Saturday, September 23, 202312:38 AM(View: 24)
Hôm nay 23/9/2023, ngày lễ giỗ Thánh Padre Pio, vị linh mục người Ý (23/9/1968). Đó cũng là ngày mà vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu cách đây 56 năm dài. Vậy mà tôi nhở như là mới xẩy ra vào ngày hôm qua:
Friday, September 22, 202311:46 PM(View: 22)
https://torchbearerforthequeen.blogspot.com/ Chúa Giêsu nói với nữ tu Mary Ephrem vào những ngày 12/71954, 13/7/1954 và 14/7/1954:
Thursday, September 21, 20236:18 PM(View: 30)
Nguồn: Sisters of the Indwelling Trinity Lời kể của Sr. Mildred Mary Neuzil viêt trong Nhật Ký của bà về Our Lady of America:
Thursday, September 21, 20231:50 AM(View: 39)
Nhân Danh Thánh Chúa Giêsu Kito, giờ đây ta khiển trách, bẻ gẫy và giải thoát ta và gia đình ta khỏi tất cả những lời nguyền rủa độc dữ, tôn sùng, bùa ngải, những lời khích bác, bùa yêu, xui xẻo, tất cả những quyền lực đồng bóng, ma thuật, bùa mê, phù thuỷ, nước bùa tình yêu, và những lời cầu tâm linh đă được đặt trên ta, và đi ngược về 10 thế hệ về trước...
Thursday, September 21, 20231:07 AM(View: 38)
1. Làm cách nào để giải thoát bạn khỏi ma quỷ? 2. Lời nguyện để trấn át sự lo âu, nỗi lo sợ và bị cơn sợ hãi tấn công.
Thursday, September 21, 20231:04 AM(View: 26)
Lạy Cha Trên Trời, con đến với Cha trong Danh Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu Kito, và con được Máu Thánh Chúa Giêsu che chở vì Chúa đã đổ máu đào để cứu chuộc con. Con đứng trong đức tin và xưng thú rằng Chúa Giêsu Kito là Chúa của con và là Đấng Cứu Độ của con. Con hối lỗi về mọi hành động của con, về thái độ, cách sống và thói quen xấu đã không đem vinh quang...
Tuesday, September 19, 20238:56 PM(View: 37)
https://catholicstand.com Thiên Chúa hứa rằng chúng ta sẽ không chịu đau khổ nếu chúng ta dâng hiến cuộc đời của mình cho Ngài. Chúng ta sẽ không có gì phải lo âu vào lúc cuối đời khi mà chúng ta thần phục trọn vẹn cho Ngài.
Tuesday, September 19, 20238:23 PM(View: 41)
https://www.khou.com/article/news/crime/priest-beaten-by-robbery-suspects... LM Desmond Ohankwere ở tiểu bang Houston có một cảm nghiệm khủng khiếp như sau:
Tuesday, September 19, 20237:55 PM(View: 38)
https://catholicstand.com/will-you-be-known-as-a-torchbearer-of-the-queen Thư thứ nhất 1 Corinthians 14:1 dạy: “Bạn phải muốn tình yêu hơn mọi sự khác."
Monday, September 18, 202312:59 PM(View: 59)
https://catholicexchange.com/st-hildegards-encounter-with-angels-their-music/ LỜI CẦU NGUYỆN 1:

3 Tháng Chín, Thánh Grêgôriô Cả (540? – 604)

Saturday, September 2, 20236:05 PM(View: 30)

3-9b3 Tháng Chín, Thánh Grêgôriô Cả (540? – 604)

Trong cuộc đời Thánh Grêgôriô Cả, sự nghiệp sau nổi tiếng hơn sự nghiệp trước. Ngài là trưởng thánh bộ Rôma trước khi 30 tuổi. Năm năm sau đó, ngài từ chức, sáng lập sáu đan viện trên các phần đất của ngài ở Sicilia và chính ngài là một tu sĩ dòng Biển Đức (Benedictine) ở Rôma.

Sau khi thụ phong linh mục, ngài là một trong bảy phó tế của đức giáo hoàng, và ngài còn giữ chức vụ sứ thần tòa thánh ở Constantinople, Đông Phương. Sau đó ngài được gọi về làm đan viện trưởng, và vào lúc 50 tuổi, ngài được chọn làm giáo hoàng bởi hàng giáo sĩ và giáo dân Rôma.

Ngài thẳng tính và kiên quyết. Ngài cách chức các linh mục bất xứng, cấm không được lấy tiền khi phục vụ, và ngài lấy tất cả quỹ riêng của đức giáo hoàng để chuộc các tù nhân bị phe Lombard bắt, săn sóc những người Do Thái bị bách hại và các nạn nhân của nạn dịch tễ cũng như nạn đói kém. Ngài rất lưu tâm đến việc trở lại của nước Anh nên đã sai 40 đan sĩ của ngài đến hoạt động ở đây. Ngài nổi tiếng vì những cải cách phụng vụ, và củng cố sự tôn trọng học thuyết. Người ta đang tranh luận xem có phải chính ngài là người chịu trách nhiệm phần lớn nhạc bình ca (Gregorian) hay không.

Thánh Grêgôriô sống trong giai đoạn luôn luôn có bất hòa vì sự xâm lăng của phe Lombard và vì những tương giao khó khăn với Giáo Hội Đông Phương. Khi Rôma bị tấn công, chính ngài là người đến chất vấn vua Lombard.

Một sử gia Anh Giáo đã viết: “Không thể nào tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra trong thời Trung Cổ – thật lộn xộn, vô trật tự – nếu không có triều đại giáo hoàng; và nói về giáo hoàng của thời trung cổ, vị cha chung đích thực là Đức Grêgôriô Cả”.

Cuốn sách của ngài, Cách Chăm Sóc Mục Vụ, nói về nhiệm vụ và đặc tính của một giám mục, đã được đọc trong bao thế kỷ sau khi ngài chết. Ngài diễn tả vị giám mục chính yếu như một y sĩ mà nhiệm vụ chính là rao giảng và duy trì kỷ luật. Trong các bài giảng thực tế của ngài, Thánh Grêgôriô có tài áp dụng phúc âm hàng ngày vào nhu cầu đời sống của giáo dân. Được gọi là “Cả”, Thánh Grêgôriô được nâng lên một vị trí ngang hàng với Thánh Augustine, Thánh Ambrôsiô và Thánh Giêrôme như một trong bốn vị tiến sĩ nòng cốt của Giáo Hội Tây Phương.

Ngài được gọi là Grêgôriô cả vì những công tác đại sự của mình:

– Canh tân phụng vụ

– Canh tân luật giáo sĩ

– Phát triển luật dòng Biển Đức

– Gởi Giám mục Augustine và 40 tu sĩ sang truyền giáo ở Anh

– Cố gắng liên lạc với các man dân đã tiêu diệt đế quốc La Mã, lo lắng cho họ vào đạo. Thành công trong việc truyền đạo cho người Lombard.

– Đối đầu với việc ly khai của anh em Đông Phương.


Ngài được tôn phong là tiến sĩ Hội Thánh. Chúng ta còn giữ được 854 lá thư của ngài gởi cho đủ hạng người. Trong lập trường thần học và chính trị tôn giáo, ngài chịu ảnh hưởng của Thánh Augustine rất nhiều.


Ngài đã có công trả tất cả gia sản tinh thần của các giáo phụ cho thời đại mới sau thời di dân, mà chúng ta gọi là thời Trung Cổ. Ngài qua đời ngày 12 thánh 3 năm 604.


Nhờ công nghiệp và lời chuyển cầu của thánh Grêgôriô, xin Chúa cho mỗi người Kitô hữu hãy biết đem khả năng và sức lực của mình để phụng sự Chúa và chăm lo cho phần rỗi các linh hồn.


Lời Bàn


Thánh Grêgôriô thích là một đan sĩ, nhưng ngài sẵn sàng phục vụ Giáo Hội trong các phương cách khác khi được yêu cầu. Ngài đã hy sinh những sở thích của ngài trong nhiều phương cách, nhất là khi làm Giám Mục Rôma (Giáo Hoàng). Một khi được kêu gọi để phục vụ công ích, Thánh Grêgôriô đã dùng hết khả năng để chu toàn nhiệm vụ.


Lời Trích


“Nói cho cùng có lẽ không khó để người ta từ bỏ của cải, nhưng chắc chắn là thật khó để từ bỏ chính mình. Khước từ những gì mình có là chuyện nhỏ; nhưng khước từ cái tôi của mình, đó mới thật đáng kể” (Thánh Grêgôriô, Bài Giảng về Phúc Âm).


Tổng hợp