Sunday, September 24, 20239:40 PM(View: 1)
Nguồn: https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà June Klins kể chuyện của một người hành hương tên Marie Murphy: Bà Marie kể rằng bà đi hành hương khoảng 1 năm rưỡi sau các biến cố. Rồi bà đọc Thánh Kinh, lần chuỗi Mân Côi và ăn chay. Trong cuộc hành hương ấy bà đi nghe cha Danko giảng ở toà nhà mầu...
Sunday, September 24, 20239:03 PM(View: 4)
Nguồn: https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà June Klins kể chuyện của một người hành hương tên Marie Murphy: Ngày 19/5/2014, bà Marie Murphy kể cảm nghiệm của bà trên chương trình TV MaryTV's "Fruit of Medjugorje". Tôi ghi lại để kể cho quý đọc giả nghe. Mãi đến nay tôi mới viết ra. Bà Marie kể về
Saturday, September 23, 202312:38 AM(View: 25)
Hôm nay 23/9/2023, ngày lễ giỗ Thánh Padre Pio, vị linh mục người Ý (23/9/1968). Đó cũng là ngày mà vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu cách đây 56 năm dài. Vậy mà tôi nhở như là mới xẩy ra vào ngày hôm qua:
Friday, September 22, 202311:46 PM(View: 24)
https://torchbearerforthequeen.blogspot.com/ Chúa Giêsu nói với nữ tu Mary Ephrem vào những ngày 12/71954, 13/7/1954 và 14/7/1954:
Thursday, September 21, 20236:18 PM(View: 32)
Nguồn: Sisters of the Indwelling Trinity Lời kể của Sr. Mildred Mary Neuzil viêt trong Nhật Ký của bà về Our Lady of America:
Thursday, September 21, 20231:50 AM(View: 44)
Nhân Danh Thánh Chúa Giêsu Kito, giờ đây ta khiển trách, bẻ gẫy và giải thoát ta và gia đình ta khỏi tất cả những lời nguyền rủa độc dữ, tôn sùng, bùa ngải, những lời khích bác, bùa yêu, xui xẻo, tất cả những quyền lực đồng bóng, ma thuật, bùa mê, phù thuỷ, nước bùa tình yêu, và những lời cầu tâm linh đă được đặt trên ta, và đi ngược về 10 thế hệ về trước...
Thursday, September 21, 20231:07 AM(View: 41)
1. Làm cách nào để giải thoát bạn khỏi ma quỷ? 2. Lời nguyện để trấn át sự lo âu, nỗi lo sợ và bị cơn sợ hãi tấn công.
Thursday, September 21, 20231:04 AM(View: 31)
Lạy Cha Trên Trời, con đến với Cha trong Danh Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu Kito, và con được Máu Thánh Chúa Giêsu che chở vì Chúa đã đổ máu đào để cứu chuộc con. Con đứng trong đức tin và xưng thú rằng Chúa Giêsu Kito là Chúa của con và là Đấng Cứu Độ của con. Con hối lỗi về mọi hành động của con, về thái độ, cách sống và thói quen xấu đã không đem vinh quang...
Tuesday, September 19, 20238:56 PM(View: 38)
https://catholicstand.com Thiên Chúa hứa rằng chúng ta sẽ không chịu đau khổ nếu chúng ta dâng hiến cuộc đời của mình cho Ngài. Chúng ta sẽ không có gì phải lo âu vào lúc cuối đời khi mà chúng ta thần phục trọn vẹn cho Ngài.
Tuesday, September 19, 20238:23 PM(View: 42)
https://www.khou.com/article/news/crime/priest-beaten-by-robbery-suspects... LM Desmond Ohankwere ở tiểu bang Houston có một cảm nghiệm khủng khiếp như sau:

HY LỄ THẬP GIÁ

Thursday, June 8, 20237:09 AM(View: 56)

holyspHY LỄ THẬP GIÁ

Hôm nay lễ suy tôn Thánh Thể. Nói đến Thánh thể người ta thường hay nói đến một bữa ăn, một bữa ăn Agape, bữa ăn huynh đệ. Nhưng thực ra, “Bản chất của Bí tích Thánh Thể không chỉ là bữa ăn chung, mà còn và trước tiên là hiện tại hóa hy lễ thập giá. Thiếu giá trị hy tế, Mầu Nhiệm Thánh Thể không có ý nghĩa và chỉ có giá trị như là một buổi gặp gỡ giao hảo và huynh đệ” (Bí tích cứu độ).

Vì thế hôm nay, chúng ta cùng nhau khơi gợi lại ý nghĩa và những giá trị thiêng liêng của thánh lễ.

Một họa sĩ người Ý, đã diễn tả giá trị thánh lễ qua bức tranh như sau: Khi linh mục dâng lễ, trên đầu ngài có 4 thiên thần bay lượn, miệng ngậm loa, sẵn sàng báo tin ngày chung thẩm của thế giới. Nhưng xem ra các Ngài còn chờ đợi cho tới khi linh mục cuối cùng này cử hành xong thánh lễ giao hòa dâng lên Thiên Chúa, mới gióng lên tiếng loa định mệnh này.

Thực vậy, Mẹ Têrêsa thành Calcutta thường hay nói với các chị em trong dòng rằng: “Không có thánh lễ Misa, chúng ta sẽ ra sao, mọi sự dưới gầm trời này hẳn sẽ bị tiêu hủy, chỉ có thánh lễ mới ngăn được tay Thiên Chúa. Không có thánh lễ, chắc chắn giáo hội sẽ không còn tồn tại và thế giới ắt sẽ bị diệt vong.”

Vì cử hành thánh lễ là hiện tái hóa hy tế thập giá năm xưa của Chúa Kytô trên thập giá. Máu Thánh Chúa được tiếp tục đổ ra cho nhiều người được tha tội, được ơn cứư độ. Hy tế thập giá của Chúa Kytô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn tiếp tục tái diễn để giao hòa thế gian với Thiên Chúa.

Nhìn vào thế giới hôm nay, người ta thấy tội lỗi mỗi ngày một gia tăng, sự dữ ngày càng ngập tràn. Tại sao Thiên Chúa không trút cơn thịnh nộ xuống trên địa cầu? Thưa, bởi vì hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, Con Chiên Thiên Chúa tế lễ trên bàn thờ, xoa dịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha, “và tước khí giới nơi bàn tay sẵn sàng sửa phạt của Ngài.” Chúng ta không thể đếm được các tia lửa từ các ông khói tàu thủy tung tóe ra. Thế mà, các tia lửa đó không gây hỏa hoạn. Vì chúng rơi xuống biển và dập tắt ngay. Cũng không thể đếm được các tội ác hằng ngày từ trái đất xông lên và đòi sự công thẳng của Thiên Chúa. Nhưng nhờ sự giải hòa của Thánh lễ, chúng ta được đẩy vào đại dương của lòng từ bi Thiên Chúa và hình phạt đã không trút xuống địa cầu.

Thánh Laurensô Giustinianô nói: “lưỡi loài người không thể kể hết những ơn phúc từ thánh lễ: nào là tội nhân được giao hòa với Thiên Chúa, người công chính nên công chính hơn, tội lỗi được xóa sạch, nết xấu được giảm thiểu, nhân đức và công nghiệp gia tăng, kế hoạch của ma quỷ bị bẻ gãy.”

Cha sở họ Ars: “Mọi việc lành họp lại cũng không thể so sánh với thánh lễ Misa, vì mọi việc lành là của loài người, còn thánh lễ là của Thiên Chúa.”

Thế nhưng, hôm nay nhiều người vẫn xem nhẹ thánh lễ. Họ đi lễ nhưng thiếu tấm lòng đón nhận ơn cứu độ, ơn tha thứ của Chúa. Đi lễ cho qua lần chiếu lượt. Đi lễ vì luật buộc. Vì người khác đi mình cũng được. Có mấy ai ý thức giá trị của hiến tế thập giá. Có mấy ai hiểu được hy tế thập giá cần phải được cử hành mỗi ngày để xin ơn tha tội và để Con Thiên Chúa lại tiếp tục đổ máu mình ra để giao hòa với Chúa Cha.

Bên cạnh đó, khi tham dự thánh lễ là chúng ta thông hiệp vào Mình và Máu Thánh Chúa Kytô. Chúng ta được kết hợp nên một trong Chúa Kytô. Chúa Kytô là Đầu Hội Thánh đã dâng chính mình làm tế lễ, còn chúng ta là những chi thể trong nhiệm thể của Người, chúng ta cùng ăn một bánh, cùng uống một chén thánh là chính Mình Máu Thánh Chúa Kytô, chúng ta có cùng chịu hiến tế chính mình như Đức Kytô là Đầu của Hội thánh hay không?

Liệu rằng, chúng ta có thể đứng nhìn Chúa chịu sát tế, còn mình không chịu làm gì cả, hay chỉ đứng đó như những khách bàng quang, đứng bên vệ đường nhìn xem máu Chiên Con vô tội đang đổ ra vì loài người, mà lòng mình không cảm thấy một chút hổ thẹn hay ái ngại lương tâm? Chúa Kytô vẫn đang đổ máu vì tội lỗi loài người. Giáo hội vẫn đang hiệp thông với đau khổ của Con Chiên Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ đóng góp phần vụ gì trong việc đền tội cho thế giới và cứu độ trần gian?

Chúng ta biết rằng, trên bàn thờ tế lễ Giáo hội buộc phải có tượng Chúa chịu nạn, chính là để nhắc nhở chúng ta phải hy sinh, phải dâng hiến mình như Chúa Giêsu đã hiến dâng. Phải đóng góp phần chúng ta như Mẹ Maria đã đóng góp chính nỗi đau khổ xé nát lòng mình, hiệp thông với đau khổ của Chúa Giêsu để dâng lên Chúa Cha.

Thiết tưởng để thánh lễ thực sự mưu ích cho phần rỗi chúng ta và cho toàn thể nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng phải biết gom góp hy sinh mỗi ngày như những hạt lúa bị nghiền nát, như trái nho ép thành chén rượu mới có của lễ để dâng trên bàn thờ. Đó chẳng phải là mồ hôi nước mắt trong lao công con người làm nên hay sao? Đó chẳng phải là những hy sinh, những chén đắng trong cuộc đời mà mỗi người chúng ta đang chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa hay sao?

Lạy Chúa, xin nhận lấy hạt lúa nghèo nàn này, nó thuộc về Chúa. Dưới cối xay của bổn phận trong bậc sống của mình, của những thập giá Chúa gởi tới. Xin cho con được nghiền nát cho Chúa, và xin cho ngọn lửa tình yêu mến làm con trở nên một tấm bánh tinh tuyền dâng lên trước tôn nhan Chúa. Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền