18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 13)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 30)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

ĐỜI LÀ BỂ KHỔ

01 Tháng Hai 20184:21 CH(Xem: 1712)
cggiotayĐỜI LÀ BỂ KHỔ

Thánh sử Mát-thêu mở đầu sách Kinh Thánh của ngài bằng cách viết về Gia phả của Đức Giê-su; Thánh Lu-ca thì mở đầu bằng trình thuật thời thơ ấu của Đức Giê-su và Thánh Gio-an Tẩy Giả; Thánh sử Gio-an thì mở đầu bằng “Lời tựa” trình bày lý do viết sách, sau đó đi thẳng vào “Tuần lễ khai mạc Sứ vụ của Đức Giê-su”. Khác với các tác giả vừa nêu, Thánh sử Mác-cô mở đầu sách Kinh Thánh của ngài bằng cách đi thẳng vào “Giai đoạn dọn đường cho sứ vụ của Đức Giê-su”. Đức Giê-su khởi đầu sứ vụ bằng việc tới sông Gio-đan xin ông Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa. Tiếp theo đó, Người thu nhận 4 môn đệ đầu tiên (gồm các ông Si-mon, An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an).

Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật Đức Giê-su rời khỏi hội đường Ca-phác-na-um, rồi đi tới nhà 2 ông Si-mon và An-rê. Tại đây Người đã chữa lành bệnh cho nhạc mẫu ông Si-mon. Tiếp theo, Người chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ. Cuối cùng, Người rời khỏi Ca-phac-na-um từ sáng sớm (lúc trời còn tối). Người bảo các môn đệ: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường và trừ quỷ” (Mc 1,35-39).

Như vậy, chủ đề chính của Chúa nhật này (CN V/TN-B) là công việc truyền giáo (rao giảng Tin Mừng cứu độ, chữa lành bệnh tật cho nhiều người, nói chung là chia sẻ tình thương với mọi người). Có lẽ cũng vì thế, Giáo hội mới ấn định bài đọc 1 bằng cách trích một đoạn trong sách của ngôn sứ Gióp (G 7,1-4.6-7). Đoạn văn này nói về cuộc sống của con người nơi trần thế vô cùng cực nhọc vất vả. Quả thật “Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao? Và chuỗi ngày lao lung vất vả đâu khác gì đời kẻ làm thuê?” (G 7,1). Nếu cứ như vậy đi tới chỗ không tìm được lối thoát, con người sẽ chẳng còn tin tưởng vào sự gì, chán đời, bi lụy, trở nên bi quan yếm thế tột cùng. Tuy nhiên, nếu chịu suy nghĩ chín chắn sẽ hiểu ra được đời là thế, đời chưa phải, không phải là bồng lai tiên cảnh, là Thiên đàng, Niết bàn, mà thực chất đời chỉ là bể khổ. Những gian lao khổ ải là những khó khăn trở ngại tất yếu của cuộc sống trần ai, và nếu vượt qua được thì sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực.

Nhận chân được vấn đề, con người sẽ kiên trì phấn đấu, nhưng cũng có thể với sức người mỏng giòn yếu đuối, không thể vượt thắng được thử thách, thì phải biết cậy dựa vào Đấng Toàn Năng như ông Gióp thủa xưa: Ông đã thất vọng (“Ngày đời tôi thấm thoát hơn cả thoi đưa, và chấm dứt, không một tia hy vọng”). Thất vọng nhưng không tuyệt vọng, mà biết chạy đến thưa với Đấng mà ông đã biết và đã tin: “Lạy ĐỨC CHÚA, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ” (G 7,6-7); từ đó ông khẩn thiết van nài xin Người cứu chữa. Ông đã được toại nguyện “Người sẽ lại cho miệng anh rộn rã tiếng cười, và môi anh vang khúc hoan ca. Kẻ thù ghét anh phải thẹn thùng xấu hổ, nơi ở của phường gian ác cũng chẳng còn” (G 8,21-22). Vấn đề đặt ra chính là ở chỗ đó.

Cuộc sống của mỗi người đều phải trải qua những lúc khổ đau, bệnh tật, bởi “sinh, lão, bệnh, tử”, phải luôn luôn đối mặt với môi trường, với thiên nhiên khắc nghiệt, ấy là chưa kể còn phải chống cự với những nham hiểm của lòng dạ con người và nhất là sự ranh ma quỷ quyệt của ma quỷ. Hiểu được giá trị của đau khổ không phải là để than trời trách đất, cũng không phải là để bi quan chấp nhận coi như đó là số mệnh, là định mệnh bất di bất dịch. Hiểu được giá trị của đau khổ phải là để thanh luyện, để trui rèn sao cho con người của mình trở thành một vũ khí chống lại sự dữ, khắc phục khổ đau.

Với Ki-tô hữu thì hiểu được giá trị của đau khổ có nghĩa là biết chấp nhận hy sinh vì những thử thách do Đấng mà mình tin là Đức Giê-su Thiên Chúa đã gửi đến cho mình. Cũng bởi vì chính Người đã dạy: “Thầy sai anh  em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10, 16) và cảnh báo: "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.” (Mt 10,17-18). Thánh Phao-lô đã trải nghiệm đúng như Lời dậy của Đức Ki-tô; vì thế, trên hành trình rao giảng Tin Mừng tới Trô-a, rồi từ Mi-lê-tô, Thánh nhân sai người đi mời các kỳ mục trong Hội Thánh Ê-phê-xô. Khi họ đến gặp, ngài đã nói với họ: Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng” (Cv 20,17-30).

Nói chung, các Thánh Tông đồ cũng vậy, chấp nhận làm môn đệ của Chúa Ki-tô là chấp nhận hy sinh, thử thách, bởi Chúa không hề bảo khi đi theo Người thì ôm theo hoa lá bạc vàng hay những thứ sơn hào hải vị, mà là vác thập giá mình mà theo ("Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo" - Mt 16,24). Và quả nhiên thập giá của các Thánh Tông đồ vác đi theo Chúa không nhẹ nhàng gì. Các ngài đã bị Thượng Hội đồng "cho gọi các Tông đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra" (Cv 5,40). Đó chính là "lửa thử thách" như Thánh Phê-rô khuyên bảo (“Anh em đang bị lửa thử thách: đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em. Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ” – 1 Pr 4,12-13).

Với xã hội văn minh ngày nay, thì cây thập giá mỗi Ki-tô hữu vác đi theo Chúa, nhìn theo góc độ thể chất thì có vẻ như nhẹ nhàng hơn cách đây 20 thế kỷ. Tuy nhiên, nhìn theo góc độ tâm linh thì còn khốc hại hơn xưa nhiều. Sự bách hại đạo Chúa không còn là gông cùm tù rạc về thể xác như các Thánh Tử Vì Đạo Việt Nam cách đây 4 – 5 thế kỷ đã phải gánh chịu; mà chính là những gông cùm tù rạc về tinh thần, nhất là những cám dỗ của ma quỷ thì lại càng tinh vi xảo quyệt gấp bội. Hoá cho nên dù chịu đánh đòn hay nhục hình (tinh thần hoặc thể xác), thì hãy nghĩ rằng đó chính là thập giá Chúa gửi đến cho mình, để được đồng hành với Chúa trong công trình cứu độ nhân loại.

Hãy học theo gương các Tông Đồ thủa xưa, sau khi bị đánh đòn các ngài đã "ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su" (Cv 5,40-41). Hoặc như Thánh Phao-lô: “Nhờ ơn Chúa toàn năng nâng đỡ, chúng tôi có thể vui mừng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra cho cuộc đời chúng tôi” (Cl 1,11) và Thánh Phê-rô: “Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô, anh em thật có phúc, bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền, là Thần Khí của Thiên Chúa, ngự trên anh em. Đừng có ai trong anh em phải chịu khổ vì tội giết người, trộm cắp, làm điều gian ác hoặc dây mình vào việc người khác; mà nếu có ai phải chịu khổ vì danh hiệu Ki-tô hữu, thì đừng xấu hổ, nhưng hãy tôn vinh Thiên Chúa vì được mang danh hiệu đó” (1 Pr 4,14-16).  

Vâng, cách này cách khác, chúng ta luôn là những bệnh nhân rất cần thầy thuốc. Chỉ sợ rằng chúng ta quên mất Người Thầy Thuốc chí nhân chí thánh ấy, chớ Người không bao giờ quên chúng ta, bởi "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi" (Mc 2,17). Còn một điều đừng quên là dù có gặp thầy gặp thuốc giỏi tới đâu chăng nữa thì vấn đề chữa khỏi bệnh vẫn tuỳ thuộc vào chính bản thân người có bệnh, nhất  là ở những căn bệnh, những nỗi đau khổ thuộc lãnh vực tâm linh, siêu hình. Ngay như khi chữa bệnh cho mọi người, Đức Giê-su Ki-tô cũng thường nói "Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy!” (Mt 8,13), "Này con, cứ yên tâm, lòng tin của con đã cứu chữa con" (Mt 9,22). Nói cách cụ thể, mọi khổ đau phiền lụy chỉ được chữa lành khi bản thân người bệnh có ý chí và thực lòng tin cậy vào Đấng mà mình đã kêu xin Người chữa trị. Cũng bởi vì “Cánh đồng đức tin đích thực chính là tâm hồn mỗi người chúng ta, là cuộc sống chúng ta. Chính trong cuộc sống chúng ta mà Chúa Giê-su yêu cầu để cho Lời Ngài đi vào để có thể nẩy mầm và tăng trưởng!” (“Những câu nói nổi bật của ĐTC Phanxicô I” – Cát Minh – nguồn: Thanhlinh.net).

Ngoài ra, còn một cách thế rất hữu hiệu để xoa dịu nỗi đau khổ của chính mình, là ra khỏi bản thân, đến với anh em để chia sẻ và được chia sẻ. Chính thế, "Một nỗi đau buồn được chia sẻ thì sự buồn đau vơi đi được một nửa, nhưng hạnh phúc khi được sẻ chia lại tăng gấp đôi.” (Francis Bacon). Bà mẹ vợ ông Phê-rô sau khi được chữa khỏi thì đã vội vàng đi phục vụ (("bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường" thì được "Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài"  – Mc 1,30-31); hoặc như Thánh Phao-lô “Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.” (1 Cr 9,22-23). Đó là những minh hoạ cho sự ra khỏi chính mình và chỉ có ra khỏi được chính mình mới đến được với anh em.

Tắt một lời, hãy kiên trì học cho được tấm gương sáng chói của vị Tông đồ dân ngoại: "Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. Với người Do Thái, tôi đã trở nên Do Thái, để chinh phục người Do Thái. Với những ai sống theo Lề Luật, tôi đã trở nên người sống theo Lề Luật, dù không còn phải sống theo Lề Luật nữa, để chinh phục những người sống theo Lề Luật. Đối với những kẻ sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người sống ngoài Lề Luật, dù tôi không sống ngoài luật Thiên Chúa, nhưng sống trong luật Đức Ki-tô, để chinh phục những người sống ngoài Lề Luật. Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu" (1 Cr 9,19-22).

Vượt sông, vượt biển tuy có khó khăn, nhưng còn có thể khắc phục, đến như vượt qua được chính mình mới là thiên nan vạn nan. Mà không vượt qua được chính mình thì làm sao đến với anh em? Vấn đề đặt ra là bản thân mình có bệnh, mình muốn được chữa khỏi, hoặc chí ít cũng được anh em chia sẻ, cầu phước cho mình. Vậy tại sao không nghĩ rằng anh em có bệnh, anh em cũng mong đựoc như thế?  Điều tất yếu chỉ có thể là: "Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta" (Mt 7,12); và đừng bao giờ quên: “Điều gì mình không muốn, thì mình cũng đừng làm cho người khác” (“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Khổng Tử).

Đúng vậy, “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 12,7). Hãy đến với anh em bằng tấm lòng nhân hậu của Đức Ki-tô Thiên Chúa. Hãy hoà giải với anh em trước khi dâng của lễ. Vâng, hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người anh em đang phải chịu nhiều đau khổ ở khắp nơi trên thế giới: đau khổ tinh thần, đau khổ thể xác, đau khổ vì chiến tranh, vì thiên tai, vì già yếu, bệnh hoạn. Cũng đừng quên cầu xin Chúa cho bản thân luôn biết nhìn lên Thánh Giá, suy gẫm cuộc tử nạn của Chúa, để có thể dũng cảm chấp nhận mọi đau khổ hàng ngày – vì "Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" (Mt 6,34) – đồng thời luôn biết cố gắng nâng đỡ những con người bất hạnh chung quanh. Ước được như vậy. Amen. Về mục lục.

JM. Lam Thy ĐVD