Saturday, September 30, 20231:23 PM(View: 22)
Giây phút hiện tại trong lịch sử đã cho chúng ta hàng trăm hiện tượng siêu nhiên. Người Công Giáo được nuôi dưỡng với bao nhiêu là ơn sủng, chẳng hạn như có giáo lý tốt lành, có những bài giảng sâu sắc, có những sự cử hành các bí tích Thánh, có những chứng nhân làm chứng cho một Chúa Giêsu đang sống. Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta rằng:
Friday, September 29, 20239:32 PM(View: 20)
https://www.catholicworldreport.com/2023/09/29/on-archangels-and-the-greatest-miracle/ Đây là nội dung bài giảng của LM Peter M. J. Stravinskas, Ph.D., S.T.D., vào ngày Các Tổng Lãnh Thiên Thần tại tiểu bang New Jersey. Để có thể chống cự lại sự tấn công của Satan vả về mặt tinh thần và thể xác thì chúng ta cần có sự cầu bầu mạnh thế của Thánh Tổng Lãnh...
Thursday, September 28, 20238:42 PM(View: 32)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà Cathy Nolan ghi lại cảm nghiệm này: Cha Rory kể tiếp: Trong nhiều năm tháng qua đã có nhiều cuộc nói chuyện về sự thật ở Medjugorje. Có nhiều ý kiến, nhiều tin đồn, tin nhảm, tin vô căn cứ, tin bịa đặt, tin không thật.
Thursday, September 28, 20237:53 PM(View: 34)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà Cathy Nolan ghi lại cảm nghiệm này: Cha Rory kể tiếp: "Tôi trở về nhà. Đó là vào tháng 4. Gia đình tôi nghĩ rằng họ có một người con trai khác trở lại bởi vì tôi hoàn toàn đỏi mới, khác hẳn với người con trai đã đi hành hương.
Thursday, September 28, 20237:13 PM(View: 37)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Bà Cathy Nolan ghi lại: Có rất nhiều điều đáng nói về Medjugorje. Tôi đã ghi lại một bài giảng vào ngày 28/6/2015 trong Thánh Lễ tiếng Anh ở Medjugorje. Bài giảng này sẽ trả lời cho nhiều câu hỏi. Bài giảng cho tôi sự bình an. Tôi mong sẽ chuyển tải sự bình an ấy đến với các bạn.
Thursday, September 28, 20232:00 PM(View: 36)
https://keditim.net/?p=162128 GIÁO LÝ: Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì? Bí tích Giải tội cho tội nhân làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, được trở lại làm con Chúa và lại được Chúa yêu thương. (YouCat, số 239) SUY NIỆM: Giây phút sau khi
Thursday, September 28, 20231:49 PM(View: 30)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Một phụ nữ chia sẻ cảm nghiệm của bà: Tôi trở lại Medjugorje vào năm 2004 với một nhóm hành hương khác. Nơi có cây thánh giá mầu xanh thật là rất đặc biệt đối với tôi. Bạn tôi và tôi luôn đến nơi ấy vào lúc 12:00 giờ đêm bởi vì lúc ấy vắng lặng. Chúng tôi quỳ và cầu nguyện Mầu Nhiệm...
Thursday, September 28, 20236:20 AM(View: 33)
https://www.spiritofmedjugorje.org/index.php?ArticleSeq=172#featuredArticle Hôm ấy, tôi tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ của tôi. Bỗng dưng tôi ngửi thấy mùi hương thơm trong suốt Thánh Lễ. Tôi cảm thấy rất vui vì ngày hôm trước đó, tôi có một ngày rất buồn.
Wednesday, September 27, 20238:53 PM(View: 37)
Mỗi Kinh Kính Mừng đều được nhận lời. Khi bạn ở trong hoàn cảnh khó khăn mà bạn không thể cầu nguyện được. Xin hãy nhớ rằng những lời cầu nguyện mà bạn cầu với Mẹ Maria thì đều được Mẹ âu yếm nhận lời. Hãy nhớ rằng: "Every Hail Mary counts." Mỗi Kinh Kính Mừng đều được nhận lời. Khi bạn lo âu về số phận của những người thân đã qua đời,
Wednesday, September 27, 20233:21 PM(View: 42)
Nguồn: Spiritdaily.com Thánh Giuse Cupertino là người nước Ý. Ngài nổi tiếng là sùng đạo, hy sinh, khiêm nhường và làm nhiều phép lạ. Ngài thuộc dòng Capuchin. Ngài học rất chậm. Sở dĩ ngài được thụ phong linh mục là nhờ qua sự can thiệp của Thiên Chúa. Ngài sống nhiều năm ở Assisi và theo bước chân của Thánh Phanxico Assisi.

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN CỦA ĐỨC MARIA (02.10.2022 – Kính Trọng thể Đức Mẹ Mân Côi) Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca ( Lc 1, 26-38)

Saturday, October 1, 20228:53 PM(View: 204)

2-10cHÀNH TRÌNH ĐỨC TIN CỦA ĐỨC MARIA

(02.10.2022 – Kính Trọng thể Đức Mẹ Mân Côi)

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca ( Lc 1, 26-38)

26 Khi ấy, bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói : “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói : “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà được đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần : “Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ?”

35 Sứ thần đáp : “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà ; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai : bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng, 37 vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói với sứ thần : “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN CỦA ĐỨC MARIA, ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Khi nhìn ngắm các tượng ảnh Đức Mẹ, ta dễ có cảm tưởng rằng Đức Mẹ đã sống một đời bình an thư thái. Vì các nghệ nhân thường tạo ra những hình ảnh về Đức Mẹ đẹp đẽ, hiền từ, dường như siêu thoát mọi cảnh khổ đau ở trần gian. Khi ngợi ca Đức Mẹ là tuyệt mỹ, đầy ơn phúc, vô nhiễm nguyên tội, ta thường nghĩ rằng: Đức Mẹ đã được tạo dựng đặc biệt, hoàn hảo ngay từ đầu, thánh thiện từ khi sinh ra và mãi mãi là như thế, không tiến, không lùi, đẹp như một pho tượng đúc sẵn.

Nhưng nếu đọc Phúc Âm kỹ lưỡng, ta sẽ thấy hành trình đức tin của Mẹ không phải luôn luôn bằng phẳng, êm xuôi, dễ dàng. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã thanh luyện Mẹ, uốn nắn Mẹ. Và vì thế đã để Mẹ trải qua những kinh nghiệm đớn đau khi tin nhận và bước theo Chúa.

Cuộc thanh luyện thứ nhất: Thiên Chúa mời gọi Mẹ bỏ chương trình riêng để sống theo chương trình của Thiên Chúa. Maria, một thôn nữ bình dị sống thầm lặng trong một làng quê nhỏ bé. Cô muốn cuộc đời mãi mãi bình thản êm xuôi như thế. Nhưng Thiên Chúa đã đến khuấy động đời cô. Khi đề nghị Maria làm mẹ, Thiên Chúa đã mở ra trước mặt cô một lý tưởng cao đẹp, nhưng cũng đầy gian khổ chông gai. Maria đã ngoan ngoãn thưa “Xin vâng”. Lời thưa ‘xin vâng’ của Maria làm ta nhớ đến tổ phụ Abraham. Như Abraham đã từ bỏ quê hương, gia đình đi vào một tương lai bấp bênh theo tiếng Chúa mời gọi, Maria cũng đã từ bỏ chương trình riêng trong nếp sống bình dị, để đi vào chương trình của Thiên Chúa trong một tương lai bất ổn, hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa.

Cuộc thanh luyện thứ hai: Thiên Chúa gửi đến cho Đức Mẹ nhiều đau khổ. Vì nhận lời làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria phải gánh chịu nhiều đau khổ.

Đau khổ thứ nhất là bị Giuse nghi ngờ. Làm sao giải thích cho Giuse hiểu. Làm sao tránh được búa rìu dư luận. Không những bị nghi ngờ, mà còn nguy hiểm đến tính mạng nữa. Thời ấy, những cô gái chửa hoang sẽ bị ném đá cho đến chết. Nhưng vững tin vào Thiên Chúa, Đức Maria đã để mặc Thiên Chúa lo liệu dàn xếp mọi chuyện. Ngài chỉ biết cúi đầu, thinh lặng vâng phục và phó thác.

Đau khổ thứ hai là Đức Maria đã sinh hạ Chúa Giêsu trong cảnh cơ bần: không nhà cửa, không giường chiếu, không mùng mền. Thiếu thốn mọi phương tiện. Chung số phận với súc vật.

Đau khổ thứ ba là bị vua Hêrôđê tìm giết nên phải trốn sang Ai Cập. Con trẻ sơ sinh yếu ớt. Sản phụ chưa được nghỉ ngơi lại sức đã phải đi lên đường trốn chạy. Tuy nhiên, nỗi cực nhọc phần xác không sánh được với nỗi đau đớn trong tâm hồn: Tại sao lại mang lấy thân phận tội đồ? Tại sao lại bị người đời thù ghét, săn đuổi?

Đối diện với những đau đớn ấy, chắc chắn niềm tin của Đức Maria phải lung lay, nghi hoặc: Con Thiên Chúa mà phải chịu nghèo khổ, khốn cùng đến thế sao? Tuy có chao đảo, nhưng Đức Maria vẫn phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa.

Cuộc thanh luyện thứ ba: Đức Maria bị dứt lìa khỏi Chúa Giêsu. Niềm vui và hạnh phúc của người mẹ là đứa con, nhất là con một. Con là tất cả của mẹ. Con quý giá hơn chính mạng sống của mẹ. Tách con ra khỏi mẹ khác nào lấy gươm đâm vào tim mẹ. Thế mà Chúa Giêsu đã tách lìa Đức Maria rất sớm. Phúc Âm ghi lại hai lần Chúa Giêsu từ chối Đức Mẹ.

Lần thứ nhất: Khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cả nhà đi lên Giêrusalem dự lễ. Tan lễ, Chúa Giêsu đã tự tiện ở lại, để thánh Giuse và Đức Maria đi tìm mất ba ngày. Trong ba ngày đó, Đức Maria đã trải qua biết bao lo âu, sợ hãi, đau đớn, cực nhọc. Vậy mà khi gặp cha mẹ, Chúa Giêsu đã nói: “Cha mẹ tìm con làm gì. Cha mẹ không biết con phải lo việc cho Cha con ư?”. Lời này khiến cho Đức Maria buồn phiền không ít vì thấy đứa con từ nay thoát khỏi vòng tay của Mẹ.

Lần thứ hai: Khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Đức Maria và mấy người bà con đến tìm Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không ra tiếp, lại còn nói những lời như chối từ liên hệ huyết thống:

“Kẻ nghe lời Cha ta và thực hành, người ấy là anh chị em và là Mẹ ta”.

Những lời nói và thái độ của Chúa Giêsu như thế chắc chắn khiến cho Đức Maria buồn phiền. Nhưng những lời nói và thái độ ấy cũng giúp thanh luyện Đức Maria khỏi những tình cảm riêng tư, những liên hệ sinh học tự nhiên để bước vào tình yêu rộng lớn của Thiên Chúa và tạo lập những dây liên hệ siêu nhiên với Ngài.

Cuộc thanh luyện cuối cùng: Đức Maria phải chứng kiến cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Còn gì buồn hơn khi mẹ mất con. Còn gì đau đớn hơn khi mẹ thấy con chết đau đớn, tủi nhục giữa tuổi thanh xuân. Ở đây ta cũng nhớ lại tổ phụ Abraham. Để thử thách ông, Thiên Chúa đã truyền cho ông sát tế Isaác, đứa con trai duy nhất. Đức Maria cũng được mời gọi hy sinh người con duy nhất của mình. Đau đớn hơn tổ phụ Abraham vì Đức Maria phải chứng kiến hy lễ đó hoàn tất.

Khi mọi người trốn chạy, chối bỏ Chúa Giêsu, Đức Maria vẫn ở lại dưới chân cây thập giá đau nỗi đau của Chúa Giêsu, nhục nỗi nhục của Chúa Giêsu. Và khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng thì Đức Maria như bị mất tất cả, bị tước đoạt tất cả những gì yêu quý nhất. Đứng dưới chân thánh giá, Đức Maria trở nên một người nghèo nhất. Mẹ chẳng còn gì cho riêng mình. Chẳng còn điểm tựa nào để bám víu, Mẹ chỉ còn biết phó thác trông cậy vào Thiên Chúa.

Như vậy Thiên Chúa đã dẫn đưa Đức Maria từ bỏ chương trình riêng tư, từ bỏ chính mình, từ bỏ những gì thân thiết nhất của mình, để đi vào chương trình của Thiên Chúa, để trọn vẹn phó thác cho Thiên Chúa.

Ngày nay khi lần chuỗi Mân Côi là ta ôn lại hành trình đức tin của Mẹ. Hành trình đầy thử thách gian khổ nhưng cũng đầy chiến thắng vinh quang.

Xưa kia lễ Mân Côi được mừng để kỷ niệm cuộc thắng trận ở Lepante. Ngày nay, khi mừng lễ Mân Côi ta mừng Đức Mẹ Maria đã chiến thắng chính bản thân, đã vượt qua hết những thử thách và đạt tới đích điểm của hành trình đức tin.

Lạy Mẹ Maria, xin cho con biết noi gương Mẹ, biết từ bỏ ý riêng mình để thực hiện ý Thiên Chúa. Xin giúp con can đảm vượt qua mọi thử thách và giữ vững niềm tin tưởng phó thác trong tay Chúa.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Hãy kể ra những cuộc thanh luyện của Đức Mẹ.

2) Tại sao con người phải chịu thanh luyện? Có phải vì Chúa muốn hành hạ con người không?

3) Thanh luyện hệ tại điều gì? Chịu khổ sở hay từ bỏ mình, điều nào quan trọng hơn?