18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

MARTIN LUTHER KING - MỘT GIẤC MƠ CÒN XANH

15 Tháng Giêng 202311:54 CH(Xem: 266)

martinkingMARTIN LUTHER KING - MỘT GIẤC MƠ CÒN XANH

Martin Luther King sinh ngày 15-1-1929 trong một gia đình có truyền thống làm mục sư cho nhà thờ Tin lành tại Atlanta.

Năm 1954, ông trở thành mục sư dòng Baptist của Nhà thờ Tin lành Dexter Avenue ở Montgomery, Alabama. Một năm sau đó, ông lấy bằng tiến sĩ chuyên ngành Thần học. Ông cưới Coretta Scott tại Boston và lần lượt chào đón bốn thành viên trong gia đình.

Mục sư Martin Luther King đi vào lịch sử với nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài diễn văn "Tôi có một ước mơ" được đọc ở Washington vào ngày 28-8-1963.

Một giấc mơ mà ở đó "những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng cùng nắm tay nhau như anh em một nhà."

Bài diễn văn lịch sử của Martin Luther King góp phần gây áp lực cho Quốc hội Mỹ thông qua Đạo Luật Dân quyền năm 1964, quy định phân biệt đối xử vì chủng tộc, màu da, tôn giáo hay giới tính là bất hợp pháp tại nước Mỹ.

Trong quá trình làm mục sư ở Montgomery, Martin Luther King lãnh đạo phong trào tẩy chay xe buýt sau khi một phụ nữ gốc Phi tên Rosa Park bị bắt vì từ chối không nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng trên xe buýt theo quy định của luật Jim Crow, đạo luật cho phép kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Phi.

Trong suốt gần một năm của phong trào, Martin Luther King bị bắt giam và chỉ được thả khi Pháp viện tối cao Hoa Kỳ cho rằng quy định phân biệt chủng tộc trên tuyến xe buýt trong tiểu bang là vi hiến. Sự kiện này cũng là sự kiện đặt nền móng cho những hoạt động chống phân biệt sắc tộc sau này của ông.

Chủ trương chính yếu mà Martin Luther King áp dụng trong các phong trào đấu tranh là bất bạo động, noi theo gương của lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi. Trong khoảng từ năm 1957 đến năm 1968, ông đã đi nhiều hơn, thực hiện hàng ngàn bài diễn thuyết, xuất bản nhiều bài báo và năm cuốn sách.

Sau nhiều tác động đáng kể mà mang lại cho xã hội, năm 1964, Martin Luther King trở thành người trẻ nhất được nhận giải Nobel Hòa Bình, qua đó gián tiếp khẳng định chiến lược phản đối phi bạo lực mà ông theo đuổi là con đường tốt nhất để đi đến hòa bình.

Một trong những đóng góp lớn khác của Martin Luther King là sự xóa bỏ các luật phân biệt chủng tộc Jim Crow. Ông dẫn đầu một chiến dịch tẩy chay các doanh nghiệp địa phương tại Birmingham để gây áp lực buộc họ phải chấm dứt phân biệt chủng tộc.

Chiến dịch sau đó chuyển thành biểu tình ngồi và tuần hành kéo dài, có những nơi được ghi nhận xảy ra bạo lực. Tuy nhiên, thành công đã mỉm cười với Martin Luther King khi trước sức ép quá lớn, các doanh nghiệp và nhà hàng công cộng đã mở cửa để phục vụ khách hàng người Mỹ gốc Phi.

Thiên tài thường bạc mệnh, tối ngày 4-4-1968, Martin Luther King bị ám sát bằng súng khi đứng trên ban công tầng hai Khách sạn Lorraine tại Memphis, Tennessee. Trong thời gian này, ông đang lãnh đạo một cuộc tuần hành ủng hộ liên đoàn công nhân vệ sinh của người da màu tại Memphis.

Martin Luther King đã không thể qua khỏi và từ trần khi chỉ mới 39 tuổi.

Sự ra đi của Martin Luther King dẫn đến hàng loạt cuộc bạo động trên khắp nước Mỹ. Ngày 7-4-1968, Tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson tuyên bố để quốc tang cho ông. Lễ tang của Martin Luther King ở Atlanta đã thu hút hàng trăm ngàn người đến dự.

Tuy cuộc đời kéo dài vỏn vẹn 39 năm, mục sư Martin Luther King đã kịp để lại cho hậu thế nhiều giá trị đáng trân quý về dân quyền.

Dù cho sau này, nước Mỹ vẫn còn đó những bất công, nhưng nước Mỹ từ ngày có Martin Luther King đã không còn là nước Mỹ của trước đó, mà là một nước Mỹ hướng đến dân quyền, tự do, bình đẳng.

Nguồn: https://tuoitre.vn