28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 0)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 5)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 32)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 60)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 69)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...

LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN III MÙA CHAY SỐNG LỜI CHÚA BÀI ĐỌC Bài đọc 1 : Đnl 4,1.5-9

22 Tháng Ba 20227:03 CH(Xem: 509)

23-3aLỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN III MÙA CHAY

SỐNG LỜI CHÚA

BÀI ĐỌC

Bài đọc 1 : Đnl 4,1.5-9

Anh em phải giữ những thánh chỉ và đem ra thực hành.

Bài trích sách Đệ nhị luật.

1 Ông Mô-sê nói với dân rằng : “Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em. 5 Hãy xem : tôi đã dạy cho anh em những thánh chỉ và quyết định như Đức Chúa, Thiên Chúa của tôi, đã truyền cho tôi, để anh em đem ra thực hành trong miền đất mà anh em sắp vào chiếm hữu. 6 Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh. Khi được nghe tất cả những thánh chỉ đó, họ sẽ nói : ‘Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là một dân khôn ngoan và thông minh !’ 7 Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người ? 8 Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em ?

9 “Nhưng anh em hãy ý tứ và cẩn thận giữ mình đừng quên những điều mắt anh em đã thấy, và suốt đời, đừng để cho những điều ấy ra khỏi lòng anh em ; trái lại, anh em hãy dạy cho con cháu anh em biết.”

Đáp ca : Tv 147,12-13.15-16.19-20 (Đ. c.12a)

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !

12Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !
Này Xi-on, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi !
13Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc,
con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân.

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !

15Người tống đạt lệnh truyền xuống đất,
lời phán ra, hoả tốc chạy đi.
16Tuyết tựa lông chiên, Chúa trải dài,
sương giá như tro, Người rải rắc.

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !

19Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Gia-cóp,
chiếu chỉ luật điều cho Ít-ra-en.
20Chúa không đối xử với dân nào như vậy,
không cho họ biết những điều luật của Người.

Đ. Giê-ru-sa-lem hỡi, nào tôn vinh Chúa !

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 6,63c.68c

Lạy Chúa, Lời Chúa là thần khí và là sự sống. Chúa mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

TIN MỪNG : Mt 5,17-19

Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là kẻ lớn.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

17 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.”

SUY NIỆM-KIỆN TOÀN LỀ LUẬT

Trong Tông hiến ban hành bộ Giáo luật 1983, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết như sau: “Đức Kitô không muốn phá hủy gia sản kỳ cựu của lề luật và các ngôn sứ đã được thành hình qua dòng lịch sử và kinh nghiệm của dân Chúa trong Cựu Ước. Đúng hơn, Người đã kiện toàn nó, để cho gia sản ấy trở thành, dưới một hình thức mới mẻ và cao thượng hơn”.

Đức Giêsu đã đưa lề luật của Cựu Ước đi tới chỗ hoàn trọn. Giáo huấn của Đức Giêsu vừa tiếp nối vừa vượt lên trên lề luật cũ. Người mời gọi ta không nên giữ luật theo hình thức bên ngoài, nhưng phải khởi đi từ tinh thần bên trong. Hơn nữa, Người còn đòi hỏi ta chẳng những không được trả thù mà còn phải yêu thương cả kẻ thù của mình nữa. Nền tảng cho mọi lề luật trong giáo huấn của Đức Giêsu chính là tình yêu.

Người Kitô hữu được mời gọi tuân hành luật Chúa vì lòng mến chứ không phải vì luật buộc, có như thế việc giữ luật mới đem lại ý nghĩa cho mình và cho tha nhân.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn tuân giữ luật Chúa vì lòng mến Chúa và vì lợi ích của tha nhân. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Người già có thể hướng dẫn và cứu các thế hệ tương lai

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 16/3/2022, tiếp tục loạt bài giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già dưới ánh sáng Lời Chúa, Đức Thánh Cha tập trung vào vai trò của người già trong việc chuyển trao cho thế hệ mới các giá trị đích thực và bền vững của cuộc sống.

Tiếp tục loạt bài giáo lý về ý nghĩa và giá trị của tuổi già dưới ánh sáng Lời Chúa, Đức Thánh Cha tập trung vào vai trò của người già trong việc chuyển trao cho thế hệ mới các giá trị đích thực và bền vững của cuộc sống.

Trình thuật trong sách Sáng Thế thuật lại việc ông Nôê được trao nhiệm vụ phục hồi sự tốt lành của công trình sáng tạo của Thiên Chúa, điều đã bị hư hoại bởi sự lan tràn của bạo lực và sự ác. Chính Chúa Giê-su nói về “thời của Nô-ê” để cảnh báo chúng ta về sự cần thiết phải hoán cải vì Nước Thiên Chúa gần đến.

Đức Thánh Cha nhận định rằng trong mọi thời đại, như thời Nô-ê, chúng ta có thể bị cám dỗ chấp nhận tội lỗi và sự băng hoại là điều bình thường, không nhìn đến những đau khổ bất công của người nghèo và sự tàn phá môi trường tự nhiên của chúng ta. Trong thời đại của chúng ta, đây là kết quả của một nền văn hóa vứt bỏ, chú trọng vật chất, ích kỷ và trống rỗng về mặt tinh thần. Những người cao tuổi, như ông Nôê, có thể cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm này và nhắc nhở chúng ta về ơn gọi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để trở thành những người bảo vệ và quản lý công trình sáng tạo của Người.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tường thuật Kinh Thánh - với ngôn ngữ biểu tượng của thời kỳ khi nó được viết - cho chúng ta biết một điều gây sốc. Thiên Chúa quá chán ghét sự độc ác lan tràn của loài người, điều đã trở thành một phong cách sống bình thường, đến nỗi Người nghĩ rằng mình đã sai lầm khi tạo ra con người và quyết định loại bỏ họ. Một giải pháp triệt để. Nó thậm chí có thể có một sự đảo ngược nghịch lý về lòng thương xót. Không còn con người, không còn lịch sử, không còn phán xét, không còn kết án.

Chẳng phải đôi khi nó cũng xảy ra với chúng ta - bị choáng ngợp bởi cảm giác bất lực trước sự ác hoặc bị mất tinh thần bởi “những tiên tri nói về sự diệt vong” - đến nỗi chúng ta nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta không được sinh ra? Chúng ta có nên công nhận một số học thuyết gần đây, chúng tố cáo loài người là tác nhân gây tổn hại đến quá trình tiến hóa đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta?

Thật vậy, chúng ta đang bị áp lực, phải chịu những căng thẳng đối nghịch khiến chúng ta bối rối. Một mặt, chúng ta lạc quan về một tuổi trẻ vĩnh cửu, được nuôi dưỡng bởi sự tiến bộ phi thường của công nghệ, mô tả một tương lai đầy những máy móc hiệu quả hơn và thông minh hơn chúng ta, sẽ chữa khỏi bệnh tật của chúng ta và dành cho chúng ta những giải pháp tốt nhất để không chết. Mặt khác, trí tưởng tượng của chúng ta ngày càng tập trung vào lời cảnh báo về một thảm họa cuối cùng sẽ huỷ diệt chúng ta. “Ngày sau” - nếu chúng ta vẫn còn, ngày tháng và con người - sẽ phải bắt đầu lại từ đầu. Tất nhiên tôi không muốn coi nhẹ ý tưởng về sự tiến bộ. Nhưng dường như hình ảnh đại hồng thuỷ ngày càng ăn sâu trong tiềm thức của chúng ta. Hơn nữa, đại dịch hiện nay cũng gây ảnh hưởng trên những quan niệm sống vô tư, không nghĩ đến tương lai.

Trong trình thuật Kinh Thánh, khi nói đến việc cứu cuộc sống trên trái đất khỏi băng hoại và lũ lụt, Thiên Chúa giao nhiệm vụ cho lòng trung tín của người già nhất, “người công chính” Nôê. Phải chăng tuổi già sẽ cứu thế giới? Theo nghĩa nào? Và như thế nào? Và triển vọng là gì? Sự sống sau cái chết hay chỉ sống sót cho đến cơn hồng thuỷ?

Vô tư hưởng thụ cuộc sống

Một lời của Chúa Giê-su, lời gợi lên “thời ông Nôê”, sẽ giúp chúng ta khám phá sâu hơn ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh mà chúng ta đã nghe. Khi nói về thời kỳ cuối cùng, Chúa Giêsu nói: “Và cũng như thời ông Nôê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu, và nạn hồng thuỷ ập tới, tiêu diệt tất cả” (Lc 17,26-27). Thật ra, chuyện ăn uống, lấy vợ lấy chồng, là những chuyện hết sức bình thường và dường như không phải là những ví dụ về sự tha hóa. Vậy đâu là sự băng hoại?

Trên thực tế, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sự thực rằng con người, khi họ giới hạn bản thân để hưởng thụ cuộc sống, thì họ thậm chí mất đi ý thức về sự băng hoại, điều làm giảm phẩm giá của họ và đầu độc ý nghĩa của cuộc sống. Và họ thậm chí còn sống tha hóa một cách vô tư, như thể đó là một phần bình thường của hạnh phúc con người. Những hàng hoá của cuộc sống được tiêu dùng và hưởng thụ mà không quan tâm đến phẩm chất thiêng liêng của cuộc sống, không quan tâm đến môi trường sống của ngôi nhà chung. Mọi người lạm dụng mà không quan tâm đến sự khổ sở và sự thất vọng mà nhiều người phải gánh chịu, cũng không quan tâm đến sự xấu xa đầu độc cộng đồng. Miễn là cuộc sống bình thường có thể được lấp đầy bằng “sự an lành”, chúng ta không muốn nghĩ về những gì làm cho nó trở nên thiếu công lý và tình yêu.

Tôi tự hỏi, băng hoại có thể trở thành điều bình thường không? Rất tiếc là nó có thể. Và nó sẽ dẫn đến đâu? Sự vô tư chỉ nhằm tự lo cho bản thân: đây là cánh cửa dẫn đến sự tha hóa nhấn chìm cuộc đời tất cả chúng ta. Sự băng hoại được lợi rất nhiều từ sự vô tư vô đạo đức này. Sự vô tư này làm yếu đi sự phòng vêk của chúng ta, làm lương tâm của chúng ta chai cứng và khiến chúng ta - thậm chí vô tình - trở thành đồng loã.

Vai trò của người già

Tuổi già nằm ở đúng vị trí để hiểu được sự lừa dối của việc bình thường hóa cuộc sống này, một sự bình thường bị ám ảnh bởi sự hưởng thụ và trống rỗng của nội tâm: cuộc sống không suy nghĩ, không hy sinh, không cái đẹp, không chân lý, không công bằng, không tình yêu. Khả năng cảm nhận đặc biệt của tuổi già về sự quan tâm, suy nghĩ và tình cảm, điều làm chúng ta nhân bản hơn, một lần nữa trở thành ơn gọi của nhiều người. Và nó sẽ là một lựa chọn tình yêu của những người cao tuổi đối với những thế hệ mới. Phúc lành của Thiên Chúa chọn tuổi già, vì đặc sủng này rất nhân bản và làm cho nên nhân bản.

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý với nhận định: Và ông Nôê là tấm gương của tuổi già tích cực này: ông Nôê không rao giảng, không phàn nàn, không phản kháng, nhưng lo cho tương lai của thế hệ đang gặp nguy hiểm. Ông xây dựng con tàu đón tiếp và đưa người và các động vật vào đó. Trong mọi hình thức chăm sóc sự sống, ông Nôê tuân theo lệnh truyền của Thiên Chúa, lặp lại cử chỉ dịu dàng và quảng đại của việc sáng tạo, điều trong thực tế là ý tưởng cảm hứng cho mệnh lệnh của Thiên Chúa: một phúc lành mới, một thụ tạo mới (x. St. 8,15-9,17). Ơn gọi của ông Nôê vẫn luôn phù hợp. Một lần nữa, xin thánh tổ phụ cầu bầu cho chúng ta.

Hồng Thủy - Vatican News