28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 17)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 20)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 35)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Sách “Vinh Quang Đức Mẹ” của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr.

23 Tháng Bảy 20227:56 CH(Xem: 1092)

GUADALUPE2Sách “Vinh Quang Đức Mẹ” của Thánh Anphongsô Liguori, CSsr.Mục lục

  1. Cái chết không ai thương
  1. Thay vào chỗ mẹ trần gian
  1. Một tình thương hối hả
  1. Cô thiếu nữ chân thành
  1. Người chủ quán sát nhân
  1. Người phụ nữ hoang đàng
  1. Nữ ẩn sĩ rừng Giôđanô
  1. Hỏa ngục vùng lên
  1. Những xích xiềng lợi ích
  1. Chết êm ái
  1. Hai cái chết
  1. Mối hờn ghen vong mạng
  1. Hi vọng của người vô vọng
  1. Làm cho Mẹ khổ sở
  1. Mãnh lực kinh “Xin hãy Nhớ”
  1. Vâng, con có phạm tội đó
  1. Không bao giờ tôi bỏ
  1. Trớ trêu thay cho số phận
  1. Người tử tù tốt phúc
  1. Bà dòng lạ
  2. Tội con đã được xóa
  1. Xin đừng để con chết khi phạm tội trọng
  1. Con khỉ hỏa ngục
  1. Hai chàng sinh viên
  1. Chiếc đầu lâu biết nói
  1. Sao con lại sợ?
  1. Tiếng ca diễm lệ
  1. Mãnh lực kinh kính mừng
  1. Vở kịnh thành công nhất
  1. Đã bán linh hồn cho quỉ
  1. Lưỡi gươm thứ tám
  1. Cầm lấy mà đâm Ta đi!
  1. Cha sẽ nghĩ đến con
  1. Trích máu bán linh hồn
  1. Ngã chết dưới chân Mẹ
  1. Chia sẻ đau khổ ủi an

 


1. Cái chết không ai thương. (Tập I, trg 50)

(Những ai cảm thấy mình cô đơn lẻ loi, hãy chạy đến cầu cùng Đức Mẹ)

Trong hạnh tích nữ tu Catarina Âutinh có kể truyện này.

Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Đến già cũng vẫn còn mê man với những trác táng của mình. Người miền ấy chán ngấy vì những phóng đãng của nàng, họp nhau trục xuất nàng ra khỏi thành phố, cho ở một cái hang miền ngoại ô. Ở đây nàng mắc một chứng bệnh ghê gớm: từng mảng thân thể rơi rụng dần. Sau ít lâu, nàng chết không được chịu các phép sau hết, không một ai đoái hoài. Xác nàng được người ta chôn táng ngoài đồng như xác một con vật hèn hạ, không một lễ nghi tôn giáo. Nữ tu Catarina vẫn quen có lệ cầu nguyện rất nhiều cho các linh hồn vào đời sau; nhưng khi nghe tin Maria chết già trong đau khổ như vậy, nữ tu không hề nghĩ đến cầu nguyện cho nàng. Như mọi người, nữ tu cũng chắc rằng Maria đã phải trầm đọa rồi.

Bốn năm trôi qua, một hôm có linh hồn ở luyện ngục hiện về với nữ tu, nói:

– Bà Catarina ơi, tôi khổ quá! Ai chết cũng được bà cầu nguyện cho, có mỗi mình tôi đáng thương nhất, bà lại không thèm đoái đến chút nào!

Nữ tu hỏi:

– Hồn là ai?

– Tôi là Maria, tội lỗi đáng thương, đã chết ở ngoài hang đá đây.

Nữ tu Catarina ngạc nhiên kêu lên:

– Sao? Chị cũng được cứu thoát ư?

– Vâng, nhờ tình thương của Mẹ Maria, tôi đã được cứu rỗi.

– Mẹ Maria cứu chị như thế nào?

– Trong giây phút cuối cùng đời tôi, thấy mọi người bỏ rơi và lại đầy tội lỗi ghê gớm, tôi ngước lên Mẹ Thiên Chúa. Tự đáy lòng, tôi kêu xin: Ôi Mẹ, Mẹ là nương ẩn của mọi người bị trơ trọi, Mẹ xem, người ta bỏ con hết cả rồi, chỉ còn có Mẹ là hi vọng độc nhất của con đó thôi. Chỉ một mình Mẹ có thể cứu giúp con, xin Mẹ thương con với! Mẹ Maria đã xin cho tôi được thống hối, và tôi đã được chết trong ân sủng. Đức Mẹ lại xin cho tôi được một ơn khác nữa, là những đau đớn thống thiết tôi chịu ở đời đã rút ngắn thời gian ở luyện ngục của tôi, thời gian đáng lẽ còn phải kéo dài rất nhiều năm nữa. Hiện nay, tôi chỉ cần một ít thánh lễ cầu cho là được giải thoát luyện ngục. Tôi xin bà xin lễ cầu nguyện cho tôi. Phần tôi, đối lại, tôi hứa sẽ luôn luôn cầu xin Chúa và Mẹ Maria cho bà.

Nữ tu Catarina liền cấp tốc xin lễ cầu cho Maria. Ít ngày sau, nàng hiện đến với nữ tu, sáng láng như mặt trời, và nói:

– Bà Catarina ơi, xin cảm ơn bà, tôi lên trời ca tụng tình thương của Chúa và cầu nguyện cho bà đây.

2. Thay vào chỗ mẹ trần gian (I, trg 64)

    (Những ai còn xa Mẹ và Giáo hội của Con Mẹ, cần mau trở về)

Trong lịch sử kiến lập nhà dòng Chúa Giêsu ở Neapoli, có kể truyện một nhà quí phái trẻ tuổi người Tô cách lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê.

Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời cho ông dần dần khám phá ra cái giả dối của đạo ông theo. Ông sang Pháp. Ở đây, nhờ một vị linh mục dòng Tên đồng hương giúp đỡ, và nhất là nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ, nhận ra chân lý, ông đã từ bỏ lạc giáo và trở lại công giáo. Sau đó, ông sang Rôma. Một hôm có người bạn thân thấy ông âu sầu thảm não. Bèn hỏi duyên cớ thì Elphinstone trả lời rằng đêm trước, mẹ ông hiện đến và bảo ông: “Con ơi! Con có phúc lắm vì đã gia nhập Giáo hội chân thật! Phần mẹ, mẹ đã chết trong lạc giáo, nên mẹ phải trầm luân đời đời!”.

Từ ngày đó, hơn bao giờ hết, ông tăng gia nhiệt tâm sùng kính Mẹ Đồng Trinh mà ông nhận làm Mẹ thay vào chỗ bà mẹ ly trần của ông. Mẹ Maria soi sáng cho ông vào dòng, ông hứa sẽ thực hiện ý định. Nhưng rồi ông lâm bệnh, và buộc lòng phải đổi khí để tìm sức khỏe. Ông đến Napoli. Đây là nơi Chúa định cho ông từ trần, mà từ trần đang lúc làm một tu sĩ. Vừa tới nơi, bệnh ông nặng thêm, nguy đến tính mệnh. Ông thảm thiết nài xin các bề trên nhận ông vào dòng. Trước Thánh Thể, lúc chịu của ăn đàng, ông tuyên khấn theo Hiến pháp dòng Chúa Giêsu. Từ đó, ông dồn hết tâm lực để cảm tạ Mẹ Maria đã cứu ông khỏi bè rối, dẫn đưa ông vào Giáo hội Công giáo, lại đưa ông vào nhà Chúa để ông được chết giữa các tu sĩ thân yêu. Trước cảnh hấp hối sốt sắng của một người con thân yêu Đức Mẹ ấy, những anh em tu sĩ chứng kiến đều cảm động: Ông kêu lên:

– Ôi! Đẹp biết bao được chết giữa các thiên thần này!

Người ta bảo ông nghỉ một chút, ông trả lời:

– A! đây chưa phải là lúc nghỉ, tôi sắp bước bước cuối cùng đời tôi rồi.

Khi sắp trút hơi, ông nói với các tu sĩ vây quanh:

– Anh em ơi, anh em có trông thấy các thiên thần từ trời xuống giúp đỡ tôi không?

Một tu sĩ thấy ông lẩm nhẩm mấy lời nhỏ nhẹ, hỏi thì ông trả lời:

– Thiên thần bản mệnh của tôi vừa cho tôi biết: Tôi sẽ chỉ phải qua luyện ngục ít thôi, rồi sẽ được lên Thiên đàng.

Sau đó, ông lại than thở với Đức Mẹ, và nhắc đi nhắc lại: “Mẹ ơi! Mẹ ơi!” với thái độ ngây thơ như trẻ nhỏ sà vào lòng Mẹ âu yếm mà ngủ, ông tắt hơi an lành. Ít lâu sau, một thày dòng thánh thiện được ơn trông thấy thầy Elphinstone đã lên thiên đàng.

3. Một tình thương hối hả (I, trg 79)

(Ích lợi của việc năng dâng mình cho Đức Mẹ)

Niên ký dòng thánh Đaminh kể truyện thầy Lêođa Montpellier có lệ mỗi ngày dâng mình cho Mẹ tình thương Maria 200 lần. Khi lâm trọng bệnh, thầy thấy bên giường một vị nữ vương tuyệt mĩ nói với thầy:

– Lêođa ơi, con có muốn chết để đến với Con Ta và Ta không?

Thầy hỏi:

– Bà là ai?

– Ta là Mẹ tình thương. Con đã kêu xin Ta rất nhiều lần: hôm nay Ta đến tìm con, đưa con về trời đây!

Ngay hôm đó, thầy Lêođa qua đời, và chắc chắn thầy đã theo Nữ Vương của thầy về nơi vĩnh phúc.

 

4. Cô thiếu nữ chân thành (I, trg 86)

(Mẹ thích những tấm lòng trẻ thơ, trong sạch, đơn sơ, thật thà)

Cha Auriemma kể chuyện này:

Một thiếu nữ chăn chiên nghèo nàn nọ, có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mực. Hạnh phúc nhất đời cô là đến một nhà nguyện nhỏ ẩn trong bóng núi, thăm viếng tượng Đức Mẹ và cùng Mẹ giãi tỏ nỗi lòng yêu mến kính tôn Mẹ, trong lúc đàn vật của cô nhởn nhơ gặm cỏ chung quanh. Tượng Đức Mẹ ở nhà nguyện đó là một tượng thô sơ, không có gì trang sức. Thấy thế, cô bé tất lực làm việc may cho tượng được một áo choàng thanh bạch. Một hôm, cô đi hái những bông hoa dại ngoài đồng, kết thành một triều thiên, rồi leo lên bàn thờ, đặt trên đầu tượng và nói:

– Lạy Mẹ, con muốn đội trên đầu Mẹ một triều thiên vàng, rực rỡ những đá ngọc kia. Nhưng con nghèo quá. Vậy Mẹ  nhận lấy triều thiên hoa nghèo nàn này, và coi đây là biểu hiệu lòng con yêu mến Mẹ.

Lòng sùng kính phụng sự Mẹ Maria của cô bé mục đồng đạo hạnh ấy chỉ có những sắc thái tương tự như vậy, không có gì hơn.

Nhưng rồi ta sẽ thấy về phía Mẹ, Mẹ đã đáp lại lòng yêu mến và đức ân cần của cô như thế nào. Cô lâm bệnh nặng đến hòng lìa thế. Lúc ấy, có hai cha dòng đi qua trong vùng, ngồi nghỉ mệt dưới một gốc cây. Một cha ngủ thiếp đi mất, còn cha kia vẫn thức. Nhưng cả hai cùng được thấy một hiện tượng lạ. Một đoàn thiếu nữ thanh xuân từ xa đi tới, trong đó có một thiếu nữ đoan trang diễm lệ tuyệt vời. Một cha bèn hỏi xem thiếu nữ là ai, và đi đâu qua đây. Thiếu nữ trả lời:

– Ta là Mẹ Thiên Chúa. Ta và các nữ trinh đi sang làng bên thăm một trẻ nữ mục đồng sắp chết. Trước đây, em đó từng đến thăm viếng ta luôn.

Nói xong, hiện tượng biến mất. Hai cha dòng nói với nhau:

– Ta cũng phải đi thăm em bé đó xem sao.

Rồi cả hai cùng đi vào làng, và khi tìm được nhà cô bé, các cha liền vào thăm. Nhà cô là một túp lều nhỏ, cô nằm hấp hối trên một nắm rơm. Hai cha lên tiếng chào cô. Cô liền nói:

– Các cha  cầu xin Chúa cho xem chung quanh con bây giờ.

Hai cha quì xuống và được thấy Mẹ Maria như lúc nãy, một tay cầm triều thiên, đứng bên cô bé mà an ủi. Bỗng dưng các trinh nữ kia cất tiếng hát và, nương theo tiếng ca dìu dặt hòa vang, linh hồn cô bé thoát xác phàm. Mẹ Maria đặt một triều thiên trên đầu cô, đón nhận linh hồn cô đem vào thiên đàng.

       

5. Người chủ quán sát nhân (I, trg 99)

(Người đã sống lành, đừng bỏ ơn Chúa, nếu lỡ đi đường tội, đừng ngại trở về cùng Mẹ)

Theo cha Vinh Sơn Bôviô kể lại, hồi đầu thế kỷ XV, trong một tỉnh Anh quốc, có chàng thanh niên quí phái tên là Êrnêtô. Chàng đem cả gia tài phân phát cho người nghèo khó, rồi vào tu thân trong một đan viện. Ở đây, chàng sống một cuộc sống trọn lành đến nỗi các bề trên quí trọng chàng đặc biệt: nhất là vì chàng có lòng thành kính Đức Mẹ cách riêng. Hồi đó, một cơn dịch tễ khởi phát hoành hành trong thành phố, người ta vào đan viện xin các thầy dòng cầu nguyện. Đức viện phụ truyền cho thầy Êrnêtô phải đến trước bàn thờ Đức Mẹ cầu xin cho thành, không được ra về trước khi được Đức Mẹ trả lời. Thầy đan sĩ trẻ tuổi ấy vâng lời cầu nguyện và đợi chờ suốt ba ngày mới nhận được hồi âm của Đức Mẹ. Đức Mẹ chỉ định phải đọc một ít lời nguyện. Và tai nạn đã qua khi người ta thi hành xong lời Mẹ.

Nhưng thương hỡi! Ít lâu sau, thầy Êrnêtô lạnh nhạt dần lòng sùng kính Đức Mẹ. Ma quỉ bủa câu thầy bằng hàng ngàn chước cám dỗ, nhất là về đức thanh tịnh và ơn thiên triệu tu trì. Vì không đến nương cậy cầu xin Mẹ, thầy đã bất hạnh đến quyết định trèo tường đan viện mà đi. Lúc đi trốn, thầy qua ngang một tượng Đức Mẹ ở hành lang đan viện, thầy nghe thấy tượng đó gọi bảo:

– Con ơi, sao con lại bỏ Mẹ?

Kinh ngạc và cảm xúc hối hận, thầy quì gối dưới chân tượng kêu lên:

– Lạy Mẹ, Mẹ không thấy con không thể ở lại được nữa hay sao? Sao Mẹ không phù giúp con?

Đức Mẹ trả lời:

– Thì con, sao con lại không cầu xin Mẹ? Nếu con đến cầu xin Mẹ thì đâu đến nỗi này! Từ nay, cứ đến cầu xin Mẹ, đừng sợ gì cả.

Thầy Êrnêtô trở về đan phòng. Nhưng những chước cám dỗ lại xô đến. Không chịu trung thành đến cầu xin Mẹ, thầy lại quyết định một lần nữa trốn khỏi nhà dòng. Từ đó, thầy sống một cuộc đời sa đọa, hết hư hỏng này đến trụy lạc kia. Sau cùng, thầy thuê một quán trọ để làm nghề sát nhân đoạt của. Nhiều hành khách ngủ trọ đêm tại quán thầy đã bị chết oan uổng và mất hết tài vật dưới bàn tay ác hại của thầy. Cứ thế, thầy đã giết mất cả một người bà con với quan đầu hạt. Dựa theo những bằng chứng chắc chắn, ông quan này đã quyết định truy nã và xin pháp luật xử tử thầy. Trong khoảng thời gian đó, ông chủ quán ác đức kia lại vẫn khôn khéo trốn tránh và sống tự do ngoài vòng pháp luật. Một hôm, có một hiệp sĩ trẻ tuổi vào ngụ tại quán thầy. Manh tâm nổi dậy, Êrnêtô quyết định vào phòng ngủ giết chết hiệp sĩ đó để đoạt thâu của cải. Nhưng thầy thấy gì? Trên giường, thay vào chỗ hiệp sĩ kia nằm, một tượng chịu nạn đầy thương tích ngước mắt nhân từ nhìn thầy âu yếm nói:

– Sao con bạc thế? Cha đã chết một lần để cứu con rồi mà chưa đủ sao? Con muốn giết Cha một lần nữa ư? Nào, cứ giết Cha đi!

Cảm thấy lòng tràn đầy hổ thẹn, thầy Êrnêtô bèn nức nở khóc lóc. Thầy nghẹn ngào qua hai hàng lệ:

– Lạy Chúa, con đây: Chúa xử nhân từ với con chừng nào! Con quyết định trở về cùng Chúa.

Ngay đêm đó, thầy bỏ quán trọ, trở về đan viện cũ đền tội. Nhưng trên đường về, thầy gặp đội tuần cảnh và bị bắt điệu tới trước tòa công lý. Ở đây, thầy thú nhận tất cả tội lỗi. Người ta đem treo thầy lên giảo đài lập tức, không để cho thầy có cả đến giờ xưng tội. Thầy liền phó mình mặc Đức Mẹ, và lúc người ta buộc dây vào cổ thầy, thì chính Đức Mẹ thân đến giữ thầy cho khỏi chết. Mọi người đã trở về cả, Đức Mẹ mới cởi dây cho thầy và bảo:

– Con  trở về đan viện mà đền tội. Khi nào Mẹ mang bản xá tội đến cho, con  dọn mình chết.

Sau khi đã trở về đan viện và kể lại hết sự tình cho đức viện phụ, thầy sống một cuộc đời đền tội hết sức khắc khổ. Qua nhiều năm sau, thầy thấy Đức Mẹ hiện đến đưa bản xá tội cho thầy. Thầy liền dọn mình và chết thánh thiện.

6. Người phụ nữ hoang đàng (I, trg 113) 

(Đã lỡ sa ngã phạm tội, cần đem cả quãng đời còn lại để sống đền tạ Chúa và Mẹ)

Cha Boviô kể truyện một phụ nữ hoang đàng tên là Hêlêna, một hôm vào nhà thờ, tình cờ nghe giảng về phép lần hạt mân côi. Lúc về nhà, nàng lén mua một tràng hạt. Nàng giấu kín và bắt đầu lần chuỗi. Trước cũng chẳng sốt sắng gì, nhưng sau Mẹ Maria đã cho nàng cảm thấy an ủi và dịu ngọt khi đọc kinh, cho nên nàng đọc bao nhiêu cũng không chán. Qua việc suy niệm kinh mân côi, Hêlêna hiểu ra tất cả những phóng đãng của nàng thực là trọng tội. Nàng bèn tức tốc đi xưng tội. Nàng cáo mình với một lòng thống hối thiết tha làm cha giải tội cũng phải ngạc nhiên.

Xưng tội rồi, nàng đến sấp mình trước bàn thờ Đức Mẹ để cảm tạ Đức Mẹ đã biện hộ cho mình. Lúc lần hạt, nàng nghe Đức Mẹ phán bảo:

– Hêlêna, cho đến nay, con chỉ biết xúc phạm đến Chúa và Mẹ. Từ nay trở đi, con  sống một cuộc sống mới. Phần Mẹ, Mẹ hứa sẽ luôn luôn giúp đỡ con.

Xấu hổ vì được Mẹ Maria đoái thương như vậy, nàng cảm động trả lời:

– Lạy Mẹ Đồng Trinh, thật cho đến nay con là đứa tội lỗi nặng nề, nhưng Mẹ làm được mọi sự: xin Mẹ giúp đỡ con. Giờ đây, con xin dâng trót mình con cho Mẹ. Con muốn đem cả quãng đời còn lại để đền tạ tội lỗi con.

Thế là được vững vàng thêm vì có Mẹ Maria trợ lực, nàng đem tài sản phân phát hết cho người nghèo khó, và sống một đời sống thiết tha thống hối. Nhiều cơn cám dỗ ghê hồn đến lung lạc nàng, nhưng chăm chú cậy trông Mẹ luôn, nàng đã chiến thắng. Hơn thế nữa, nàng còn được ơn thấu thị, nói tiên tri, được mặc khải và nhiều đặc ân khác nữa. Sau cùng, được Mẹ Maria báo trước giờ chết. Ít ngày sau, nàng được tiếp kiến Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến thăm viếng. Lúc Hêlêna tắt thở, người ta thấy linh hồn nàng bay về trời như một con bồ câu diễm lệ.

 

7. Nữ ẩn sĩ rừng Giôđanô (I, trg 126)

(Con muốn cải tạo đời tội lỗi, và đi đền tội ở bất cứ nơi nào Mẹ muốn)

Truyện thánh nữ Maria Ai cập là một truyện rất hay kể trong cuốn đầu bộ Hạnh tích các thánh tu rừng. Từ mười hai tuổi, Maria đã trốn biệt gia đình, sang sống một cuộc đời bê tha hoang đàng ở đô thành Alexanđria. Người thành đó đều tởm gớm cái nếp sống phóng túng đến bỉ ổi của nàng.

Sau mười sáu năm trụy lạc tội lỗi, nàng lên đường bắt đầu một cuộc giang hồ trên khắp lục địa. Nàng đến Giêrusalem vào dịp lễ kính Thánh giá. Giáo hữu tứ phương tề tựu mừng lễ rất đông. Bị tính tò mò xúi giục hơn là do lòng sùng mộ khuyến khích, nàng nảy ý tưởng vào xem đền thờ. Nhưng vừa tới bậc cửa, nàng cảm thấy một sức mạnh vô hình đẩy nàng ra. Nàng cố thử một lần nữa, thì lại bị đẩy ra một lần nữa. Lần thứ ba, rồi thứ bốn cũng đều vô hiệu, nàng bèn lui vào một xó ngoài tiền đình. Ở đây, nàng được Chúa soi cho biết nàng không xứng đáng đặt chân vào đền thánh vì tội lỗi. Ngước mắt lên, nàng nhìn thấy một bức họa vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh. Nàng sấp mình chứa chan hai hàng lệ, khẩn cầu:

– Ôi Mẹ Thiên Chúa, xin thương con với, con đầy tội lỗi khốn nạn. Con biết rồi, tội con làm con rất bất xứng, chẳng đáng Mẹ nhìn đến nữa. Nhưng Mẹ là nơi nương ẩn của tội nhân, xin Mẹ vì yêu mến Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ giúp con, mở cửa nhà thờ cho con. Con muốn cải tạo đời sống, và đi đền tội ở bất cứ nơi nào Mẹ muốn.

Lúc đó, hình như Đức Mẹ trả lời, nàng nghe có tiếng thì thầm trong lòng:

– Được con ạ, con đã kêu đến Mẹ, và muốn trở về, thì đó, cửa thánh đường đã mở, con vào đi!

Nàng vào kính thờ Thánh giá, khóc lóc nghẹn ngào. Rồi trở lại bức ảnh, nàng kêu xin:

– Lạy Nữ Vương con, con sẵn sàng vâng lời Mẹ, Mẹ muốn con đi đền tội ở đâu, xin tỏ cho con biết.

– Con  sang bên kia sông Giôđanô, sẽ thấy nơi yên nghỉ.

Nàng xưng tội rước lễ rồi sang qua sông Giôđanô. Đó là một khu rừng rậm, nàng hiểu nơi đền tội là đây.

Trong khoảng mười bảy năm đầu, ma quỉ không bỏ một mánh khóe nào mà không tấn công để xô nàng ngã lại. Lúc đó nàng đã làm gì để đối phó? Chỉ có một việc là cậy trông ở Mẹ Maria. Mẹ cũng ban cho nàng được sức mạnh kháng cự với mưu mô của chúng quỉ một cách thắng lợi suốt mười bảy năm ròng; hỏa ngục phải rút lui và nàng được hưởng một an bình thư sướng.

Thời gian qua. Sau bốn mươi bảy năm sống trong rừng, nàng đã bảy mươi nhăm tuổi, Chúa cho linh mục Zôzimô tìm thấy nàng vào một ngày im vắng. Tường thuật đời mình cho linh mục rồi, nàng xin ngài năm sau lại tới đem Thánh Thể cho nàng. Linh mục làm theo như ý. Nàng lại xin trở lại một lần nữa. Năm sau, linh mục Zôzimô trở lại, nhưng lần này ngài gặp thấy nàng đã từ trần. Quanh xác sáng tươi, chói lọi một luồng hào quang rực rỡ. Gần trên đầu nàng, ngài đọc thấy những giòng chữ viết trên cát như sau:

– Xin chôn xác con tội lỗi khốn nạn ở đây, và cầu nguyện cho nó.

Nhờ một con sư tử bới huyệt, linh mục Zôzimô an táng nàng ở đó. Rồi trở về tu viện, ngài thuật lại những việc lạ lùng tình thương của Chúa đã làm cho phụ nữ thống hối ấy.

8. Hỏa ngục vùng lên(I, trg 131)

(Khi hấp hối, 10 ngàn quỉ đến cám dỗ ngài, nhưng ngài luôn nhìn lên ảnh Đức Mẹ)

Nhà ký sự truyện thánh Anrê Avelinô quả quyết có tới mười ngàn quỉ đến cám dỗ thánh nhân trên giường hấp hối. Trong lúc lâm chung, thánh nhân phải chịu một trận chiến đấu gắt gao cực kỳ với hỏa ngục, đến nỗi các tu sĩ đứng quanh đều kinh hoàng hoảng sợ. Mặt ngài sưng phồng lên và xám đen lại vì cơn náo động trong linh hồn; tứ chi run rẩy trong một đau thương co quắp rút gân rút thịt; nước mắt chan hòa lai láng, đầu quay đi lắc lại như bị giành giựt giữa hai đối thủ: tỏ ra ngài phải chiến đấu kinh khủng với tà thần hỏa ngục. Tất cả những ai chứng kiến cảnh hấp hối của ngài đều khóc ròng vì thương cảm, tăng gia cầu nguyện, và sợ hãi vì thấy một vị thánh mà phải lâm chung như vậy. Nhưng một điều làm họ vững tâm: ngài vẫn năng ngước nhìn lên ảnh Đức Mẹ, như để van nài ơn trợ giúp.

Trong đời ngài, thánh nhân đã từng nói rằng: giờ chết, Mẹ Maria sẽ nà nơi nương ẩn của ngài. Mà thật vậy, sau cùng Chúa đã tưởng thưởng ngài bằng một chiến thắng huy hoàng. Những cơn run rẩy co quắp qua đi, mặt dẹp xuống tươi tỉnh như cũ, mắt ngài yên lặng nhìn cắm vào ảnh Đức Mẹ, và cúi đầu tôn kính như cảm tạ Mẹ. Người ta tin rằng lúc đó Mẹ Maria đã hiện ra với ngài. Rồi, trong một bình an lặng lẽ và một thái độ linh thiêng, ngài thở hơi cuối cùng trong tay Mẹ dấu yêu đã từng bảo vệ đời ngài. Trong lúc đó, một nữ tu dòng thánh Phanxicô cũng đang hấp hối, quay về phía chị em đứng bên mà nói: “Xin chị em đọc kinh Kính Mừng, một đấng thánh vừa qua đời”.

9. Những xích xiềng lợi ích (I, trg 135)

(Khi khỏe tha thiết sùng kính Mẹ, khi gần chết và trước tòa phán xét, Mẹ sẽ bênh đỡ)

Mẹ Maria rất vội vã đến cấp cứu các tôi tớ dấu yêu của Mẹ trong giờ họ hấp hối. Mẹ đến tiếp xúc với họ, làm thuận tiện lối họ đi về đời sau, khuyến khích họ, và theo họ tới tòa phán xét. Mẹ đã nói với thánh nữ Brigita: “Mẹ là Nữ Vương tình thương, là Mẹ họ, Mẹ sẽ đến bên họ, để họ được vui sướng và ủi an lúc lâm chung”. Thánh Vinh sơn Phêriê thêm rằng: “Đức Nữ Vương từ ái sẽ đón nhận vào áo từ bi Mẹ linh hồn những người hấp hối đó”, và đưa họ đến tòa Con Mẹ làm Thẩm phán để Con Mẹ cho họ được hạnh phúc đời đời.

Mẹ Maria đã xử như vậy với ông Carôlô, con trai thánh nữ Brigita. Đăng vào nghề cầm binh khí nguy hiểm, ông bị chết xa mẹ. Thánh nữ e ngại cho phần rỗi của ông; nhưng Mẹ Đồng Trinh cho thánh nữ biết ông đã được cứu độ. Chính Mẹ đã đến giúp ông lúc lâm chung, soi cho ông biết những việc phải làm trong giờ mệnh một, để tưởng thưởng lòng ông đã từng thiết tha sùng kính Mẹ. Cùng lúc đó thánh nữ thấy Chúa Giêsu ngự trên ngai và nghe thấy ma quỉ tố cáo Mẹ Maria hai điểm: đã giúp Carôlô chống lại mưu chước nó cám dỗ ông lúc hấp hối; đã đích thân dẫn đến trước tòa phán xét linh hồn người thanh niên đó, và giải cứu ông mà không cho nó – ma quỉ – được quyền gì trên linh hồn ông. Thánh nữ lại thấy ma quỉ bị Chúa Giêsu tống khứ, và linh hồn Carôlô được đem lên trời.

Những dây Mẹ buộc là những xiềng xích lợi lộc. Phút lâm chung bạn sẽ được an nghỉ trong Mẹ Maria (Hc 6, 31, 29).

Cha Binet kể truyện một linh hồn tôi trung của Mẹ Maria mà ngài giúp đỡ lúc lâm chung, đã nói với ngài trước khi tắt thở rằng: ‘Thưa cha, nếu cha biết lúc lâm chung người ta hoan hỉ nhường nào, vì đã tận tình phụng sự Mẹ Maria trong suốt cuộc đời, hẳn cha sẽ ngạc nhiên và được an ủi lắm! Con không sao diễn tả được nguồn vui dào dạt linh hồn con lúc cha ở gần con đây”

Cha Suarez cũng là một tôi trung tận tình của Mẹ Maria, đến nỗi sẵn sàng đổi tất cả tài năng thông minh của ngài lấy công nghiệp do một kinh Kính Mừng. Trên giường hấp hối, ngài cũng cảm hưởng một thú vui chan hòa đến thốt lên: “Không ngờ chết lại dịu ngọt thế này”

10. Chết êm ái

 (Ích lợi việc dâng mình, tận hiến  thuộc về Mẹ nhân lành)

Thánh Phêrô Đamianô kể truyện anh ngài là Máctinô. Bất hạnh xúc phạm đến Chúa, ông đến trước bàn thờ dâng kính Mẹ Maria, hiến dâng mình làm nô lệ Mẹ nhân lành. Ông quàng một vòng xích trên cổ tỏ ra là tôi tớ mà thưa với Mẹ rằng: “Lạy Bà Chủ con, Mẹ là gương mẫu đức thanh sạch xán lạn, con là kẻ tội lỗi khốn cùng, đã dày đạp đức thanh sạch, xúc phạm đến Chúa và Mẹ. Phương sách độc nhất của con bây giờ là hiến dâng mình làm nô lệ Mẹ. Xin Mẹ chớ xua đuổi con; mặc dầu dĩ vãng của con khả ố, xin Mẹ cũng đoái thương nhận lòng con tôn kính Mẹ”. Rồi ông đặt trên cấp bàn thờ một số tiền, nguyền hứa hằng năm sẽ dâng nạp đủ số như vậy, để chứng thực mình là nô lệ của Mẹ. Ít lâu sau, ông lâm trọng bệnh. Vào một buổi sáng, người ta nghe thấy ông bỗng dưng kêu lên: “Đứng lên! Đứng cả lên! Đứng lên tôn kính Nữ Vương tôi!” Rồi ông thêm: “Lạy Nữ Vương thiên đàng, Mẹ ban cho con ơn trọng đại chừng nào! Mẹ đã đoái thương đến thăm viếng đứa nô lệ của Mẹ! Ôi Nữ Vương con, xin chúc lành cho con, đừng để con phải trầm đọa, khi con đã được Mẹ thân hành đến thăm viếng như thế này”. Em của ông là Đamianô chạy lại, Máctinô nói mình vừa được xem thấy Đức Mẹ Đồng Trinh, Mẹ đã chúc lành cho mình. Ông cũng phàn nàn vì những người có mặt nơi ông lúc đó không chịu đứng dậy khi Mẹ Maria đến. Được ít lâu ông qua đời êm dịu trong Chúa.

 

11. Hai cái chết (I, trg 142)

(Cái chết của người giầu và người nghèo khác nhau trước người đời và Thiên Chúa)

Cha sở một họ kia được mời đến giúp một nhà hào phú sắp qua đời. Họ dẫn ngài vào một ngôi nhà trang hoàng tráng lệ, bầy biện lộâng lẫy, con ăn đầy tớ ra vào tấp nập, thân bằng quyến thuộc xúm xít nhau thăm hỏi chung quanh người liệt. Nhưng linh mục đó cũng lại nhìn thấy một lũ quỉ như những con chó ngồi chờ sẵn sàng xông đến bắt linh hồn khốn nạn ông ta. Và thật nó đã bắt được, vì đến chết ông ta vẫn không chịu xưng tội và chịu các phép sau cùng.

Ngay lúc ấy, một phụ nữ nghèo nàn cũng xin người ta mời cha sở mang Thánh Thể cho bà. Vì không thể bỏ được người nhà giầu kia đang cần ngài giúp đỡ, cha sở đã nhờ một linh mục khác đến thay. Cha này rước Thánh Thể đi. Đến nhà bệnh nhân, ông chẳng gặp một tôi tớ nào, một bạn hữu nào, một đồ vật quí giá nào: bệnh nhân là một người nghèo khổ, chỉ có một nắm rơm làm giường nằm. Nhưng phòng bà sáng trưng. Linh mục nhìn vào: bên cạnh người đàn bà đang hấp hối ấy, ông thấy Mẹ Maria đang an ủi bà, cầm một cái khăn lau mồ hôi bà rướm chảy khi đau đớn. Thấy vậy, linh mục dừng lại, sợ hãi; nhưng Đức Mẹ ra hiệu cho ngài vào. Đức Mẹ đích thân lấy một cái ghế đẩu cho linh mục ngồi giải tội cho bệnh nhân đạo đức ấy. Bà rước Thánh Thể rất sốt sắng, rồi êm ái trút linh hồn trong tay Mẹ Maria.

 

12. Mối hờn ghen vong mạng (I, trg 156)

(Đêm đi viếng Mẹ, không nói rõ, để vợ ghen, tự tử, nhưng Mẹ cứu vì chồng xin)

Trong các phép lạ kể trong cuốn “Báu Tàng Mân Côi“, tôi xin trích thuật truyện sau này.

Một nhà quí phái kia rất sùng kính Đức Mẹ, đã thiết lập trong biệt trang của ông một ngôi nhà nguyện nhỏ, đặt một ảnh Đức Mẹ thật đẹp. Ông hay đến đó cầu nguyện, cả ban đêm cũng thường cắt ngang giấc ngủ đến đó dâng Mẹ những niềm kính tôn chân thành sốt sắng.

Bạn ông là một người nhân đức. Nhưng đêm nào cũng thấy chồng mình vào lúc bốn bề im lặng mới ra đi, và trở về sau một thời khắc khá dài, bà đem lòng ghen tuông ngờ vực. Và mối ngờ vực của bà càng ngày càng nặng nề sầu đắng. Một hôm, để nhổ cái gai từng đâm vào hành hạ bà đó, bà đánh bạo hỏi chồng xem ông có yêu ai khác nữa không, nhà quí phái mỉm cười trả lời:

– Có, tôi có yêu một nữ nhân đáng yêu tuyệt thế. Tôi đã trao tặng bà cả tấm lòng tôi, và nếu không yêu mến bà nữa, thì tôi chỉ còn có chết.

Ông muốn nói về Đức Mẹ Đồng Trinh và tình yêu thiết tha ông dâng kính Mẹ. Nhưng từ lâu vẫn vào ngờ ra vực, muốn biết cho đến kẽ tóc chân tơ, bà lại hỏi:

– Thế có phải đêm đêm ông đến với người ấy đó không?

Ông trả lời quyết đáp, vì có ngờ đâu những lời đó sẽ gây ra một hậu quả khốc liệt: người đàn bà đa nghi kia đã quyết định một tai biến. Đêm sau, ông lại theo thường lệ bỏ phòng ra đi. Bà bèn lấy dao cắt đứt họng chết tức thì. Sau khi làm xong việc sùng kính đã quen, nhà quí phái trở về phòng. Lên giường nằm, ông thấy giường ướt đẫm. Gọi vợ thì không thấy trả lời. Ông lay bà cũng chẳng động. Thắp đèn lên, ông mới thấy giường đầy máu và vợ ông đã đứt họng chết xõng xượt. Định tâm lại, ông hiểu ra tất cả cớ sự. Biết làm sao đây? Ông bèn trở ra, khóa chặt cửa phòng, đến nhà nguyện sấp mình xuống dưới chân tượng Đức Mẹ, khóc lóc thảm thiết mà thưa Mẹ rằng:

– Lạy Mẹ, Mẹ đã thấy nỗi khổ của con chưa? Mẹ không an ủi con thì con biết đến kêu cửa nào bây giờ? Giá con không đến đây tôn kính Mẹ, có phải bạn con không chết mất linh hồn không? Lạy Mẹ, chỉ có Mẹ mới chữa được tai biến ghê gớm này, xin Mẹ chữa cho con đi!

Thật một lời cầu xin tin tưởng bao giờ cũng được Mẹ tình thương ban cho ứng nghiệm từng nét! Nhà quí phái vừa cầu nguyện xong, thì một người đầy tớ đến mời ông về vì bạn ông đang gọi. Chưa tin hẳn mình được hạnh phúc Đức Mẹ nghe lời, ông bảo:

– Cứ trở về xem kỹ xem có phải đúng bà gọi ta không đã!

Người đầy tở trở về. Sau một lát lại đến thưa:

– Mời ông về mau. Bà đang đợi ông.

Ông trở về, mở cửa và thấy bạn đã sống lại, đến quì dưới chân ông, khóc xin tha thứ. Bà kêu lên:

– Ông ơi! Đức Mẹ vừa cứu tôi thoát khỏi hỏa ngục.

Thế là cả hai cùng chan hòa khóc lóc vì vui mừng, dắt nhau ra nhà nguyện tạ ơn Đức Mẹ.

Hôm sau, nhà quí phái thiết tiệc mời bà con đến chung mừng: bạn ông kể lại phép lạ, và cho mọi người xem một vết sẹo mới lạ trên cổ. Ai cũng cảm thấy tình yêu mến Đức Mẹ Đồng Trinh tăng lên gấp bội trước sự lạ lùng hiếm có ấy.

 

13. Hi vọng của người vô vọng (I, trg 173)

(Sau khi bị phán xét, ông ta bỏ đời tội lỗi và sống đời sống mới)

Thánh Antôninô kể câu truyện này: Có một người từng sống bê bối trong tội lỗi, một hôm nằm mơ thấy như mình đứng trước tòa Chúa Giêsu phán xét. Ma quỉ đóng vai nguyên cáo và Mẹ Maria làm trạng sư biện hộ. Quỉ dâng lên trước tòa Chúa một cuốn sổ dài ghi những tội ông ta phạm để tố cáo. Sổ đó đặt lên cán cân công lý đã làm trĩu nặng xuống và nhấc bổng đĩa cân bên phúc của ông. Vị Nữ trạng sư bèn tới gần, đặt một tay dịu dàng lên đĩa cân bên phúc, và làm lệch hẳn cán cân về bên này. Rồi Đức Mẹ căn cứ vào đó mà giảng cho ông hiểu rằng ông sẽ được tha thứ, nếu ông chịu cải tạo cuộc đời. Sau giấc mơ đó, ông đã từ bỏ cuộc đời tội lỗi và sống một đời sống mới.

 

14. Làm cho Mẹ khổ sở (I, trg 174) 

(Đọc một kinh Kính Mừng mỗi khi đi ngang qua một ảnh hay tượng Đức Mẹ Maria)

Cha đáng kính Gioan Hêrôtê – người vì khiêm nhu đã tự xưng là Môn đệ – thuật câu truyện một người đã kết bạn rồi, mà vẫn sống bê tha mất ơn Chúa như sau:

Bạn ông, một giáo hữu rất tốt, không làm sao cho chồng mình dứt bỏ được cuộc đời đắm đuối, nài nẵng mãi chồng bà mới ưng nhận làm một việc đơn sơ tôn sùng Đức Mẹ Đồng Trinh, trong nếp sống thác loạn của ông. Bà xin được ông đọc một kinh Kính Mừng mỗi khi đi ngang qua một ảnh hay tượng Đức Mẹ Maria. Ai ngờ chỉ có thế mà bà đã được như lòng sở nguyện.

Một đêm, lúc trâng tráo đi lăn mình vào dịp tội, con người xấu thói đó nhìn thấy một ánh sáng lập lòe ở xa xa. Ông lại gần và nhận ra đó là một ngọn đèn dầu thắp trước tượng Mẹ ẵm Chúa Giêsu Hài Đồng. Theo lời hứa với bạn, ông đọc một kinh Kính Mừng. Liền đó, ông thấy Chúa Hài Đồng Giêsu mình đầy vết thương còn nguyên đang vấy máu. Hoảng hốt và thâm cảm vì nghĩ bởi tội mình mà Chúa Cứu Chuộc phải chịu những vết thương đau đớn ấy, ông nức nở ôm mặt khóc thảm thê. Nhưng Chúa Hài Đồng lại quay mặt đi không thèm nhìn đến ông. Bẽ bàng quá, người tội lỗi đáng thương bèn than thở cùng Đức Mẹ:

– Lạy Mẹ tình thương, Con Mẹ đã bỏ con rồi, con xin cậy nhờ Mẹ là Mẹ Chúa cùng là trạng sư rất quyền thế, rất xót thương. Lạy Nữ Vương, xin giúp đỡ con, xin can thiệp giúp con với.

Tức thì Đức Mẹ trả lời:

– Bọn tội lỗi các con gọi Ta là Mẹ tình thương, nhưng các con có thôi làm cho Ta trở thành Người Mẹ đau khổ đâu! Các con cứ bắt bớ hành hạ Con Ta mãi, mà làm cho Ta khổ sở nhất đời!

Nhưng rồi Mẹ cũng mủi lòng và an ủi người tội lỗi đã đến quì dưới chân Mẹ đó: Mẹ quay về Chúa Giêsu xin tha thứ cho ông ta. Và dường như Chúa Giêsu cứ nhất định không tha thứ, nên Đức Mẹ đặt Chúa Giêsu lên bệ, rồi quì xuống mà thân thưa rằng:

– Con Mẹ, Mẹ không đứng dậy nữa, nếu Con không muốn tha cho người tội lỗi này.

Chúa Giêsu liền trả lời:

– Ôi Mẹ, Con không thể từ chối Mẹ được nữa. Mẹ muốn Con tha cho nó phải không? Vâng, vì yêu mến Mẹ, Con tha rồi đó. Mẹ bảo nó đến hôn thương tích của Con đi!

Ông ta bèn khóc lóc bước lên, và ghé môi hôn những vết thương trên mình Chúa, hôn đến đâu vết thương biến đi đến đó. Sau cùng, Chúa Giêsu cũng ôm hôn ông ta, tỏ ra là đã tha thứ hết cho ông rồi.

Ông hoàn toàn cải quá, sống một cuộc đời mới rất lành thánh. Ông cũng không quên đem hết tâm hồn yêu mến Mẹ Maria, Người đã xin cho ông được ơn qui hồi trọng đại ấy.

 

15. Mãnh lực kinh  Nhớ (I,188)

(Nhờ đọc kinh Hãy nhớ, Phanxicô Salesiô tìm lại được an bình)

 Thánh Phanxicô Salê từng nghiệm thấy hiệu lực của lời kinh trên đây, như sử gia thuật truyện ngài đã viết.

Hồi chừng mười bảy tuổi, thánh nhân lên trọ học tại Paris. Ngài rất mê học, nhưng cũng không vì thế mà quên sống cuộc đời đạo hạnh mến yêu Thiên Chúa, Đấng đã cho ngài nếm trước được những khoái thú chân thật, như được hưởng trước nước Trời.

Để thử sức và nối kết ngài lại với tình yêu chí thánh mạnh mẽ hơn nữa, Chúa cho phép ma quỉ bày ra cho ngài thấy tất cả những việc ngài làm đều là căn cớ bị trầm đọa: ngài thấy như là Chúa đã quyết định đọa phạt ngài rồi. Đồng thời, Chúa cũng muốn bỏ rơi ngài ít lâu trong bóng tối trập trùng và khô lạnh thiêng liêng. Những ý tưởng cảm kích nhất về lòng Chúa nhân từ cũng vẫn làm cho ngài vô cảm; chước cám dỗ tấn công ác liệt hơn, và người thanh niên thánh thiện ấy cảm thấy tâm hồn tràn ứ u buồn. Bị dằn vật giữa những sợ hãi, những chán nản đó, ngài ăn mất ngon, ngủ mất yên, da dẻ hồng hào và niềm vui hồn nhiên trước kia tiêu tan hết cả, coi ngài như một hiện thân của thất vọng, ai trông thấy cũng phải ái ngại mủi lòng.

Trong suốt cơn bão táp kinh hoàng ấy, tâm trí ngài lúc nào cũng nghẹn chứa những ý tưởng thất vọng, chỉ thốt ra những lời đau đớn. “Thế là tôi mất nghĩa cùng Chúa rồi hay sao? Chúa đáng mến và nhân từ đến thế, mà …! Ôi Tình yêu, ôi Mỹ diệu mà tôi đã hiến phú trót tình yêu của tôi để yêu mến, tôi sẽ không được vui thú gì nữa ư? Ôi Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, thiếu nữ diễm lệ xuất chúng của Giêrusalem trên trời, con sẽ không được diễm phúc chiêm ngưỡng Mẹ ở trên thiên đàng nữa ư? Ôi! Lạy Nữ Vương, nếu sau này con không được ngắm nhìn vẻ diễm lệ trên gương mặt Mẹ, thì ít ra Mẹ đừng để con nguyền rủa xúc phạm đến Mẹ!” Những tâm tình dịu dàng phát xuất từ tâm hồn sầu héo nhưng say mê yêu mến Chúa và Mẹ Maria của thánh nhân hồi đó, tương tự như thế cả.

Sau hơn một tháng trời thử thách, Chúa muốn ban bình an cho thánh nhân qua trung gian của Đấng Ủi An thế giới, tức là Mẹ Đồng Trinh Maria, Người mà thánh nhân đã hiến dâng đức đồng trinh thanh sạch của mình cho ngay từ tuổi hoa niên, Người mà ngài đã tuyên xưng đặt vào trọn mọi niềm hi vọng. Một buổi chiều, từ trường học trở về nhà, ngài vào một nhà thờ, thấy trên tường có treo một bảng nhỏ, ngài lại gần xem thì thấy trên bảng viết lời kinh của thánh Âutinh: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin  nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp, mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời…” Ngài liền sấp mình xuống trước bàn thờ Đức Mẹ, đem hết tâm hồn đọc kinh đó, khấn lại lời khấn đức thanh tịnh, hứa lần hạt hằng ngày, rồi thêm rằng:

– Lạy Nữ Vương, xin  làm trạng sư biện hộ cho con bên Con Mẹ. Giờ đây con không dám bạo gan đến gần Người nữa rồi. Lạy Mẹ, nếu đời sau con vô phúc không được yêu mến Chúa mà con xưng nhận là rất đáng mến, thì ít là xin Mẹ cho con được hết sức mến Chúa ở đời này. Con chỉ xin Mẹ có thế, và con chờ đợi Mẹ ban cho con.

Cầu xin như vậy rồi, ngài phó trót mình vào cánh tay thương xót của Chúa, xin vâng theo thánh ý Chúa hoàn toàn. Nhưng ngài cầu nguyện vừa xong, thì trong giây lát, nhờ Mẹ dịu dàng, ngài được giải thoát khỏi cơn cám dỗ. Tâm hồn lngài lại được bình an, và bình an đó tràn ra trả sức khỏe lại cho thân xác. Từ đó, ngài tiếp tục tha thiết tôn sùng Mẹ Maria, và suốt đời ngài, ngài đã không ngừng cao rao vinh quang và tình thương của Mẹ Maria, trong sách vở cũng như trong lời giảng thuyết.

 

16. Vâng, con có phạm tội đó (I, trg 203)

(Mẹ Maria, cứu giúp ai khi gần chết kêu cầu xin Mẹ )

Trong thành phố Reichersperg, xứ Bavière, có một vị kinh sĩ tên là Arnould, rất tận tụy sùng kính Đức Mẹ. Thấy mình đã đến giờ lâm chung, ngài xin chịu các phép Bí tích sau hết, và mời các anh em đồng tu đến xin họ đừng bỏ rơi mình trong giờ phút cuối đời ấy. Bỗng dưng, ngay trước mặt anh em, tứ chi ngài bắt đầu run rẩy, đôi mắt nhớn nhác sửng sốt, mồ hôi lạnh toát chảy ra khắp mình, ngài tắt nối kêu lên:

– Anh em không thấy những tên quỉ đang muốn kéo tôi xuống hỏa ngục kia ư? Xin anh em cầu cùng Mẹ Maria đến cứu tôi với. Tôi tin thật Mẹ sẽ cho tôi thắng chúng nó!

Anh em chứng kiến liền nghe theo lời ngài xin, đọc kinh cầu Đức Mẹ; khi họ đọc đến câu: Rất Thánh Đức Bà Maria, cầu cho chúng tôi, thì vị kinh sĩ nói:

– Xin đọc lại tên Đức Mẹ, vì tôi đang ở trước tòa phán xét rồi.

Im lặng một lát, ngài tiếp:

– Vâng, con có phạm tội đó, nhưng con đã hối hận rồi.

Quay về Mẹ Maria, ngài tiếp:

– Lạy Mẹ, nếu Mẹ đến cứu con, thì con sẽ được cứu rỗi.

Quỉ lại tấn công ngài một đợt nữa. Ngài làm dấu thánh giá và kêu tên Mẹ Maria mà chống cự. Cứ thế qua suốt một đêm.

Ngày vừa rạng, vị kinh sĩ tốt lành đó bình tĩnh, tươi cười, hoan hỉ kêu lên:

– Mẹ Maria là Nữ Vương và là nơi an toàn của tôi đã xin cho tôi được tha thứ và được rỗi rồi.

Rồi nhìn cắm vào Mẹ Maria đang gọi ngài theo Mẹ, ngài thưa:

– Vâng, con đi đây, Mẹ ơi!

Đang lúc cố gắng ngồi dậy ngài tắt thở êm lành. Chắc chắn linh hồn ngài đã được theo Mẹ Maria về trời hưởng phúc đời đời vinh hiển.

 

17. Không bao giờ tôi bỏ (I, trg 223)

 (Theo đàng tội lỗi, bỏ Chúa nhưng không bỏ Mẹ, được Mẹ cứu)

Cha Vinhsơn Bôviô và Cêxarê thuật truyện một thanh niên quí phái, sau khi xài phí hết di sản khổng lồ cha chàng để lại, cùng quẫn quá, đến nỗi phải đi hành khất để nuôi mình. Nhưng để bớt xấu hổ, chàng quyết định bỏ quê hương đi sống một đời vô danh ở đất khách quê người.

Trên đường tha phương cầu thực, một hôm chàng gặp một gia nhân cũ của cha chàng. Người này thấy chàng ủ ê vì nghèo khổ, khuyên chàng can đảm lên. Hắn hứa sẽ giới thiệu chàng với một ông hoàng rất giầu có và quảng đại, không những ông sẽ cứu chàng khỏi khổ, mà còn không để cho chàng thiếu thốn gì nữa. Tên gia nhân cũ đó, thật ra, chỉ là một kẻ nham hiểm, mê theo những tà thuật của môn phù thủy. Thế là một hôm, hắn mời chàng thanh niên quí phái đi theo hắn. Hắn dẫn chàng qua một khu rừng, tới một bờ hồ. Ở đó, tên phù thủy thì thầm nói truyện với một người vô hình khác.

Chàng thanh niên hỏi hắn nói truyện với ai đó, thì hắn đáp:

– Với đức linh quỉ.

Rồi hắn lại rì rầm nói truyện, không hề sợ hãi:

– Lạy ngài, chàng thanh niên này đã bị rơi vào một cảnh cùng quẫn rất mực, y muốn lại được giầu có như xưa.

Quỉ trả lời:

– Nếu nó phục tùng ta, ta sẽ cho nó phú quí hơn trước, nhưng trước hết, nó phải chối bỏ Chúa mới được.

Chàng thanh niên bạc phước sợ hãi lùi lại, nhưng tên phù thủy khốn nạn nài nẵng thiết tha. Nể lời, chàng ta quyết định chối Chúa. Quỉ tiếp thêm:

– Thế cũng chưa đủ, nó còn phải chối bỏ Đức Nữ Maria nữa, vì ta biết rằng chính Đức Nữ đó làm ta thiệt hại hơn hết. Biết bao linh hồn đã vào tay ta, mà Người còn cứu được đem về cho Chúa, làm chúng được rỗi linh hồn!

Chàng thanh niên kêu lên:

– Trời! phải thế nữa? Không bao giờ tôi chịu bỏ Đức Mẹ là Mẹ tôi. Tôi thà ăn mày suốt đời còn hơn, vì Mẹ Maria là tất cả niềm trông cậy của tôi mà!

Nói rồi chàng chạy thẳng.

Trên đường về, chàng gặp một nhà thờ dâng kính Đức Mẹ. Chàng vào kính viếng. Trong cơn khốn cực quẫn bách đó, chàng quì gối trước ảnh Đức Mẹ, khóc lóc thảm thiết van nài Mẹ xin ơn thứ tha tội lỗi cho mình. Đức Mẹ liền cầu xin Con Người cho chàng cực khổ đó. Trước, Chúa Giêsu còn phàn nàn vì chàng đã bội bạc chối bỏ Chúa, nhưng Đức Mẹ lại khẩn khoản nài xin. Thấy thế, Chúa nói:

– Ôi Mẹ yêu dấu, không bao giờ con từ chối Mẹ điều gì. Con tha cho nó, vì Mẹ đã xin như vậy.

Lúc đó, người đã mua lại gia tài của chàng trai phung phá kia, cũng đang ở trong nhà thờ và được dự khán quang cảnh lạ lùng đó. Chứng kiến tình thương của Đức Mẹ đối với người trai tội lỗi này, ông gả ái nữ của ông cho chàng và lập chàng làm thừa kế. Thế là nhờ Đức Mẹ, không những chàng lại được ơn nghĩa cùng Chúa, mà còn được cả của cải đời tạm này nữa.

 

18. Trớ trêu thay cho số phận (I, trg 240)

(Không chịu được oan ức, bỏ Chúa, bỏ Đức Mẹ, sám hối, được Mẹ cứu)

Câu truyện sau đây là câu truyện về thầy Thêôphilê. Truyện được ghi thuật do đức cha Eutykianô là tổng giáo chủ thành Côntantinôpôli, và là người mắt thấy tai nghe công việc đã xảy ra. Truyện lại được xác nhận do thánh Phêrô Đamianô, thánh Bênađô, thánh Bonaventura, thánh Antôninô và nhiều tác giả khác mà cha Crasset đã kể.

Thêôphilê hồi đó là phó giáo chủ tại thánh đường Ađana, trong thành phố Cilicia. Ông được toàn dân quí mến, đến nỗi có ý định bầu ông làm giám mục. Nhưng với đức tính khiêm nhã, ông đã không dám nhận vinh dự đó. Về sau, ông bị vu cáo và phải truất cả chức vụ phó giáo chủ. Quá uất ức vì đau đớn và mù quáng vì bản năng, ông đi tìm một tên phù thủy người Do thái giúp ông đến gặp gỡ quỉ Satan xin hắn cứu ông trong những ngày thất sủng ê chề. Thằng quỉ trả lời là nếu ông muốn được hắn giúp, thì điều kiện trước tiên là ông phải chối bỏ Chúa Giêsu và Đức Maria, rồi phải tự tay viết một bản cam đoan mà trao cho hắn giữ. Thêôphilê làm đủ những điều kiện y như quỉ đòi hỏi.

Nhưng oái oăm thay! Ngay hôm sau ngày ông ký bản án giết mình, đức giám mục nhận ra là người ta vu cáo phó giáo chủ, đã xin lỗi ông và lại mời ông giữ nguyên chức cũ. Thế là ông chỉ còn biết có khóc, nhớ đến tội tầy đình mà mình đã phạm, ông cảm thấy bị dày xé tơi bời vì lương tâm cắn rứt. Phải làm thế nào bây giờ? Ông đến một nhà thờ dâng kính Mẹ Maria, quì gối trước tượng Mẹ, khóc như tháo lệ mà kêu van Mẹ:

– Không, lạy Mẹ Thiên Chúa, con không dám thất vọng, vì con còn có Mẹ là cùng kế của con, là Mẹ cực kỳ thương cảm tình cảnh của con, và có thể cứu trợ con được.

Ông cứ một giọng đó mà rền rĩ nguyện cầu cùng Rất Thánh Đồng Trinh suốt bốn mươi ngày ròng rã.

Và một đêm kia, Mẹ tình thương đã thân hiện ra với ông mà bảo:

– Thêôphilê, còn muốn gì nữa? Con đã chối bỏ không muốn kết thân với Ta và Con Ta rồi còn gì, mà chối bỏ vì ai? Vì cừu địch ngàn đời con và của Ta.

Thêôphilê dâng trình:

– Lạy Nữ Vương dịu hiền của con, thế nên bây giờ con xin Mẹ tha tội cho con, và chỉ còn có Mẹ mới xin được Con Mẹ tha tội cho con mà thôi.

Thấy ông có lòng tin tưởng như vậy, Đức Trinh Nữ an ủi:

– Thế thì con cứ vững lòng, Mẹ sẽ cầu xin Chúa cho con.

Được lời như cởi tấm lòng, Thêôphilê tăng bội lòng hối hận, ăn năn và cầu nguyện, không hề rời chân Đức Mẹ tình thương. Mẹ Maria lại hiện ra với ông lần thứ hai, với vẻ mặt tươi cười mà bảo:

– Vui lên, Thêôphilê con, Mẹ đã dâng lên Chúa nước mắt và lời cầu thành khẩn của con, Chúa đã thương khứng nhận và tha thứ cho con rồi. Từ nay, con  sống cuộc đời tri ân và trung tín.

– Nhưng ôi lạy Mẹ, Thêôphilê trả lời, con vẫn chưa được hoàn toàn an ủi. Bản hợp đồng tai hại con đã làm để chối bỏ Con Mẹ và Mẹ, kẻ thù của con vẫn còn nắm giữ, Mẹ có thể bắt nó trả lại cho con không?

Một đêm sau đó ba ngày, Thêôphilê thức giấc, và thấy tờ giấy đặt trên ngực mình.

Hôm sau, ông đến nhà thờ, sấp mình xuống dưới chân đức giám mục, trước mặt đông đảo quần chúng, vừa khóc thảm thương vừa thuật lại truyện mình. Rồi ông trao bản giao kèo ác đức kia cho đức giám mục. Ngài truyền đốt đi trước mặt toàn dân chứng kiến.

Các giáo hữu đều rơi lệ vì vui mừng, tôn vinh lòng Chúa nhân từ và lòng Mẹ thương xót đối với con người trọng phạm đó. Phần Thêôphilê, ông trở về nhà thờ dâng kính Đức Mẹ, ông ở đó suốt ba ngày. Rồi ông từ trần tại đó giữa lúc vui tươi tràn ngập tâm hồn, và giữa lúc ông còn đang tạ ơn Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

 

19. Người tử tù tốt phúc (I, trg 260)

(Cha mẹ cần khuyên con cái kính mến Đức Mẹ khi chúng còn nhỏ)

Cha Razzi, thuộc dòng Camađulê, thuật truyện một thanh niên mồ côi cha sớm. Mẹ chàng gửi chàng vào hầu cận một hoàng thân. Bà vốn có tâm tình yêu mến Đức Mẹ, nên lúc từ giã con, bà đã cẩn thận dặn dò con và bắt hứa với bà hằng ngày phải đọc một kinh Kính Mừng và thêm câu:

– Lạy Đức Nữ Trinh đầy phúc đức, xin cứu giúp con trong giờ lâm tử.

Rồi chàng vào đền ông hoàng. Chàng hoang phí đài các đến nỗi ông buộc phải thải chàng ra. Thất vọng vì thấy không còn phương cứu chữa, chàng nhập bọn du thủ du thực, ăn cướp, giết người, nhưng vẫn trung thành với điều đã hứa với bà mẹ. Ít lâu sau, chàng sa lưới pháp luật. Tòa lên án tử hình. Đêm trước ngày bị hành quyết, chàng thần thượi ngồi bó gối trong tù ôn lại dĩ vãng. Chàng than thân trách phận vì bị ô danh, vì làm ưu phiền mẹ chàng, và vì cái chết đang chờ. Bỗng ngước lên, chàng thấy một trang thanh niên ra phết công tử niềm nở hỏi chào. Thanh niên này nói mình đến cốt để cứu chàng thoát tù tội và thoát cả chết nữa. Chàng vui mừng. Người thanh niên ra cho chàng những điều kiện phải giữ. Chàng ưng thuận. Thanh niên bèn xưng mình là quỉ và bảo chàng nếu muốn thoát thì phải chối Chúa Giêsu và các nhiệm tích. Chàng cũng ưng nhận. Quỉ lại bắt chàng phải chối cả Đức Mẹ và không được xin Người phù hộ nữa. Chàng kêu lên:

– Thế thì chả chơi, không bao giờ tôi chịu làm thế;

Rồi ngước lên nhìn Đức Mẹ, chàng đọc lại lời kinh vắn tắt mẹ chàng đã nhặn:

– Lạy Đức Nữ Trinh đầy phúc đức, xin cứu giúp con trong giờ lâm tử.

Vừa nghe lời đó, quỉ biến hút, để mặc chàng chìm ngụp vào một nỗi phiền sầu cay cực vì đã chối Chúa. Nhưng chàng lại chạy đến với Mẹ Maria, xin Mẹ cầu xin cho chàng ơn thống hối tội lỗi. Rồi đầm đìa nước mắt mà xưng tội với lòng ăn năn tuyệt hảo.

Lúc điệu chàng từ ngục thất ra xử án ở giảo đài, trên lối đi, chàng gặp một tượng Đức Mẹ. Chàng cúi đầu chào và đọc lại lời quen đọc:

– Lạy Đức Nữ Trinh đầy phúc đức, xin cứu giúp con trong giờ lâm tử.

Đột nhiên, dân chúng kêu lên vang ầm. Họ vừa chứng kiến một sự lạ: tượng Đức Mẹ cũng cúi đầu ưng thuận. Rất mực xúc cảm, chàng xin cho phép đến hôn chân tượng Đức Mẹ. Lính áp giải từ chối, nhưng vì dân chúng cũng rất mực cảm thương xin cho, họ mới bằng lòng. Lúc chàng thanh niên cúi xuống hôn chân tượng, tượng Đức Mẹ liền giơ tay ôm lấy chàng, chặt đến nỗi không thể gỡ được. Dân chúng chứng kiến sự lạ kêu lên:

– Xin ân xá! Xin ân xá cho hắn!

Chàng được ân xá.

Trở về quê hương, chàng thanh niên ấy sống một đời gương mẫu, trung thành phụng sự Đức Mẹ, Đấng đã cứu chàng thoát chết cả hai phần.

 

20. Bà dòng lạ (I, trg 273)

(Đức Mẹ cải trang, giữ danh dự cho một nữ tu hoang đàng)

Nữ tu Beata ở đan viện Fontêvirô là một chứng minh hùng hồn rằng Đức Nữ Trạng sư cao cả của chúng ta đã tỏ hết tình thương chất chứa trong tâm hồn Mẹ đối với những người tội lỗi nặng nề. Truyện do cha Cêxarê và cha Rho thuật lại.

Chị nữ tu bạc phước đó mù dại cảm yêu một thanh niên nọ, đã quyết tâm bỏ đan viện cùng chàng trốn đi. Trước khi bỏ dòng, chị đến trước một tượng Đức Mẹ, đặt dưới chân Mẹ chìa khóa cổng tu viện mà chị có nhiệm vụ canh giữ, rồi trơ trẽn đi theo tiếng gọi của lòng. Hai người đem nhau sang miền lân cận, và sống một đời cực kỳ nhơ nhuốc.

Mười lăm năm qua đi trong cuộc sống thác loạn đó. Một hôm, giữa phố, tình cờ chị nữ tu gặp lại người vẫn bán thực phẩm cho đan viện. Chị chắc rằng người đó không nhận ra mình, mới hỏi xem ông ta có biết chị Beata không. Ông trả lời:

– Biết lắm chứ. Chị Beata là một chị dòng thánh thiện. Hiện chị đang làm giáo tập.

Nghe trả lời, Beata rất sửng sốt, không hiểu sao lại có truyện lạ lùng như vậy. Chị bèn cải trang trở về tu viện tìm hiểu xem sự thể ra thế nào. Đến tu viện, chị xin gặp chị Beata nào đó. Thì kìa, chị thấy Thánh Nữ Đồng Trinh hiện ra với chị, dung nhan y hệt tương Đức Mẹ mà lúc trốn đi, chị đã đem chìa khóa cổng tu viện và áo dòng đặt dưới chân. Đức Mẹ bảo chị:

– Beata, con nên biết rằng để giữ thanh danh cho con, Mẹ đã mặc lấy dung mạo con, và thay chỗ con làm hết mọi việc con phải làm trong tu viện này suốt mười lăm năm dằng dặc, tức là suốt thời kỳ con sống xa Thiên Chúa ngoài tu viện. Con ơi, trở về mà ăn năn đền tội. Chúa Giêsu Con Mẹ vẫn còn đang đợi chờ con. Con  cố gắng sống một cuộc đời gương mẫu để giữ mãi danh dự Mẹ đã sắm cho con trong mười lăm năm vừa rồi.

Nói xong, Đức Mẹ từ giã chị, biến đi.

Beata trở vào đan viện, mặc lại áo dòng và đầy lòng tin tưởng vào tình thương của Mẹ Maria, Người đã phù trì chị. Chị đã sống những ngày còn lại của đời chị một cách thật thánh thiện. Mãi khi gần giã thế, chị mới kể hết câu truyện đời chị như trên để cao vinh tình thương của Mẹ Maria.

21. Tội con đã được xóa (I, trg 288)

(Thánh Đaminh giải tội cho nàng, và dạy nàng đọc kinh Mân côi)

Á thánh Alanô Rupê và cha Boniphaxiô thuật truyện sau này:

Ở Florenxia, nước Ý, có một thiếu nữ tên là Bênêđita – có nghĩa là được chúc phúc – nhưng người ta lại thích gọi nàng bằng tên là Malêđita – nghĩa là mang họa – vì nàng sống một cuộc đời ngang tàng đầy gương xấu. Nhưng còn phúc cho nàng. Thánh Đaminh hồi đó đến giảng thuyết tại Florenxia. Một hôm bị tính tò mò thúc đẩy, nàng đến nghe thánh nhân giảng xem thế nào. Nàng có ngờ đâu Chúa đã lợi dụng tính tò mò của nàng để kích động trong tâm hồn nàng một tâm tình mới. Nghe giảng xong, nàng khóc lóc châu chan, đến tìm ngay thánh nhân mà xưng tội. Thánh nhân giải tội cho nàng, và dạy nàng đọc kinh Mân côi. Song thương hỡi! bị tập quán xấu lôi cuốn, nàng lại trở về cuộc đời thác loạn khi trước.

Nghe biết tình cảnh này, thánh Đaminh lại tìm đến khuyên nàng cải quá. Để nàng kiên chí trong đường lành, tình Chúa thương đã cho nàng được xem thấy hỏa ngục và những người vì nàng quyến dũ mà phải trầm đọa giữa hỏa hào. Lại mở một cuốn sổ cho nàng đọc thấy bản thống kê ghê gớm những tội ác mà nàng là thủ phạm. Thấy thế, nàng kinh hoàng bủn rủn; nhưng vẫn đầy lòng cậy trông Đức Mẹ, nàng nài xin Mẹ cấp cứu. Mẹ nhân từ cho nàng biết: Mẹ đã xin Chúa cho nàng có đủ thời giờ cần thiết để thống hối. Sau cuộc thị kiến đó, Bênêđita đã sống một cuộc đời gương mẫu.

Nhưng hình ảnh bản thống kê kinh rợn Chúa đã cho nàng đọc thấy kia không sao phai mờ trước mắt nàng được. Nàng đến quì dưới chân Mẹ là nguồn an ủi dịu dàng mà cầu xin:

– Lạy Mẹ, vì tội con, con đã đáng trầm đọa dưới đáy hỏa ngục. Nhưng nhờ Mẹ can thiệp, con đã được cứu vớt khỏi lâm vòng tủi nhục đó. Mẹ đã xin cho con có thời giờ để thống hối, thì giờ đây, lạy Mẹ thương xót, con cả dám xin Mẹ một ơn này. Con muốn khóc lóc tội lỗi con trọn đời, nhưng xin Mẹ thương xóa sạch cuốn sổ tội con đi.

Đức Mẹ liền xuất hiện bảo nếu nàng muốn được nhậm lời, thì phải luôn luôn nhìn nhận tội lỗi mình và tình thương Chúa đoái đến, lại phải nhớ cuộc tử nạn ê chề Chúa Giêsu đã chịu vì yêu thương nàng, và suy đến bao nhiêu người khác ít tội hơn nàng mà đã phải trầm luân trong hỏa ngục. Liền đó, Đức Nữ Đồng Trinh cho nàng biết rằng, ngày hôm đó, một trẻ nhỏ tám tuổi đã bị luận phạt vì một tội trọng nó đã phạm.

Bênêđita trung tín vâng theo lời Mẹ. Ít lâu sau, nàng thấy Chúa Giêsu hiện đến, chỉ vào cuốn sổ hãi hùng kia mà bảo:

– Con xem đây, tội con đã được xóa bỏ. Cuốn sổ còn toàn giấy trắng. Con  viết lên đó những việc mến yêu và thánh đức.

Bênêđita hoan hỉ vâng lời Chúa, sống một cuộc đời thánh thiện. Nàng đã chết một cái chết rất lành thánh.

 

22. Xin đừng để con chết khi phạm tội trọng (I, trg 298)

(Mọi việc đạo đức của chàng chỉ là hằng ngày cầu xin Mẹ Maria đừng bỏ mình)

Ở Valencia, nước Tây Ban Nha, có một người phạm trọng tội, thất vọng hoàn toàn. Để thoát khỏi lưới pháp luật, chàng quyết định đi theo Hồi giáo. Chàng ra cửa bể đáp tầu, tình cờ ngang qua một nhà thờ lúc cha Giêrônimô Lopez, dòng Chúa Giêsu, đang giảng. Đề tài bài giảng hôm ấy là tình thương của Chúa. Nghe bài đó, cảm động, chàng đến sấp mình dưới chân cha Lopez, xưng tội và trở lại. Cha hỏi chàng quen làm việc gì mà đáng Chúa xử xót thương như vậy. Chàng trả lời rằng hết mọi việc đạo đức của chàng chỉ là hằng ngày cầu xin Mẹ Maria đừng bỏ mình. Cũng linh mục đó gặp một tội nhân trong một bệnh viện, đã năm mươi lăm năm không xưng tội, chỉ có thói quen mỗi lần gặp một ảnh tượng Đức Mẹ Maria, đều cúi chào và cầu xin Mẹ đừng để mình chết đang khi mắc tội trọng. Ông kể thêm rằng trong một cuộc quyết đấu, thanh kiếm của ông bị địch thủ phạt gẫy, ông liền kêu xin với Mẹ: “Chết tôi rồi! Tôi bị đoán phạt mất! Lạy Mẹ các tội nhân, xin thương cứu con!” Cùng lúc đó, ông thấy mình được đưa đến một nơi vững chắc không biết bằng cách nào. Thế rồi ông xưng tội chung và chết đầy lòng tin cậy.

 

23. Con khỉ hỏa ngục (I, trg 303)

(Mỗi ngày đọc một kinh kính Đức Mẹ, được thoát khỏi quỉ bắt linh hồn)

 Trong niên ký dòng Phanxicô ngành Capucinô có chép rằng: Một trạng sư danh tiếng ở Venise, nước Ý làm giầu bằng những mánh khóe giảo quyệt và bất công, nên tình trạng linh hồn là rất thảm hại. Ông không hề làm một việc lành nào ngoài việc mỗi ngày đọc một kinh kính Đức Mẹ. Dầu thế, việc sùng kính nghèo nàn đó cũng xin được cho ông ơn thoát chết đời đời, nhờ tình thương của Mẹ Maria. Đây là chi tiết:

Ông được may mắn kết thân với cha Mathêu Basso. Một hôm ông khẩn khoản mời cha đến dùng cơm trưa tại nhà mình, cha ưng thuận. Lúc ngài tới, ông trạng sư khoe với ngài rằng:

– Cha ạ, hôm nay tôi muốn cho cha xem một vật chưa bao giờ thấy. Tôi có một con khỉ rất lạ, hầu hạ tôi như một đầy tớ: rửa li chén, dọn bàn, mở cửa cho tôi mỗi khi đi về.

Vị linh mục đáp:

– Xin ông ý tứ, khéo không phải là khỉ đâu; ông cho gọi nó đến tôi xem nào!

Ông trạng sư cho gọi con khỉ, nhưng con khỉ dị thường đó giả điếc làm ngơ. Người ta tìm khắp chỗ, mà hắn cố tránh mặt mọi người. Sau cùng tìm thấy hắn thu hình ngồi ở dưới gầm giường tầng dưới không chịu ra. Cha dòng nói:

– Được, chúng ta xuống đó.

Rồi đi với ông trạng sư xuống chỗ con khỉ trốn ngồi, ngài gọi nó:

– Đồ muông thú hỏa ngục, ra đây. Nhân danh Chúa, ta truyền mày phải nói mày là ai.

Khỉ thú mình là quỉ đến làm tôi ông trạng sư cốt đợi hễ ngày nào ông quên đọc kinh kính Đức Mẹ là bắt ông bóp cổ, lôi xuống hỏa ngục, vì Chúa đã cho phép như vậy. Nghe thế, ông trạng sư quì phập xuống chân cha dòng xin ngài cứu. Cha khích lệ ông vững tâm, rồi truyền cho quỉ phải xéo khỏi đó mà không được làm tổn hại gì cho gia chủ, ngài thêm rằng:

– Ta chỉ cho phép mày chọc thủng một lỗ ở tường nhà, ghi dấu mày đã ra khỏi đây thôi.

Ngài vừa nói xong, một tiếng động lớn nổ rầm, trên tường có một lỗ thủng. Lỗ ấy nhiều lần người ta đem vôi, đá đến vít, nhưng vô hiệu. Chúa muốn để vết tích đó lại lâu dài. Sau này, theo lời khuyên của cha Tôma, người ta lấy đá tạc hình một thiên thần rồi đem tháp mới được. Ông trạng sư đó trở lại, và hi vọng rằng: trung thành với lối sống mới, ông sẽ được bền vững đến cùng.

 

24. Hai chàng sinh viên (I, trg 321)

(Đức Mẹ Đồng Trinh đã bảo vệ, vì mấy kinh Kính Mừng đọc mỗi ngày)

Năm 1604, trong một thành phố miền Flandres (nước Bỉ) có hai sinh viên trẻ tuổi, sống một đời đắm chìm trong khoái lạc vật chất và trác táng bê tha, không chút chuyên chăm đèn sách. Một đêm kia, họ hẹn hò nhau buông lung trong một nhà ở xóm bình khang. Một chàng là Risa trở về nhà sớm, còn chàng René kia vẫn lưu lại nhà tội lỗi ấy. Risa mệt mã, về tới nhà chưa kịp cởi áo đã muốn nằm. Chàng nhớ rằng hôm đó chưa đọc mấy kinh Kính Mừng chàng vốn có thói quen đọc kính Đức Mẹ. Có thế mà chàng cũng coi là khó nhọc lắm, nhưng chàng vẫn cố gắng đọc, mặc dầu buồn ngủ như vùi. Đọc mấy câu kinh Kính Mừng một cách khô khan ngủ gà ngủ gật rồi, chàng lăn ra ngủ. Vừa chợp mắt, chàng nghe tiếng gõ cửa rất mạnh, rồi đột nhiên, chưa kịp mở cửa, chàng đã thấy trước mặt mình người bạn tội lỗi bộ mặt biến dạng coi rất ghê gớm. Chàng kêu lên:

– Ai đấy?

Người kia trả lời:

– Chà chà! Mày không biết tao à?

– Nhưng mà sao hình thù mày quái gở thế? Coi như thằng quỉ ấy!

Chàng kia rên rẩm đáp:

– Khốn nạn! Khốn thân tao! Tao đã bị đoán phạt.

Risa hỏi lại:

– Sao thế?

– Tao vừa ra khỏi nhà bẩn thỉu ấy thì bị quỉ bóp cổ. Xác tao còn nằm ở ngoài phố, nhưng linh hồn tao đã bị quẳng vào hỏa ngục. Còn mày, tao bảo cho mày biết: cùng một số phận ấy cũng chờ đợi mày. Nhưng Đức Mẹ Đồng Trinh đã bảo vệ mày vì mấy kinh Kính Mừng mày đọc. Thật phúc cho mày, nếu mày biết lợi dụng lời Đức Mẹ dùng miệng tao mà bảo mày đây.

Nói rồi, hắn mở áo ngoài của hắn cho Risa xem thấy bên trong ngùn ngụt những lửa và nhung nhúc những rắn rết. Rồi hắn biến liền.

Risa vội vã sấp mình xuống đất, khóc lóc chan hòa, cảm tạ Mẹ Maria đã làm ơn cho mình. Chàng đang nghĩ ngợi tìm cách cải tạo cuộc đời thì nghe tiếng chuông báo hiệu hát kinh Mai trong tu viện dòng thánh Phanxicô. Chàng kêu:

– Thôi đúng rồi, đó là nơi Chúa muốn cho tôi đền tội.

Lập tức, chàng đến tu viện, xin vào tu. Biết rõ chàng trắc nết, các cha cản trở, không nhận chàng. Chàng bèn khóc lóc thuật lại câu truyện mới xảy ra. Hai cha dòng liền ra nơi chàng nói, gặp thấy thây ma của bạn chàng bị chẹn họng và cháy đen như một hòn than nằm đó.

Các cha nhận chàng vào dòng, chàng chỉ còn có nghĩ đến sống một cuộc đời thánh thiện. Sau, chàng đi giảng đạo ở Ấn độ, rồi qua Nhật bản. Ở đây, chàng đã được phúc lĩnh ơn chịu thiêu sinh vì Chúa Giêsu và kết liễu cuộc đời mình bằng phúc tử đạo.

 

25. Chiếc đầu lâu biết nói (I, trg 332)

(Mẹ Maria đã giữ nàng sống, để thưởng công cho nàng đã sốt sắng đọc kinh Mân côi)

Cha Eusêbiô Nierembê thuật rằng: trong một thành phố nước Aragôn, có một thiếu nữ quí phái, nhan sắc và trang trọng khác vời. Cô tên là Alêxanđa. Cô được hai thanh niên trong thành cùng thầm yêu trộm nhớ. Do mối hờn ghen xúc siểm, hai chàng đó, một hôm, đã cùng nhau đọ sức và cả hai đã giết hại nhau. Thân thuộc của hai chàng, cơn hỏa nóng bốc cháy tâm hồn, qui tất cả tội lỗi lên đầu cô thiếu nữ. Họ kéo nhau đến nhà nàng, giết chết. Họ chặt đầu nàng và ném thi thể xuống giếng sâu.

Một ít ngày sau thánh Đaminh có dịp qua vùng đó. Được linh cảm bởi ơn trời, ngài đến bên giếng và gọi to:

– Alêxanđa ơi, lên đây!

Thốt nhiên, đầu thiếu nữ xuất hiện và tự đặt lên trên thành giếng, xin thánh Đaminh giải tội cho. Thánh nhân nghe nàng xưng tội, xá giải cho nàng, lại rước Thánh Thể cho nàng rước lĩnh, trước một số rất đông dân chúng kéo đến xem sự lạ. Sau đó, thánh nhân lệnh cho nàng nói nhờ đâu mà nàng được đặc ân vĩ đại này. Alêxanđa trả lời rằng: lúc người ta giết nàng, nàng còn đang mang tội trọng. Nhưng Thánh Nữ Đồng Trinh Maria đã giữ cho nàng được sống, để tưởng thưởng lòng nàng từng sốt sắng đọc kinh mân côi. Liền hai ngày tiếp đó, mọi người còn được thấy thủ cấp Alêxanđa sống tươi nguyên trên miệng giếng, cho đến khi hồn nàng vào luyện ngục.

Nhưng chỉ mười lăm ngày sau, nàng lại hiện đến với thánh Đaminh, diễm lệ và sáng trưng như một vì tinh tú. Nàng thưa với thánh nhân rằng không có việc lành nào hiệu lực để cứu giúp các linh hồn luyện ngục bằng đọc kinh mân côi. Nàng cũng thêm rằng, các linh hồn lành thánh đó, khi đã lên trời, sẽ không quên cầu nguyện cho mình được giải thoát. Liền đó, thánh Đaminh thấy linh hồn may mắn của nàng, tràn đầy hoan hỉ, băng mình về thiên đàng.

 

26. Sao con lại sợ? (I, trg 342)

(Xin Mẹ Maria cho một nghìn tội nhân trở lại)

Trong truyện nữ tu Sêraphim Capri, một nữ tì danh tiếng của Chúa, có kể rằng: một hôm trong tuần chín ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, nữ tu cầu xin Mẹ Maria cho một nghìn tội nhân trở lại. Nhưng rồi chị lại sợ là đã xin nhiều quá, Mẹ Maria liền hiện ra, trách chị đã sợ hãi không đâu, và nói: “Sao con lại sợ? Mẹ không có đủ uy thế để xin Con Mẹ cho con đủ một nghìn tội nhân qui hồi bây giờ hay sao? Con xem, Mẹ đã xin được đủ số”. Rồi hướng tâm trí chị về trời, Mẹ cho chị xem thấy một số đông đảo các tội nhân đúng ra đã phải đọa trầm, mà vì Mẹ cầu bầu, đã được cứu độ và đang hưởng phúc trường sinh”.

 

27. Tiếng ca diễm lệ (I, trg 347)

(Thầy Tôma ơi, thầy có muốn nghe tôi hát không?)

Tác giả Cêxariô thuật truyện một thầy dòng Xitô, tên là Tôma, đặc biệt có nhiệt tâm tôn sùng Đức Mẹ. Nguyện ước nồng nhiệt nhất của thầy là được xem thấy Nữ Vương chí ái của mình. Thầy vẫn luôn luôn cầu nguyện để được như nguyện ước.

Một đêm thầy ra dạo bước trong vườn của đan viện. Ngước mắt nhìn vào không trung mênh mông, thầy thốt ra những khát vọng từng ấp ủ là được nhìn ngắm Mẹ Maria. Cầu được ước thấy. Từ trời vụt hiện xuống một trinh nữ diễm lệ, sáng ngời. Trinh nữ nói:

– Thầy Tôma ơi, thầy có muốn nghe tôi hát không?

– Có lắm, thầy đáp.

Trinh nữ liền ca lên với một giọng êm du đến nỗi đan sĩ ngờ mình đang ở thiên đàng. Hát xong, trinh nữ biến mình vào khoảng không, để lại trong tâm hồn đan sĩ một khát vọng tìm ra manh mối câu truyện vừa rồi. Bỗng nhiên, trước mắt thầy, lại xuất hiện một trinh nữ khác không kém chói ngời. Trinh nữ này cũng hát cho thầy nghe một điệu ca thiên quốc. Lần này, thầy Tôma không sao nín lặng được nữa, thầy hỏi trinh nữ là ai. Trinh nữ trả lời:

– Người thầy thấy trước đây là Catarina vinh hiển, còn tôi đây là Anê, cả hai đều tử đạo vì Chúa Giêsu. Nữ Vương Maria sai chúng tôi đến ủi an thầy. Thầy  cảm tạ Mẹ đi, và chuẩn bị đón nhận một ân huệ trọng đại hơn nữa.

Nói rồi, trinh nữ vụt biến mất. Thầy Tôma cứ đứng lại ngoài vườn, chắc mẩm thế nào cũng được nhìn thấy Đức Mẹ.

Thầy đã không đợi chờ vô ích. Một lát sau, thầy cảm thấy một nguồn vui tân kỳ dâng lên như một cơn thủy triều, đầy ngập tâm hồn. Liền đó, thầy thấy một luồng sáng bao la. Mẹ Thiên Chúa hiển linh rực rỡ trong luồng sáng đó, có vô số thiên thần tháp tùng. Mẹ diễm lệ tuyệt chúng, gấp vô tận lần hai trinh nữ tử đạo trước. Mẹ nói với thầy:

– Tôi trung của Mẹ, con chí ái của Mẹ ơi, Mẹ rất thích lòng con trung thành phụng sự Mẹ. Mẹ đã nhận lời con cầu. Con ước ao được thấy Mẹ, thì Mẹ đây! nhưng Mẹ còn muốn cho con nghe Mẹ hát nữa.

Rồi Thánh Nữ Đồng Trinh cất tiếng ca lên. Thầy dòng Tôma sung sướng khoái chí đến nỗi bất tỉnh, ngã xuống đất.

Giờ nguyện kinh Mai đã điểm. Các đan sĩ họp lại hát kinh. Chẳng thấy thầy Tôma đâu, các thầy đi tìm hết đan phòng này đến ký xá kia, khắp cả đan viện mà chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Mãi sau mới thấy thầy nằm bất tỉnh nhân sự ngoài vườn. Khi thầy hồi tỉnh, bề trên mới ra lệnh cho thầy nói tự sự. Thầy Tôma vâng lời kể hết chân tơ kẽ tóc những mối từ tâm Mẹ Maria đã ban cho thầy đêm qua.

 

28. Mãnh lực kinh kính mừng (Thánh Anphongsô, VQĐM I, trg 365)

(Người đàn bà tội lỗi đó hằng ngày vẫn đọc một kinh Kính mừng tôn kính Mẹ)

Cha Carlo Bôviô thuật sau này:

Ở Đômăng, miền Chamgagne, có một người đã xây tổ ấm rồi mà còn mê man cuộc đời tội lỗi. Không mang nổi nhục nhã, bạn của ông đã nguyện một niềm xin Chúa giáng phạt xuống cho hai kẻ gian phu dâm phụ. Một hôm bà ta vào nhà thờ, sấp mình trước bàn thờ Đức Mẹ, xin Chúa đoán phạt người đàn bà dụ dỗ chồng bà. Bàn thờ ấy cũng là bàn thờ người đàn bà tội lỗi kia vẫn có thói quen mỗi ngày đến đọc một kinh kính mừng kính Đức Mẹ.

Một đêm, Đức Mẹ xuất hiện trong giấc mơ với người vợ khổ sầu ấy. Vừa thoạt trông thấy Đức Mẹ, bà ta đã vội lặp lại điệp khúc mọi ngày:

– Xin Mẹ thẳng phép đi, lạy Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ cứ xử chúng nó cho thẳng phép!

Nhưng Đức Mẹ trả lời:

– Con đòi thẳng phép ư? Con đòi Mẹ phải xử theo phép công bằng ư? Con đi kêu cửa khác. Mẹ không thể xử theo công lý được. Đức Mẹ lại thêm:

– Con phải biết rằng người đàn bà tội lỗi đó hằng ngày vẫn đọc một kinh Kính mừng tôn kính Mẹ. Mà đối với Mẹ, thì người đọc kinh ấy là ai chăng nữa, Mẹ cũng không chịu để ai truy tố và trị tội được.

Sáng hôm sau người vợ đau khổ đó đi dự thánh lễ ở nhà thờ nói trên. Lúc ra về bà gặp người đàn bà đồng lõa với chồng. Tức thì bà nổi nóng tức giận, nguyền rủa mụ. Bà buộc tội cho mụ là một phù thủy, tố cáo mụ là chài được chồng bà, lại còn yểm cả Đức Mẹ Đồng Trinh nữa. Nghe bà ta nói gở lạ, dân chúng ta lên:

– Im đi, bà! sao mà điêu ngoa thế?

– Sao lại bắt tôi im, bà ta trả lời, tôi nói thật đấy. Đêm vừa rồi Đức Mẹ hiện ra với tôi, tôi xin Đức Mẹ trị tội con ranh đó cho tôi. Đức Mẹ bảo rằng không trị nó được, vì mỗi ngày nó đều làm một việc tôn kínhĐức Mẹ.

Thấy câu truyện có phần cảm kích, người ta hỏi phụ nữ phạm gian kia xem mụ đã làm việc gì tôn kính Đức Mẹ. Mụ trả lời:

– Tôi chỉ đọc một kinh Kính Mừng.

Và qua câu truyện bà kia kể lại, được biết Đức Mẹ đã thương mình vì việc sùng kính nhỏ mọn ấy, mụ liền tức tốc đến sấp mình dưới chân tượng Đức Mẹ. Rồi trước mặt mọi người, mụ xin họ tha thứ cho các tội gương mù mụ đã làm. Mụ lại tuyên khấn giữ đức thanh tịnh suốt đời từ đây. Sau đó, mụ xin vào một tu viện, giam mình trong đó và bền vững làm việc đền tội cho đến chết.

 

29. Vở kịnh thành công nhất (I, trg 383)

(Tên Maria thì tôi không muốn đổi. Tên ấy hay lắm, tôi thích lắm)

Cha Rho và cha Lyrêô thuật truyện sau đây, xảy ra tại Guenđrê, khoảng năm 1465.

Một thiếu nữ có tên là Maria, được cậu sai đi chợ Nimêga mua vật dụng. Cô được căn dặn chiều hôm đó về nhà một bà dì trong thành phố Nimêga mà trú chân. Cô vâng lời. Nhưng chiều hôm đó, tìm được nhà bà dì, cô lại bị hắt hủi đuổi đi, buộc lòng cô phải trở về nhà. Giữa đường, đêm xuống mịt mù, cô bực tức, lớn tiếng gọi quỉ. Tức thì một tên quỉ đội lốt người đến gặp cô. Nó hứa sẽ bênh hộ cô, nhưng với một điều kiện. Cô thiếu nữ rủi vận đó trả lời:

– Ông muốn gì tôi cũng làm.

– Tôi muốn từ này cô đừng làm dấu thánh giá nữa, và cô cũng phải đổi tên đi.

– Bỏ dấu thánh giá thì được, tôi không làm nữa. Nhưng còn tên Maria thì tôi không muốn đổi. Tên ấy hay lắm, tôi thích lắm.

Thằng quỉ nói dỗi ngay:

– Thế thì thôi. Không giúp đỡ gì nữa.

Sau nhiều lời đi tiếng lại, cả hai cùng thuận ý bỏ hết những chữ khác trong tên Maria, chỉ giữ lại một chữ đầu mà gọi là Emma. Rồi đó, hai đứa dẫn nhau sang thành phố Anvê. Suốt sáu năm ở đây, Emma đã sống một cuộc sống hết sức phóng túng thác loạn với thằng quỉ đội lốt người kia, đến nỗi cả thành phố đều cho là một vết ô nhục cho thành.

Một hôm, Emma rộn lên một tình vời vợi nhớ quê hương, đòi quỉ cho về làng cũ. Thằng quỉ không nghe, nhưng sau cùng phải chịu theo ý tình nhân. Chúng trở lại Nimêga. Ở đây, một hôm người ta diễn một vở tuồng mà cốt truyện trích từ một đoạn trong cuộc đời Đức Mẹ. Một tàn lửa sùng kính Đức Mẹ còn sót trong Emma nhờ cơ hội cháy bùng lên. Chỉ nghe có tên vở tuồng, nàng đã đầm đìa khóc lóc. Thằng quỉ bảo nàng:

– Ở đây làm gì nữa? Lại muốn đóng trò hề đây chăng?

Rồi nó kéo nàng đi nơi khác, nhưng nàng quyết cự lại. Thấy nàng đã quyết định thoát thân khỏi ảnh hưởng mình, thằng quỉ tức mình tung nàng lên không trung, và ném nàng lên giữa sân khấu. Emma liền kể lại hết sức rành rọt câu truyện đời mình, rồi đi tìm linh mục xin xưng tội. Cha xứ gửi nàng lên đức giám mục thành Côlônia. Gặp vấn đề nan giải hi hữu này, đức cha lại gửi nàng sang Đức Giáo Hoàng. Nghe và giải tội cho nàng xong, Đức Giáo Hoàng chỉ việc đền tội cho nàng: phải mang mãi ba vòng xiềng sắt, một vòng quanh cổ, hai vòng ở hai tay. Nàng vâng phục và trở về Maestricht, xin vào một tu viện dành riêng cho các phụ nữ sám hối. Ở đây, nàng hăng say với những việc đền tội cực kỳ khắc khổ. Sau mười bốn năm, một buổi sớm kia lúc thức dậy, nàng thấy cả ba vòng xiềng đều bị bẻ gẫy lúc nào không biết. Hai năm sau, nàng đã chết trong hương thơm thánh đức. Nàng xin được mai táng với ba vòng xiềng gẫy kia, ba vòng xiềng đã cứu thoát nàng khỏi cảnh nô lệ Satan mà làm nàng trở thành người tù hạnh phúc của Mẹ Maria, Người đã giải thoát nàng khỏi quyền lực hỏa ngục.

 

30. Đã bán linh hồn cho quỉ (II, trg 229)

(Ông được thế là nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, vì dầu sống đời tội lỗi, ông vẫn giữ lòng tôn sùng những niềm đau thương của Mẹ)

Trong Mặc khải lục của thánh nữ Brigita có kể truyện một vị lãnh chúa nọ, vừa tồi tàn và khả bỉ vì phóng đãng, vừa nổi danh vì dòng dõi quí tộc. Ông đã thực sự ký giấy bán cả linh hồn lẫn xác cho quỉ, làm tôi nó như một tên nô lệ, trong suốt sáu mươi năm, kéo lê một đời sống đồi bại quá sức tưởng tượng, không biết đến các nhiệm tích là gì.

Ông ngã bệnh trầm trọng. Chúa Giêsu muốn dủ tình thương, ban lệnh cho thánh nữ Brigita báo cho cha giải tội của bà phải đến giúp ông khuyên ông xưng tội. Linh mục đến, nhưng tội nhân cứ một mực rằng đã xưng tội nhiều lần rồi, không cần phải xưng lại nữa. Lần thứ hai, linh mục lại đến, nhưng kẻ nô lệ hỏa ngục đó càng không thèm nghe nói đến xưng tội hơn.

Chúa Giêsu lại hiện ra lần nữa, bảo bà thánh cứ phải xin linh mục đến giúp ông. Lần thứ ba này, linh mục đến kể rõ cho ông biết những lần Chúa hiện ra với thánh nữ và lý do tại sao ngài đến để thực hành mệnh lệnh của Chúa muốn thương xót ông. Nghe những lời đó bệnh nhân hết sức cảm động. Ông khóc lóc kêu lên:

– Nhưng lẽ nào con còn hi vọng được tha thứ nữa, con đã tự tình làm nô lệ quỉ dữ suốt sáu mươi năm trời nay, và phạm không biết bao nhiêu tội lỗi rồi!

Linh mục trả lời:

– A! không việc gì. Ông cứ an tâm và bình tĩnh; nếu ông hối hận, tôi đoan hứa với ông rằng Chúa sẽ tha thứ cho ông.

Người liệt đem lòng trông cậy thưa:

– Thưa cha, tôi tưởng tôi đã bị luận phạt rồi; tôi đã thất vọng về phần rỗi của tôi. Nhưng giờ đây, tôi đau đớn vì tội lỗi tôi. Chính sự đau đớn này làm tôi thêm lòng trông cậy. Chúa không bỏ tôi, thì tôi đây cũng xin sẵn sàng xưng tội.

Hôm đó, ông xưng tội đến bốn lần, với mộât tâm tình đầy hối hận. Hôm sau, ông rước lễ, và, sau sáu ngày, ông đã từ trần trong một bầu không khí đầy nhẫn nhục yên hàn.

Ít lâu sau, Chúa Giêsu lại hiện ra với thánh nữ Brigita. Chúa cho thánh nữ biết người tội lỗi đó không phải hư mất đời đời, nhưng còn đang ở luyện ngục. Chúa thêm rằng ông được thế là nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, vì, mặc dầu sống một cuộc đời tội lỗi, ông vẫn luôn luôn giữ lòng tôn sùng những niềm đau của Mẹ Maria, bao giờ nhắc nhớ cũng tỏ dạ cảm thương.

 

31. Lưỡi gươm thứ tám (II, trg 240)

(Chính tội chàng đã đâm thêm lưỡi gươm mới vào Trái Tim Mẹ Maria)

Cha Rerviglionê, dòng Chúa Giêsu, thuật truyện một chàng thanh niên hằng ngày vẫn sùng mộ đi viếng một ảnh Đức Mẹ Bảy Niềm Đau, vẽ bảy lưỡi gươm thâu qua trái tim Mẹ. Một lần, đêm trước chàng đã phạm một tội trọng, rồi sáng ngày ra, chàng cũng đến viếng ảnh, thì thấy trên trái tim Mẹ có thêm một lưỡi gươm thứ tám. Chàng còn đang ngạc nhiên thì nghe có tiếng bảo chính tội chàng đã đâm thêm lưỡi gươm mới đó vào Trái tim Mẹ Maria. Cảm kích và hối hận, chàng liền đi xưng tội, và nhờ Đấng Nữ Trạng Sư quyền phép can thiệp, chàng đã lại được nghĩa cùng Chúa.

 

32. Cầm lấy mà đâm Ta đi! (II, trg 256)

(Cầm lấy mà đâm ta, đừng đi phạm tội mà đâm vào Con ta)

Trong bản Niên thư của các cha dòng Tên có thuật truyện này. Ở Ấn độ, có một chàng thanh niên, lúc sắp bỏ nhà đi phạm tội, thì nghe có tiếng gọi:

– Đứng lại! Đi đâu?

Chàng quay lại thì thấy một tượng Đức Mẹ Bảy Niềm Đau có một lưỡi gươm ở trái tim. Tượng Đức Mẹ rút lưỡi gươm đó ra đưa cho chàng mà bảo:

– Cầm lấy mà đâm ta đi, chứ đừng đi phạm tội mà đâm vào Con ta.

Nghe những lời đó, chàng sấp mặt xuống đất. Chàng hối hận, khóc lóc tội mình, xin Chúa và Đức Mẹ tha thứ tội lỗi. Chàng đã được tha.

 

33. Cha sẽ nghĩ đến con (II, trg 264)

(Ngài quyết cải thiện và cậy trông nơi Đức Mẹ)

Một lần Chúa Giêsu hiện đến với nữ tu Điômi, nữ tu ở Florenxia mà nói: “ Tưởng nghĩ đến Cha và mến yêu Cha. Phần Cha, Cha cũng sẽ nghĩ đến con và yêu thương con”. Rồi Chúa Giêsu đưa cho nữ tu một bó hoa với một thánh giá, Chúa giảng cho chị hiểu rằng an ủi của các thánh bao giờ cũng đi kèm với đau khổ. Thánh giá liên kết các linh hồn lại với Thiên Chúa.

Thánh Giêrônimô Êmilianô hồi còn tại ngũ đã từng buông tha túng dục. Bị quân địch bắt, ngài phải chúng giam vào một tháp cao. Gian nan đó làm ngài hồi tỉnh. Được ánh sáng thiêng liêng soi dẫn, ngài quyết cải thiện và cậy trông nơi Đức Mẹ. Đức Mẹ tất nhiên giúp ngài. Từ đó, ngài sống một cuộc đời đạo hạnh. Ngài được hân hạnh xem thấy trước chỗ Chúa dọn cho trên thiên đàng. Sau khi đã lập dòng tu Somasca, ngài chết như một vị thánh và Giáo hội đã tôn kính ngài trên bàn thờ.

 

34. Trích máu bán linh hồn (II, trg 272)

(Chàng mang áo Đức Mẹ Bảy Niềm Đau, quỉ không dám đẩy xuống giếng)

Tại Pêrosa, có một thanh niên hứa thệ trao linh hồn chàng cho quỉ, với điều kiện là quỉ giúp chàng phạm được một quái tội ác mà chàng ước ao. Chàng tự viết hợp đồng tự nguyện đó và trích máu ký vào.

Thoạt vừa phạm tội xong, chàng bị tên quỉ nóng lòng cướp đoạt linh hồn chàng, dẫn tới một bờ giếng, và ra lệnh cho chàng nhảy xuống tự trầm; nếu không nó sẽ kéo cả xác chàng vào hỏa ngục. Thất vọng vì không thoát khỏi tay quỉ, chàng thanh niên bạc phước đó trèo lên thành giếng để nhảy xuống. Nhưng, nghĩ đến cái chết gần kề, chàng hoảng sợ bảo quỉ rằng mình không đủ can đảm tự vẫn, quỉ phải giẩy mình xuống mới được. May cho chàng, chàng lại có mang áo Đức Mẹ Bảy Niềm Đau, nên quỉ bảo:

– Mày phải bỏ áo đó đi đã, tao mới giẩy mày xuống được.

Nghe quỉ nói, chàng thanh niên tội lỗi đó hiểu là nhờ có áo ấy mà còn được Đức Mẹ che chở, nên nhất định không chịu bỏ. Sau nhiều lời to tiếng lớn cãi lộn nhau, quỉ chịu bẽ mặt bỏ trốn. Chàng thanh niên liền vội vã đi cảm tạ Đấng ân nhân đã cứu mình. Chàng hối hận xưng tội; rồi, để lưu lại kỷ niệm việc mình được cứu thoát hỏa ngục, chàng mượn đóng khung bản hợp đồng tai hại chàng đã viết và để bên cạnh bàn thờ Đức Mẹ, trong nhà thờ Đức Nữ Mới tại Pêrosa.

 

35. Ngã chết dưới chân Mẹ (II, trg 283)

(Xin cha cứ tiếp tục rao giảng Lòng Thương xót Chúa)

Cha Hêrôtê Môn đệ, dòng thánh Đaminh, thuật truyện này:

Một người tội lỗi táo tợn kia, sau khi giết chết cha và anh để thêm vào những tội ác tầy đình khác, đã sống một cuộc phiêu lưu lẩn trốn khắp nơi. Gặp một ngày Mùa chay, chàng nghe một bài giảng về tình thương của Chúa. Cảm động hối hận tận đáy lòng, chàng vào cởi mở tâm hồn cùng cha giảng thuyết. Cha này nghe chàng thú những tội ác gớm ghê của chàng, bảo chàng đến cầu nguyện trước bàn thờ Đức Mẹ Bảy Niềm Đau, để xin ơn thống hối và thứ tha tội lỗi. Chàng đến cầu nguyện, và bỗng nhiên ngã bất tỉnh, rồi tắt thở.

Hôm sau, lúc linh mục đang xin giáo hữu cầu nguyện cho chàng, thì một con bồ câu trắng xuất hiện tại nhà thờ, và trước mắt mọi người, chim thả xuống chân linh mục một mảnh giấy. Linh mục cầm lên, đọc thấy những lời này: “Linh hồn người tội lỗi hôm qua, lúc vừa ra khỏi xác, đã được lên thiên đàng. Phần cha, xin cha cứ tiếp tục rao giảng tình Chúa xót thương”.

 

36. Chia sẻ đau khổ ủi an (II, trg 290)

(Thầy có lòng đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ Bảy Niềm Đau, nên được chết lành)

Cha Engelgrave thuật truyện một tu sĩ gặp cơn bối rối quá, đôi khi dường như bị phủ mù trong thất vọng. Thầy có lòng đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ Bảy Niềm Đau. Cho nên trong lúc gian nan, không bao giờ thầy quên chạy lại tin tưởng nơi Mẹ. Suy niệm những đau thương Mẹ Maria chịu, thầy đã cảm thấy phấn khởi can trường. Lúc thầy lâm chung, ma quỉ lại đến đem hết nỗ lực tấn công thầy dữ dội về mặt bối rối và thất vọng. Nhưng thấy con mình phải gian nan như vậy, Mẹ tình thương hiện ra nói với thầy: “Con Mẹ, sao con lại sợ hãi và âu sầu quá thế, con đã chẳng từng chia sẻ đau khổ mà an ủi Mẹ đó ư? Chúa Giêsu sai Mẹ đến an ủi con đây. Nào, vui lên con, mà vào thiên đàng với Mẹ”. Nghe lời Mẹ, tu sĩ đạo đức ấy được tràn đầy ủi an hi vọng; thầy tắt thở bình an êm thú.
Hết