22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 16)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 21)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 59)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 38)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 46)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Lương thực Thánh (18.04.2018 – Thứ Tư Tuần III Phục Sinh) Tin Mừng: Ga 6,35-40

18 Tháng Tư 20185:05 SA(Xem: 2038)
18-4Lương thực Thánh
(18.04.2018 – Thứ Tư Tuần III Phục Sinh)
Tin Mừng: Ga 6,35-40

✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an

35 Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói ; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ ! 36 Nhưng tôi đã bảo các ông : các ông đã thấy tôi mà không tin. 37 Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, 38 vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. 39 Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. 40 Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”

Kể truyện

 Một hôm, nàng công chúa xinh đẹp theo cha vào rừng săn bắn. Trên đường, nàng gặp một hoàng tử oai hùng, dũng mạnh và rất đẹp trai. Hai người chào hỏi nhau rồi đi.

Về nhà, công chúa trở nên u sầu, biếng ăn, sức khỏe ngày một suy yếu, cơ thể trở nên bệnh tật. Vua cha rất lấy làm lo lắng, truyền cho tất cả thần y phải chữa cho khỏi bệnh cho công chúa. Nhưng bệnh tình càng chữa càng thêm nguy kịch.

Người mẹ vỗ về, con cứ mãi bệnh như thế này sẽ dẫn đến cái chết. Vậy con mong muốn điều gì không, mẹ sẽ giúp con.

Công chúa như được mở tấm lòng, liền nói với mẹ: Con muốn được gặp công tử, hôm trước gặp ở trong rừng khi đi săn.

Hoàng hậu liền truyền cho tất cả các quan trong triều thần tìm kiếm hoàng tử. Sau nhiều ngày kiếm tìm, hoàng tử cũng xuất hiện.

Công chúa còn đang sốt miên man, thì hoàng tử đến bên và chào công chúa xinh đẹp, sau đó, chàng hôn lên trán nàng. Và như một liều thuốc tiên, công chúa liền tỉnh giấc, và tươi cười chào hỏi, nói chuyện với hoàng tử. Như chưa bao giờ binh bạo bệnh.

Suy niệm

Thánh Thể trong Thần Học và Linh Đạo của Thánh Phaolô.

Không có gì nơi Người, trong lời nói cũng như hành động, mà không có giá trị sáng tạo, mạc khải và cứu độ, vì chính Người là Ngôi Lời Nhập Thể, là “Đấng hằng ở nơi cung lòng” Thiên Chúa và đến trần gian để “ở cùng” nhân loại, thu hợp muôn loài trong trời đất vào sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa.

Truyền thống Kitô giáo thường nhấn mạnh tâm điểm của mạc khải chính là Lời Thiên Chúa, nhập thể trong thế giới lịch sử, vào một Ngôi Vị, “đã thành xác phàm” (Ga 1:14) để có thể gặp gỡ trọn vẹn và tự hiến làm của ăn “bởi trời” cho nhân loại trong biến cố Thánh Thể.

Chúng ta biết Thánh Thể được thiết lập vào đêm Đức Giêsu bị trao nộp, trong khung cảnh của Bữa Tiệc cuối cùng với các môn đệ thân yêu, giữa bầu khí tưng bừng mừng Lễ Vượt Qua của toàn thể Dân Chúa (Mt 26:26-28; Mc 14:22-25; Lc 22:19-20; 1 Cor 11:23-25).

Trong thời kỳ giáo hội sơ khai, những dấu hiệu làm tan rã cộng đoàn tín hữu Côrintô ngày xưa là sự kiện lạm dụng tự do, bất đồng quan điểm về tiêu chuẩn đạo đức, giá trị luân lý và những ân ban của Thần Khí, cũng như tình trạng sống buông xả tự tiện vô luân của một số tín hữu (1Cor 1:11; 5:1-6:20; 7:1-9, 10-16; 10:1-11:1). Trong những lý do trên, có một lý do rất nguy hiểm, đó là họ đã ăn những thứ thờ cúng như một của ăn nuôi dưỡng phần hồn.

Thánh Phaolo đã xác định lại ý nghĩa trọng tâm của các Hy Tế trong Cựu Ước qua những lễ vật hiến dâng cũng như việc ăn uống trong các nghi thức phụng thờ như là biến cố hiệp thông thân mật, đích thân với Thiên Chúa. Vì thế, Phaolô bày tỏ lập trường dứt khoát: “Anh em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được” (1 Cor 10: 21).

Thánh Thể là bánh Thánh. Với đức tin Công Giáo, Thiên Chúa hiện diện thật trong tấm bánh nhỏ mọn. Như vậy, khi chúng ta rước Thánh Thể, chúng ta phải có lòng ước ao trở nên thần lương cho cả xác và hồn của chúng ta. Để rước Thánh Thể vào trong lòng, ta phải có tâm hồn trong sạch, thánh thiện, đơn sơ và ao ước, để khi Chúa ngự vào lòng ta, ta sẽ được sự sống đời đời, tâm hồn ta biến đổi, cuộc sống ta bình an, tấm lòng ta rộng lượng luôn tha thứ.

Như Thánh Gioan Maria Vianey suy niệm về Thánh Thể:

“Lương thực của tâm hồn chính là Mình và Máu của Con Một Thiên Chúa.”

“Hãy đến mà rước lễ. Hãy đến với Chúa Giêsu. Hãy đến sống với Ngài, để sống cho Ngài”.

“Thiên Chúa tốt lành muốn tự hiến cho chúng ta, trong bí tích tình yêu của Ngài. Ngài đã ban cho chúng ta một ước muốn bao la và lớn lao mà chỉ mình Ngài có thể thoả mãn”.

“Rước lễ làm cho tâm hồn như một hơi thổi vào lửa sắp lịm tắt, mà nơi đó vẫn còn nhiều than hồng”.

Như Thánh Nữ Maria Mađalêna, đã ao ước đến bên Chúa Giêsu, lấy thuốc thơm lau chân Chúa, sống trong Chúa và được Chúa biến đổi cuộc đời, và đã trở nên Thánh.

Ngày nay, đời sống người Kitô hữu đã coi nhẹ Bí Tích Thánh Thể, các tín hữu trong hàng giáo dân, hàng tu sĩ và cả hàng giáo phẩm. Hầu như việc coi trọng Thánh Thể là nguồn sống cả xác và hồn không bằng thực phẩm nuôi sống con ngừoi hàng ngày. Rất nhiều người coi trọng vật chất hơn Thần lương.

Không giống như đời sống cộng đoàn tín hữu Côrintô, đã ăn của thờ cúng như thần lương, mà hôm nay, các tín hữu đã mất niềm tin vào Thánh Thể. Thánh Thể đã không biến đổi đời sống của họ nên con cái Chúa Kitô.

Đời sống người Kitô hữu hôm nay, rước Thánh Thể như một truyền thống. Cho nên, rước Thánh Thể rồi, tâm vẫn lo âu, vẫn kiếm tìm, vẫn kiêu căng tự mãn, vẫn nói hành nói xấu, vẫn ghen ghét hận thù… Tâm hồn không biến đổi nên thánh thiện, nên đơn sơ, nên hiền lành…

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho con mỗi khi rước Thánh Thể là mỗi lần con rao truyền Chúa Cưu chuộc: “mỗi  lần ăn bánh và uống Chén này, là anh  em loan truyền Chúa đã chịu chết.” ( 1Cor 11: 26). Và cho con khi “ăn thịt Ta và uống máu Ta thì được sống muôn đời”  như Chúa đã hứa cho những ai lãnh nhận bí tích này (Ga 6:54). Amen./.

Gã Đầu Bạc