo ôm sống bằng nghề nhặt bao ni lông, sắt thép, vỏ đạn phế thải. Khu này có nhiều chuồng heo, mỗi chuồng heo được cải biên thành phòng cho thuê. Tiền thuê tính theo gạo, 15 kí gạo một tháng. Ở đây không có điện, tất cả phải thắp đèn dầu, nước thì có giếng chung, ỉa đái thì có ao cá tra gần đó.

    Ông đã có "nhà" nhưng đồ đạc thì không, kể cả cái giường. Ông kể:

"Đêm hôm ấy ngủ đất, nằm lạnh lưng nên tôi ho hơi nhiều, vợ tôi cũng ho và trăn trở không ngủ được, cái cống thoát nước trên đầu nằm chảy róc rách, muỗi bay vo vo góp sức phá thêm giấc ngủ chập chờn... Tôi biết rằng miếng ni lông mỏng rách trải dưới cái chiếu rách không ngăn nổi chướng khí ẩm thấp chốn chuồng heo. Nhưng làm sao được. Tôi nằm tính toán thâu đêm   ...... Thực tế tôi đang nghĩ đến một cái giường vừa hẫng hụt khỏi niềm mơ ước."

Nhà ở đã vậy, còn nghề nghiệp của ông thì sao ?

Có thể nói ông đã phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống: sửa bút bi, thợ chụp hình, sửa xe đạp, buôn bán đồ đồng nát tức đồ lạc xon, mót bãi rác để lượm đồ phế thải, rửa bao ni-lon bẩn để sau này sẽ có người đem tái chế, kể cả nghề đi dọn chuồng heo đổ vào ao để nuôi cá như đã nói ở trên. Vậy mà có khi ông cũng bị tai nạn nghề nghiệp. Số là khi đi các hang cùng ngõ hẻm để gom mua đố phế thải, có một bà cụ gọi vào bán chiếc răng vàng đã lung lay. Do cẩn thận nghề nghiệp, ông theo lời dân trong nghề dặn dò là phải mang theo một ve a-xít để thử vàng vì có nhiều loại vàng giả làm bằng đồng mạ vàng. Khi bà cụ há miệng ra để ông chấm a-xít vào răng, không may một giọt át xít rớt ra nước rãi  làm bà cụ dẫy tê tê lên. Thế là lũ con cháu bà xúm lại nện cho ông một trận. Thật là tai nạn nghề nghiệp có lẽ chỉ có Nguyễn Thụy Long mới gặp phải.

Cũng có thời ông phải kiếm ăn trên bãi rác, chủ yếu là lượm mót những bọc ni-lon. Ông cùng đám trẻ nít lui cui trên bãi rác nắng như đổ lửa lúc nào cũng như chực bốc cháy. Con người như đám thiêu thân. Những đôi mắt xanh trẻ thơ dưới cái nắng gay gắt biến thành đỏ, thàng vàng như mắt khỉ, mớ tóc rối chuyển sang màu rơm rạ. Tất cả như bầy chó hoang. Ông kể :

    " Ngày ngày tôi khiêng từng bao phế liệu rác bao ni lông về chọn lựa, phân loại ra từng thứ rồi giặt giũ, rửa sạch, phơi khô đem bán cho nhà máy tái sinh.Những bao ni lông hôi rình, thối tha đựng đủ thứ đồ phế thải, vợ chồng tôi ngồi lựa chọn, xé bọc. Tôi muốn ngạt thở, muốn nôn mửa nhưng vẫn phải làm việc. Trong khi đó bên cạnh chúng tôi có mấy con chó đói nhà hàng xóm ngồi chầu chực. Bỗng một con nhảy xổ vào đống phế liệu ngoạm một cái bao đựng gì đó rồi phóng chạy. Vợ tôi vụt đứng dậy đuổi theo. Nàng bụng chửa, con chó tha bao chạy trước, vợ tôi lạch bạch chạy theo sau. Tôi sợ vợ té nên chạy sau cản nàng, đành mặc cho lũ chó xâu xé những bao ni lông được rũ tung trên đất:
             - Em ơi! Thôi đi.
    - Nhưng nó cướp bao ni lông của mình kìa.
    - Kệ nó, cái bao ấy đựng phân đó.
    - Bỏ sao?
    - Bỏ đi! Tiếc cái gì! "
         ****
    Cuộc đời của Nguyễn Thụy Long chỉ dễ thở hơn khi nhà nước "mở cửa".
    Có một ngày một anh đầu nậu sách đến nhà ông xin được ông cho phép tái bản một số tiểu thuyết do ông là tác giả. Đang nghèo rớt, nhà thì ở thuê ở mướn, đói thường xuyên, bây giờ bỗng dưng có tiền tại sao lại không chấp nhận. Nhờ đó mà ông mua được một căn nhà nát ở khu xóm Gà bên Gia Định. Và rồi ông trở lại nghề cầm bút, ngồi trên căn gác sát mái tôn nóng cháy người để sáng tác. Công việc lao động trí óc mệt mỏi thật. Nhưng đừng tưởng ông đã được trả lại sự tư do cầm bút. Tác phẩm của ông khi được in đã bị sửa sang kỹ lưỡng. Nhiều đoạn văn được thêm vào không phải do ông viết. Ông kể :

    “Anh đầu nậu an ủi tôi:
    - Phải như thế sách mới ra được, anh thông cảm, tiền anh cũng đã lấy rồi.

    Tôi há miệng mắc quai, và cũng đã nhiều lần mắc quai. Một mình tôi chịu đựng chẳng thể chia sớt với ai được. Tôi như một nhà văn hành nghề không còn tự ái. Tôi quay ra viết truyện nhi đồng để không đụng chạm gì. Một nhà xuất bản kêu tôi lên, giám đốc nhà xuất bản đưa ra một đề nghị. Tôi đổi tên tác giả  thì sách sẽ ra được. Tôi đành lấy một cái tên lạ hoắc, tôi chẳng biết đó là thằng cha nào. Một lần khác nhà xuất bản in một cuốn tiểu thuyết về hình sự của tôi, tôi thấy tên tác giả không là tôi mà lại là tên khác. Tựa đề cũng thay đổi. Sáu tháng sau tôi biết mới đi đòi tiền nhuận bút. Anh đầu nậu trẻ trả tiền cho tôi như cho một thằng ăn xin. Hắn trả lời đốp chát vào mặt tôi:

    - Tôi phải làm thế, tiền bạc của tôi bỏ biết bao nhiêu, in cho anh là phúc. Bây giờ người ta in sách khoa học kỹ thuật vi tính có ăn hơn chứ ai in tiểu thuyết đâu. Anh đừng nói chuyện văn nghệ với tôi vô ích."

    Ngôn ngữ của nhà xuất bản đối với nhà văn sao nghe như chỉ xẩy ra ở tầng đáy của một xã hội lưu manh. Nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Viết để chỉ  cho các nhà xuất bản ở hải ngoại in.
           ***
Vào những năm cuối đời, có căn nhà của mẹ ông ở Ấp Đông Ba, Phường Nhiêu Tứ Phú Nhuận đã mua từ trước 1975, khi bà cụ rời khỏi nước thì ông được thừa hưởng. Tưởng đã an thân nhưng ông lại lâm vào cảnh bị kẻ hàng xóm mới dọn đến ở căn kế bên là kẻ có nhiều ô dù ngang nhiên lấn đất. Chúng cho thợ đến đập phá nhà của ông mà ông làm đơn khiếu nại nhưng vẫn  bị làm lơ. Theo nhà văn Nhật Thịnh thì Nguyễn Thụy Long đã viết đơn cho công an, cho Ủy Ban Nhân Dân cả Phường lẫn Quận. Báo “Công An” có cử phóng viên tới chụp hình, phỏng vấn, nhưng sau đó không dám loan tin sợ dứt dây động rừng. Thậm chí Nguyễn Thụy Long còn điện thoại cho Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc thành phố, tất cả chìm xuồng hết. Không những bị lấn chiếm đất, ông còn bị bọn côn đồ và xã hội đen ào ào đến đập phá, bị dí búa vào đầu đòi đập bể sọ, đe dọa nếu không dọn ra khỏi nhà sẽ bị thanh toán. Chúng lớn tiếng chửi bới, khinh miệt nghề cầm bút của Nguyễn Thụy Long rằng “nhà văn Ngụy chúng mày đã hết thời."

Trong đơn đề ngày 2.7.2007 Nguyễn Thụy Long viết:

Tôi nay đã 70 tuổi, sức khỏe không còn lại mang bệnh nặng. Tôi gắng gượng làm đơn cầu cứu đến khắp các cấp, tuy biết gia đình chúng tôi gửi đơn tố cáo hành động sai trái của họ, nhưng chủ nhà 158/4C vẫn không nương tay, cứ tiếp tục làm tới, đập phá nhà cửa của tôi. Hiện nay gia đình tôi lúc nào cũng sống trong sự sợ hãi lo âu, chúng tôi luôn bị những lời cảnh cáo đe dọa từ phía người chủ nhà 158/4C. Rất mong được sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời của các cơ quan chính quyền, để gia đình chúng tôi an tâm sinh sống và nhất là tài sản của gia đình chúng tôi không bị bọn người xấu lợi dụng danh nghĩa chính quyền lấn chiếm, đập phá.”

Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thúy cho biết Nguyễn Thụy Long bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lại có lần bị tai biến mạch máu não. Ông ăn uống bình thường, tinh thần khỏe mạnh, nhưng“luôn tỏ ra u uất, buồn và chán nản". Bà giải thích:

“Sở dĩ anh ấy bị đột quỵ, bị tàn phế là do mấy ông nhà nước này. Anh ấy bị khủng bố đủ mọi mặt nên bị đột quỵ. Tâm sự của anh chỉ muốn mọi người nói giùm người dân tất cả những oan ức họ đang chịu đựng.”

 Những ngày cuối cùng, ông vào bệnh viện Nguyễn Văn Học trong tình trạng hôn mê, không nói được lời nào phải nằm ở phòng cách ly dành cho bệnh nhân bị bệnh nguy cấp. Ba ngày cuối, ông được chuyển sang phòng thường  và mất vào lúc 2 giờ chiều  ngày 3.9.2009. Ông để lại hơn 40 tác phẩm giá trị như Vác Ngà Voi, Bước Giang Hồ, Loan Mắt Nhung, Bà Chúa Tám Cửa Ngục, Kinh Nước Đen, Ven Đô, Hạt Giống Của Trời,Tốt Đen,Vang Tiếng Ruồi Xanh, Những Cánh Tay Thuồng Luồng..v..v và những cuốn viết sau 1975, in ở hải ngoại như Nửa Đời Bóng Tối,Viết Trên Gác Bút, Thân phận ma trơi, Giữa Đêm Trường, Người Xây Lò, Thìn Ma...

Nhận định về Nguyễn Thụy Long, nhà văn Uyên Thao chủ trương nhà xuất bản Tiếng Quê Hương đã viết :

" Anh ra đời với điều kiện bẩm sinh không thể xa rời nghiệp dĩ văn chương. Cái không may của anh là phải sống trong thời kỳ con người bị bóp nghẹt, bị ngược đãi, bị biến dạng thành hoang thú.... Anh đã viết bằng cảm xúc của một nạn nhân bị dập vùi, viết về những thân phận bị dập vùi và viết bằng ý tình chân thật của một con người chưa biến dạng.

 Với riêng tôi, tôi  nhìn thấy sau 30-4-1975, ở VN xuất hiện hai cảnh đời, một ở miền Nam, một ở miền Bắc. Đó là chân dung của hai người cầm bút: Nguyễn Thụy Long và Nguyễn Chí Thiện. Cả hai trong nhiều năm ròng rã đã trầm luân trong khổ ải, đã đi gần hết cuộc đời qua những khó khăn nghiệt ngã. Tôi ví các anh như những vì sao trên trời đi lạc xuống trần gian khổ ải, nhưng nay cả hai  đã tìm thấy con đường trở lại được cõi bình an vĩnh hằng.
                                              
 NHẬT TIẾN, tháng 6-2018