Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 21)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 27)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 30)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 41)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 46)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 48)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 43)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.
Thursday, November 7, 202411:45 AM(View: 43)
Nguồn: Purgatory "Có linh cảm rằng mình không thể sống lâu nữa nên ông hoạ sĩ xin phép một linh mục Bề Trên cho ông vào ở trong một tu viện. Ông dâng cúng tất cả gia tài của mình cho tu viện ấy...
Wednesday, November 6, 20245:29 PM(View: 48)
Cách nay hơn 25 năm, gia đình tôi gồm có mẹ, chị, anh tôi và tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tụng kinh trước tượng của Đức Phật trong căn nhà ngèo nàn tồi tệ của gia đình. Việc tụng kinh này thể hiện lòng sùng kính sốt sắng của chúng tôi với Đức Phật. Thường thường mỗi buổi sáng chúng tôi còn dâng lên bàn thờ một chén gạo nữa.
Tuesday, November 5, 20249:16 PM(View: 68)
Nguồn: Purgatory Nếu những ai làm gương xấu cho những người khác hay gây thương tích cho linh hồn những người khác bằng các hành động ô nhục của mình thì hãy đền tội và sửa sai ngay khi còn sống. Nếu không thì khi chết sẽ bị đến tội lâu dài nơi luyện ngục.

6 Tháng Hai, Thánh Phaolô Miki và Các Bạn (c.1597)

Monday, February 5, 20247:44 PM(View: 210)

6-26 Tháng Hai, Thánh Phaolô Miki và Các Bạn (c.1597)

Thành phố Nagasaki, Nhật Bản, rất quen thuộc với mọi người vì đó là nơi trái bom nguyên tử thứ hai đã được thả xuống và giết hại hàng trăm ngàn người. Trước đó ba thế kỷ rưỡi, 26 vị tử đạo Nhật Bản đã bị treo trên thập giá ở một ngọn đồi nhìn xuống Nagasaki, bây giờ thường được gọi là Núi Thánh.

Thánh Phaolô Miki là con của một sĩ quan chỉ huy thuộc quân đội Nhật. Ngài sinh ở Tounucumanda và theo học trường dòng Tên ở Anziquiama, gia nhập dòng năm 1580, và trở nên nổi tiếng vì tài rao giảng.

Trong thời kỳ bách hại đạo Công Giáo dưới thời Taiko, Toyotomi Hideyoshi, vào ngày 5 tháng Hai, ngài bị treo trên thập giá cùng với hai mươi lăm người Công Giáo khác, trong đó có nhiều giáo dân, như: Phanxicô, một thợ mộc bị bắt trong khi theo dõi cuộc hành quyết và sau đó bị treo trên thập giá; Gabrien, mười chín tuổi là con trai của người gác cổng dòng Phanxicô; Leo Kinuya, hai mươi tám tuổi làm thợ mộc ở Miyako; Diego Kisai, phụ tá của các cha Dòng Tên; Joachim Sakakibara, người làm bếp cho các cha Phanxicô ở Osaka; Peter Sukejiro, được một linh mục dòng Tên sai đến giúp đỡ các tù nhân thì bị bắt; Cosmas Takeya quê Owari nhưng đi truyền giáo ở Osaka; và Ventura ở Miyako, lúc đầu được các cha dòng Tên rửa tội, sau đó khi thân phụ từ trần, ông trở nên một nhà sư, và sau cùng được các cha Phanxicô đưa trở lại Công Giáo.

Trong khi bị treo trên thập giá, Thầy Phaolô Miki đã nói với những người đến xem cuộc hành quyết: “Bản án nói rằng những người này đến Nhật Bản từ Phi Luật Tân, nhưng tôi đâu có đến từ quốc gia nào. Tôi đích thực là người Nhật. Lý do duy nhất tôi bị giết là vì tôi rao giảng giáo lý Đức Kitô. Quả thật tôi đã rao giảng giáo lý Đức Kitô. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì lý do này mà tôi chết. Tôi tin rằng những lời trăn trối của tôi là sự thật. Tôi biết quý vị tin tôi, và một lần nữa tôi muốn nói với quý vị: Hãy xin Đức Kitô giúp cho quý vị có được hạnh phúc. Tôi vâng lời Đức Kitô. Theo gương Đức Kitô, tôi tha cho những người đã hành quyết tôi. Tôi không ghét họ. Tôi xin Thiên Chúa thương xót tất cả chúng ta, và tôi hy vọng máu của tôi sẽ đổ trên dân tôi như một cơn mưa nhiều kết quả”.

Khi các nhà truyền giáo trở lại Nhật trong những năm 1860, lúc đầu họ không thấy một vết tích nào của Kitô Giáo. Nhưng sau một thời gian, họ tìm thấy hàng ngàn người Kitô đã sống chung quanh Nagasaki và họ sống đạo một cách lén lút.

Tất cả các vị tử đạo Nhật Bản được phong Chân Phước năm 1627, và phong Thánh năm 1862.

Lời Bàn

Ngày nay, một thời đại mới đã đến với Giáo Hội Nhật. Mặc dù số người Công Giáo không nhiều, nhưng Giáo Hội được tôn trọng và được tự do tôn giáo. Việc phát triển Kitô Giáo ở Viễn Đông thì chậm và khó khăn. Một đức tin như của 26 vị tử đạo thì rất cần thiết cho ngày nay cũng như trước đây, trong năm 1597.

Lời Trích

“Vì Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã thể hiện lòng bác ái của Người bằng cách hy sinh mạng sống cho chúng ta, không ai có tình yêu nào cao quý hơn người đã hy sinh mạng sống vì Đức Kitô và anh chị em mình. Bởi đó, ngay từ thời sơ khai, một số Kitô hữu đã được mời gọi – và chắc chắn sẽ được mời gọi luôn – để làm chứng cho tình yêu ấy cách hùng hồn trước muôn dân, nhất là những kẻ bách hại. Do đó, Giáo Hội coi sự tử đạo như một ơn huệ đặc biệt và là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu.

“Mặc dù chỉ một ít người được ban cho cơ hội tử đạo, nhưng tất cả phải chuẩn bị để tuyên xưng Đức Kitô trước mặt mọi người, và bước theo Người trên đường thập giá giữa những sự bách hại không bao giờ thiếu trong Giáo Hội” (Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, 42).

http://hddmvn.net/tusach/tusach/hanhcacthanh/theovetchannguoi.htm