Sunday, April 20, 20258:27 PM(View: 23)
Sáng hôm nay là Chúa Nhật, Lễ Phục Sinh năm Thánh 2025, tôi được nghe bài giảng của LM Charles Chung Trần, giáo xứ Thánh Linh, Nam California. Trước khi làm linh mục thì cha Chung đã là một vị bác sĩ Y Khoa. Cha chia sẻ cảm nghiệm như sau:
Friday, April 18, 20258:13 PM(View: 48)
Nguồn: Medjugorje News Thị nhân Vicka của làng Medjugorje đã chia sẻ như sau:
Friday, April 18, 20253:14 PM(View: 48)
Nguồn: Medjugorje News Đức Mẹ đã nói:
Wednesday, April 16, 20258:13 PM(View: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ lại hiện ra nhiều lần nữa với bà thị nhân Pierina vào năm 1966. Lần này thì Đức Mẹ hiện ra ở vùng Fontanelle, nước Ý. Sự hiện ra này kéo dài trong nhiều năm.
Wednesday, April 16, 20257:42 PM(View: 63)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ hiện ra với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại vùng Montichiari, nước Ý. Vào năm 2024, Toà Thánh Vatican đã chấp nhận cuộc hiện ra ngày của Đức Mẹ là sự thật.
Tuesday, April 15, 20252:34 PM(View: 71)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Cha Madison Hayes kể một câu chuyện về thánh tượng cao 4 feet có tên là Đức Mẹ Beauraing. Tượng Đức Mẹ này được cha chính xứ mua từ thập niên 1980. Nay tượng đặt tại sân nhà thờ St. Bernard Catholic Church ở vùng Talkeetna, toạ lạc dưới chân núi Mount Denali. Núi này là một trong những ngọn núi cao...
Monday, April 14, 20259:35 PM(View: 72)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Đức Mẹ Maria đã chữa lành trái tim bịnh tật của một em bé. Điều này đã làm cho cả một gia đình xúc động. Ông bà Eric và Andrea Paul cùng với con trai là bé Bruce đã được Đức Mẹ chữa lành tại nhà thờ Bernard Catholic...
Sunday, April 13, 20257:47 PM(View: 80)
Theo thống kê thì khi về hưu, người ta cảm thấy yếu nhược hẳn đi bởi vì người ta không còn thấy đời mình có mục đích hay có ý nghĩa nữa. Để có thể sống thọ hơn thì cuộc đời của con người phải có mục đích, phải có các thói quen tốt và có sự liên lạc với cộng đồng nơi mình sống. Một số người nói rằng để có thể sống thọ thì người ta không nên về hưu sớm.
Saturday, April 12, 20257:41 PM(View: 81)
Tác giả Matt C. Abbott kể: Một tác giả cũng là một người làm về truyền thanh Công Giáo và rao giảng Tin Mừng là ông Jesse Romero. Ông đã cho tôi thêm tin tức về LM John Corapi.
Saturday, April 12, 20256:55 PM(View: 66)
Có những biến cố như các phép lạ và các phép chữa lành đã xẩy ra nhưng không phải là do tình cờ hay là do sự may mắn mà đó là những phúc lành mà Chúa cho phép xẩy ra để đem lại kết quả thiêng liêng cho những ai nhận được ơn lành này.

TÌNH MẸ

Sunday, May 12, 20245:03 AM(View: 259)

mẹ conTÌNH MẸ

Tình mẫu tử thiêng liêng ở bất kỳ sinh vật nào.

Đối với thú vật, người ta gọi đó là bản năng. Nhưng với con người bản năng được gọi bằng những chữ văn hoa hơn: Tình mẫu tử.


Chính cái bản năng làm mẹ mà một con gà mái, sẵn sàng đương đầu với diều hâu, để bảo vệ đám gà con, không hề biết mình quá nhỏ bé so với kẻ tấn công muốn sát hại con mình.


Bản năng làm mẹ cũng khiến cho chó mẹ trở nên vô cùng hung dữ, dù khi chưa có con, nó là một con chó rất hiền. Nếu bạn thò tay vào ổ định bắt chó con, chó mẹ sẵn sàng cắn bất chấp cả chủ nhà.


Khi nói tới công lao của người mẹ, ngoài chuyện mang nặng, bản thân người mẹ còn phải chịu đựng những cơn hành hạ về thể xác khi cưu mang một mầm sống trong người.


Biết bao gian nan cực nhọc từ lúc tượng hình cho đến ngày khai hoa nở nhụy còn phải chịu cảnh banh da xẻ thịt vô cùng đau đớn.

Người ta ví chuyện sinh nở của sản phụ, như một cuộc chiến giữa biên giới sanh và tử . Có rất nhiều trường hợp người mẹ phải hi sinh mạng sống để cứu đứa con.


Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.


Khi sinh đứa con đầu lòng, tôi mới hiểu thế nào là banh da xẻ thịt, hoàn toàn theo đúng nghĩa đen, chẳng có ví von chút nào. Cũng chẳng nói quá thậm xưng, mà bây giờ bên VN người ta bảo là cường điệu. Vì vậy khi qua Mỹ tôi thường nói đùa, mấy bà sanh ở đây không biết đau như mấy bà sanh ở Việt Nam. Đau tới độ nhìn chỗ nào cũng toàn thấy đom đóm lập loè. Đau để thông cảm cho các bà lăn lộn kêu gào chửi rủa mấy ông chồng.


Bên Mỹ người ta cho phép chồng vào xem cảnh mấy bà lúc lâm bồn, để cảm thương cho người vượt cạn.


Dù đầu óc tiếu lâm, tôi cũng không thể nào cười nổi khi thấy một dãy các bà bầu, chỉ mặc áo (để cho tiện) đứng xếp hàng một, mà tôi cũng không ngoại lệ, cũng đứng trong hàng.


Bụng bà sau đụng lưng bà trước. Chờ cô mụ bảo leo lên giường, xem tới chưa (giờ em bé chui ra). Chưa tới bị đuổi ra ngoài: chờ tiếp.


Mỗi ngày bệnh viện Từ Dũ đỡ đẻ cho cả trăm bà bầu. Và khi sanh thì đâu có phân biệt người giàu hay nghèo, hễ ai tới giờ thì mới được vô trong, vì vậy phía trước phòng sanh các bà chen chúc đông như cái chợ. Sanh nhà thương công thì phải chịu thôi.


Có điều nhà thương Từ Dũ là nơi có nhiều bác sĩ giỏi, và có đủ phương tiện để cấp cứu khi gặp trường hợp nguy kịch.


Vì vậy đa số sản phụ chọn nhà thương Từ Dũ để tránh rủi ro. Dù có bị nhét nằm chờ như cá mòi. Hơn nữa vào nhà thương công còn được miễn phí (cho công nhân viên).


Tôi bị xếp nằm chung trên một cái ghế dài để ở hành lang. Nằm tráo đầu đuôi. Cái cô nằm chung cứ cằn nhằn than phiền chật quá, kêu tôi xích ra. Tôi chiều lòng cô, ráng co người cho thật nhỏ lại, mà vẫn không làm cô vừa lòng.


Khi cơn đau dồn dập đến, lắng nghe một hồi, tôi nhận ra cơn đau đến theo một chu kỳ như trong giản đồ.


Bắt đầu râm ran ở dưới chân, bò từ từ lên tới đỉnh, là lúc đau nhất, nhói lên một cái. Rồi như xe tuột dốc, mình xả hơi được vài giây, rồi tới một chu kỳ mới. Ráng gồng lúc cơn đau lên tới đỉnh. Tôi nhớ tới chuyện Hoa Đà rạch tay Quan Công để rút mũi tên trúng độc. Tay còn lại Quan Công vẫn chơi cờ.

Đừng quá tập trung vào chuyện bị mổ, sẽ bớt đau. Khoa học ngày nay đã chứng minh được điều ấy.


Chẳng có việc gì ngoài việc nằm chờ, thôi thì ráng nghe ngóng cơ thể mình phản ứng ra sao, cũng là cách làm cho cảm thấy bớt đau.

Niềm hân hoan sắp thấy mặt con, nên tôi cố nằm im nghe cơn đau của cơ thể.


Người ta nói trói chân vào đánh khen thay chịu đòn, thiệt là đúng cho mấy bà đẻ.


Giỏi hay dở thì cũng ráng chịu.


Chẳng có bất kỳ một người thân nào bên cạnh để mà an ủi vỗ về hay làm nũng. Ở VN, người nhà của sản phụ không được vào khu vực đỡ đẻ.


Cơn đau càng lúc càng gần nhau, nghĩa là độ lớn của parabol càng lúc càng nhỏ. cơn đau càng dồn dập.Cho tới khi chỉ cách nhau vài giây. Lúc đó tôi mới được leo lên giường. Bây giờ cô đỡ chỉ việc lấy kéo bấm một cái (cắt sống) để đứa bé chui ra cho nhanh khỏi ngộp thở.


Sanh ở VN thời bao cấp là một kinh nghiệm nhớ đời. Vì ai cũng bị xẻ thịt. Mấy bà sanh dễ người ta bảo đẻ như gà.

Chẳng biết bên Mỹ các bà bầu có thấy đom đóm trăng sao lúc sanh con không? Chứ ở VN, ngoại trừ chuyện đau quằn quại, còn bị nghe các cô y tá quát tháo. Có lẽ vì các cô phải làm việc nhiều quá. Tôi nghĩ thầm đi sanh mà giống như tội phạm, chẳng hề có ý nghĩ mình được phục vụ. Mà có cảm giác mình làm phiền, hay đến xin xỏ người ta ân huệ.


Vào nhà thương công bị đối xử như vậy. Nhưng mấy bà trong xóm tôi, năm nào cũng vào thăm Từ Dũ một lần. Mẹ tôi bảo mấy bà thề không sanh nữa là thề cá trê chui ống. Có vẻ như chuyện đau và chuyện đẻ là hai chuyện khác nhau.

Đau thì cứ đau,nhưng đẻ thì cứ đẻ. Trời sinh voi sinh cỏ.


Có điều bây giờ cũng chẳng còn cỏ nữa đâu. Người ta phá ruộng vườn để xây nhà hết rồi.

Như vậy xẻ thịt là nghiệp đầu tiên mẹ (ở VN) phải chịu. Đau đến độ, người ta cắt sống mà vẫn không thấy đau.Vì khi các cơ co thắt để tống đứa bé ra còn đau hơn vết kéo (dù cắt sống).

Bản năng làm mẹ thật là diệu kỳ cho tất cả mọi sinh vật. Ngay sau đó cảm giác đau biến mất tựa như chưa hề có, nhường cho niềm vui ập đến khi nghe tiếng con khóc.

Quan sát cảnh bên Thái Lan người ta đỡ đẻ cho voi. Người ta cũng phải cột chân con voi mẹ, mọi người chung quanh cũng hò reo hú hét, hồi hộp chờ voi con chui ra, để đem đi lau chùi. Vừa dứt cơn đau là voi mẹ đã dáo dác ngó quanh tìm con. Hoặc bò mẹ cũng biết liếm láp chùi rửa cho bê con.
Đối với bất kỳ bà mẹ nào, đứa con chẳng bao giờ khôn lớn trong mắt bà.

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.


Được ở gần con là hạnh phúc chẳng thể nào sánh được.

Mẹ cười con khóc từ giây phút đầu tiên, để rồi suốt đời còn lại, mẹ sẽ khóc cho con được cười. Cái nghiệp của mẹ là thế.


Chúng ta thường nghe nói công cha nghĩa mẹ. Nhưng trong thơ văn người ta nói rất ít về người cha, mà thường dùng mẹ để tôn vinh: Đất mẹ, tiếng mẹ đẻ.


Nhà văn Thanh Tịnh khi nói về ngày đầu tiên đi học, cũng nói mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi.


Trong đời sống hàng ngày, chỗ nào cũng thấp thoáng bóng hình mẹ.


Ngồi buồn nhớ mẹ năm xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

Trong thơ văn thì ôi thôi ngập tràn.

Nửa đời phiêu bạt tha hương.

Bóng quê dáng mẹ trĩu vương trong lòng.

ST