Friday, October 4, 20246:12 AM(View: 17)
Nguồn: Storynory Trong tất cả các vị Thánh thì Thánh Phanxico thành Assisi là một trong những vị Thánh yêu thú vật và thiên nhiên. Ngày lễ của ngài là ngày 4 tháng 10 hàng năm. Đó cũng là thời điểm mà mọi người...
Friday, October 4, 20245:36 AM(View: 20)
Bà Natuzza Evolo gốc ở miền Calabria, Italy, vùng này có từ hàng ngàn năm trước, là miền đất hứa được chúc phúc. Ở đây phát sinh ra rất nhiều vị thánh và các nhà thần bí. Thánh quan thầy của vùng này là Francis ở Paola, là đấng sáng lập dòng Minims (Order of Minims, OM), chính là dòng đã khám phá ra tượng Đức Mẹ Được Thành Công.
Friday, October 4, 20245:26 AM(View: 8)
Bài Phúc Âm hôm Chúa Nhật, chúng ta nghe Chính Chúa Giêsu xác nhận hỏa ngục có thật đây này: Những ai làm cớ cho kẻ nhỏ mọn, hay ai đó vấp ngã phạm tội, thì thà chặt tay chân, móc mắt...
Friday, October 4, 20245:18 AM(View: 13)
Links bài giảng của cha của Cha Keishi Onoda vào ngày Lễ cầu cho Sr. Sasakawa Thứ Sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2024:
Thursday, October 3, 20244:11 PM(View: 23)
Nguồn: Mysticpost.com Các bác sĩ đi hành hương trong nhóm của cô Valentina đều là những bác sĩ phá thai. Cô Valentina đã làm theo Ý Đức Mẹ là mời gọi tất cả các con của Mẹ đến ẩn náu trong áo choàng Từ Mẫu của Mẹ. Trong số đó có một bác sĩ sản khoa. Bà này khoảng 60 tuổi. Cùng với nhóm hành hương, bà leo lên Đồi Hiện Ra.
Thursday, October 3, 20242:28 PM(View: 20)
Nguồn: Mysticpost.com 1. Một bác sĩ phá thai đi lên Đồi Hiện Ra Podbrodo ở Medjugorje. Bà ta nói:
Thursday, October 3, 202412:41 PM(View: 18)
Sinh trưởng ở Dukla (Ba Lan), Gioan là một nhà khổ tu trước khi gia nhập dòng Conventual (chi nhánh dòng Phanxicô) vào năm 1440. Sau khi thụ phong linh mục, sứ vụ rao giảng đã đưa ngài đến các nơi mà hiện nay là Ukraine, Moldavia và Belarus. Đã vài lần ngài làm bề trên tu hội địa phương, và có một lần ngài làm giám thị trung ương dòng Phanxicô ở Lviv (Ukraine).
Wednesday, October 2, 202412:54 PM(View: 34)
Nguồn: Mysticpost.com Thánh Faustina Kowalska là một trong các nhà thần bí lớn nhất ở thế kỷ thứ 20. Tại nước Ba Lan trong thập niên 1920 và thập niên 1930, bà Thánh nhận được nhiều cuộc viếng thăm của Chúa Giêsu và nhiều vị Thánh khác. Ngoài ra bà còn được Chúa mạc khải về Lòng Chúa Thương Xót. Trong một trong những cảm nghiệm thần bí thì bà có thị kiến đi...
Tuesday, October 1, 20245:00 PM(View: 39)
Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh ngày 25-8-1905 tại Glogowiec một làng nhỏ bên nước Ba Lan. Năm 20 tuổi Chị nhập dòng Đức Bà Từ Bi và lấy tên dòng là Maria Faustina. Vỏn vẹn 13 năm sau, Chị qua đời ngày 5-10- 1938 tại Cracovia, lúc 33 tuổi.
Tuesday, October 1, 20244:48 PM(View: 44)
Nguồn: https://www.ioamogesu.com Thánh Faustina có những thị kiến về hoả ngục. Ma quỷ không thể phạm tội nhục dục như con người. Vì tội nặng nề như thế nên những ai bị đoạ đầy thì chịu đau khổ hơn ma quỷ. Bởi vì mức độ của tội lỗi của con người vượt quá tà thần. Trong các tội lỗi có 4 tội có mức độ nghiêm trọng. Đó là những tội mà Thiên Chúa báo ứng:

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ BẢY TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN Thánh Carôlô Borômêô, Giám mục. Lễ nhớ

Friday, November 3, 20236:29 PM(View: 202)

7-7ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ BẢY TUẦN XXX THƯỜNG NIÊN

Thánh Carôlô Borômêô, Giám mục. Lễ nhớ
Memorial of Saint Charles Borromeo, Bishop
https://www.youtube.com/watch?v=tdKyBCLtQkE

5 Phút Lời Chúa - Thứ Bảy Tuần 30 TN.
Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Ca nhập lễ : Tv 104,3-4

Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa,

nào hoan hỷ.

Hãy tìm Chúa và sức mạnh của Người,

chẳng khi ngừng tìm kiếm Thánh Nhan.

Bài đọc 1 : Rm 11,1-2a.11-12.25-29

Nếu vì người Do-thái mà thế giới được giao hoà với thiên Chúa, thì việc họ được thâu nhận lại là gì, nếu không phải là từ cõi chết bước vào cõi sống ?

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.

1 Thưa anh em, tôi xin hỏi : Phải chăng Thiên Chúa đã ruồng bỏ dân Người ? Không phải thế ! Chính tôi đây cũng là người Ít-ra-en, thuộc dòng dõi Áp-ra-ham, thuộc chi tộc Ben-gia-min. 2a Thiên Chúa không ruồng bỏ dân Người, dân mà Người đã biết từ trước.

11 Vậy tôi xin hỏi : Phải chăng Ít-ra-en đã vấp đến mức phải ngã quỵ ? Không phải thế ! Nhưng vì họ sa ngã mà Thiên Chúa cho các dân ngoại hưởng ơn cứu độ, khiến họ phải ganh tị. 12 Nếu vì người Do-thái sa ngã mà thế giới được ơn phúc dồi dào, nếu vì họ suy vi mà các dân ngoại được ơn phúc dồi dào, thì khi họ trở về đông đủ, tình trạng còn tốt đẹp hơn biết mấy !

25 Thưa anh em, tôi không muốn anh em chẳng hay biết mầu nhiệm này, để anh em đừng tự cho mình là khôn, đó là : một phần dân Ít-ra-en đã ra cứng lòng, cho đến khi các dân ngoại gia nhập đông đủ. 26 Như vậy, toàn thể Ít-ra-en sẽ được cứu độ, như có lời chép : Từ núi Xi-on, vị Cứu Tinh sẽ đến, Người sẽ loại bỏ những điều vô đạo khỏi nhà Gia-cóp. 27 Đó sẽ là giao ước của Ta với chúng, khi Ta xoá bỏ tội lỗi chúng.

28 Đối chiếu với Tin Mừng thì họ là thù địch, điều đó có lợi cho anh em ; nhưng theo ơn tuyển chọn, họ là những người được yêu thương, và đó là nhờ các tổ phụ. 29 Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý.

Đáp ca : Tv 93,12-13a.14-15.17-18 (Đ. c.14a)

Đ. Chúa không ruồng rẫy dân Người.

12Lạy Chúa, hạnh phúc thay kẻ được Ngài giáo huấn,
được Ngài lấy luật mà dạy dỗ bảo ban.
13aNgài cho họ được bình an trong ngày hoạn nạn.

Đ. Chúa không ruồng rẫy dân Người.
14Vì Chúa không ruồng rẫy dân Người,
chẳng bỏ rơi dân Người chọn làm gia sản ;
15công lý rồi ra sẽ trở lại pháp đình,
mọi tâm hồn chính trực sẽ tuân theo.

Đ. Chúa không ruồng rẫy dân Người.
17Chúa mà đã chẳng thương phù trợ,
thì hồn tôi đã vào chốn thinh lặng ngàn thu.
18Lạy Chúa, khi con nói : “Này chân con lảo đảo”,
tình thương Ngài đã đỡ nâng con.

Đ. Chúa không ruồng rẫy dân Người.
Tung hô Tin Mừng : Mt 11,29ab

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Lc 14,1.7-11

Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa : họ cố dò xét Người.

7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này : 8 “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng : ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói : ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. 11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

Ca hiệp lễ : Tv 19,6

Chúng ta hãy vui mừng vì ơn Chúa cứu độ,

phất cao cờ mừng danh Chúa chúng ta.

SUY NIỆM-ĐỨC GIÊSU LÀ AĐAM MỚI

Sách Sáng Thế chương 3 thuật lại câu chuyện sa ngã của Ađam và Evà. Hai ông bà muốn nên như những vị thần biết điều thiện điều ác nên đã ăn trái cây giữa vườn theo lời dụ dỗ của con rắn. Hai ông bà đã muốn tự tôn mình lên ngang hàng với Thiên Chúa. Tội lỗi này của Ađam đã khiến con người phải đau khổ và phải chết.

Nhưng Thiên Chúa không để con người chết trong tội lỗi. Vì tình thương, Thiên Chúa đã sai con mình đến cứu nhân loại. Người Con ấy chính là Đức Giêsu. Ađam cũ đã muốn tôn mình lên để rồi sa ngã, thì nay, Ađam mới là Đức Giêsu hạ mình xuống để cứu độ. Con Thiên Chúa đã “trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân… Người còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.”

Như thế, Đức Giêsu có đủ thẩm quyền để dạy người ta về sự khiêm hạ, vì Người là Thiên Chúa và là mẫu gương của sự khiêm hạ.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp con ý thức mỗi ngày sống là mỗi ngày nên giống Chúa hơn trong vâng phục và khiêm hạ. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Carôlô Bôrômêô

Thánh Carôlô Bôrômêô sống vào thế kỷ thứ 16. Carôlô là con trai của một bá tước người Ý và là cháu trai của đức giáo hoàng Piô IV. Như các thanh niên quý tộc hồi ấy, Carôlô Bôrômêô tới học tại đại học Pavia. Tuy vậy, khác với nhiều người trong họ, Carôlô chẳng ham ăn chơi gì. Bề ngoài, dường như Carôlô Bôrômêô là một sinh viên chậm chạp vì ngài không phải là diễn giả khéo léo, nhưng Carôlô đã có nhiều tiến bộ.

Carôlô Bôrômêô chỉ mới 23 tuổi thì người cậu, là đức thánh cha Piô IV, đã trao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Carôlô cố gắng xoay sở và hoàn thành mọi việc cậu trao cách tốt đẹp. Carôlô Bôrômêô luôn sợ rằng mình sẽ lạc xa Thiên Chúa vì quanh ngài có rất nhiều cám dỗ. Vì lý do này, Carôlô Bôrômêô đã cẩn thận tập trung mọi chú ý để cầu nguyện và làm các việc bổn phận cũng như luôn cố gắng sống khiêm tốn và kiên nhẫn.

Khi thụ phong linh mục và sau đó, làm hồng y tổng giám mục giáo phận Milan, thánh Carôlô Bôrômêô đã trở thành gương mẫu cho bổn đạo của ngài noi theo. Thánh nhân bố thí những số tiền rất lớn cho những người nghèo khổ. Carôlô ăn mặc hết sức đơn sơ nhưng xứng bậc hồng y. Thánh nhân cử hành cách rất cẩn thận và trang nghiêm các nghi lễ của Giáo hội. Tại Milan, dân chúng quen thực hành nhiều thói lệ xấu xa và mê tín. Thế nhưng, bằng những luật lệ khôn ngoan, bằng tấm lòng hiền hậu quảng đại và nhất là bằng chính gương sáng tuyệt vời, thánh Carôlô Bôrômêô đã làm cho giáo phận của ngài trở thành khuôn mẫu cho cả Giáo hội noi theo. Carôlô không phải là diễn giả danh tiếng – chỉ vừa đủ để cho người ta có thể lắng nghe – nhưng ngôn từ ngài dùng thì rất gây hiệu quả!

Khi cơn bệnh hiểm nghèo cướp đi nhiều sinh mạng của người dân trong thành Milan, đức hồng y Bôrômêô chỉ nghĩ tới cách chữa trị cho bổn đạo của ngài. Thánh nhân đã cầu nguyện và sám hối. Carôlô Bôrômêô tổ chức những nhóm người phục vụ và ngài đã vay nợ để mua lương thực cho những người đói khổ. Thậm chí thánh Carôlô Bôrômêô còn cho dựng những bàn thờ ngay tại các ngả đường để những người đau bệnh có thể tham dự thánh lễ ngay bên cánh cửa sổ nhà họ.

Vị thánh vĩ đại này không bao giờ quá bận rộn đến nỗi không thể giúp đỡ những người bé mọn. Lần kia, thánh Carôlô Bôrômêô đã ở lại với một em bé chăn cừu cho tới khi dạy em đọc thuộc lòng kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Lúc hấp hối ở độ tuổi 46, thánh Carôlô Bôrômêô than thở cách an bình: “Lạy Chúa, này con xin đến!” Carôlô Bôrômêô qua đời ngày mùng 3 tháng Mười Một năm 1584, và được đức thánh cha Phaolô V tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1610.

Nếu bị cám dỗ chỉ mải lo kiếm tìm thoải mái và vui sướng trong cuộc đời, chúng ta hãy dâng lên thánh Carôlô Bôrômêô một lời nguyện. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân ban cho chúng ta một tâm hồn quảng đại vị tha khi làm các công việc bổn phận và giúp đỡ những anh chị em thiếu thốn. Đời sống chúng ta sẽ có mục đích và ý nghĩa hơn nếu mỗi ngày chúng ta quyết tâm làm một điều gì đó thật hữu ích để góp phần cải thiện thế giới.

http://www.paolinevn.org