13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 46)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 44)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 42)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.
10 Tháng Tư 20245:05 CH(Xem: 41)
Nguồn: Mysticpost Thánh Phanxico de Sales đã nói về chương 12 trong Sách Khải Huyền rằng sẽ có một cuộc bách hại của kẻ Phản Kito. Ngài cũng nói rằng: “Giáo Hội sẽ được nuôi dưỡng và bảo toàn ở giữa các sa mạc và trong sự thinh lặng."
10 Tháng Tư 20244:25 CH(Xem: 46)
Nguồn: Mysticpost Chúa đã ban cho thầy Phó Tế John Martinez, một cư dân của tiểu bang Texas, Hoa Kỳ với những cảm nghiệm thần bí. Theo lời kể của vị phó tế thì cũng giống như những nhà thần bí khác, ngài không cho rằng nơi trú ẩn là một nơi chốn mà là một chỗ dựa tinh thần cho những tín hữu ngoan đạo của Chúa và luôn tuân theo các chương trình...
10 Tháng Tư 20243:29 CH(Xem: 45)
Sau đây là cảm nghiệm của một thanh niên: Con vừa trở về nhà ở California được gần 2 tháng nay. Đã 8 năm qua, con đi làm xa ở tận tiểu bang Florida. Con có những cảm nghiệm mà dường như Chúa đã báo trước và sắp xếp mọi sự cho con.

MỘT CÁI NHÌN VỀ TIẾNG THỞ DÀI (Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Thường Niên – Mc 7,31-37)

11 Tháng Hai 202211:53 SA(Xem: 486)

2-1MỘT CÁI NHÌN VỀ TIẾNG THỞ DÀI

(Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Thường Niên – Mc 7,31-37)

Tin mừng Maccô tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người vừa điếc vừa nói ngọng với nhiều chi tiết lạ thường thú vị. Có đó nhiều diễn suy về những chi tiết như “kéo riêng người bệnh ra khỏi đám đông”, “đặt tay vào lỗ tai”, “bôi nước miếng vào lưỡi” anh ta. Xin có một vài nghĩ suy về “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu trước khi nói “Epphata” nghĩa là hãy mở ra để chữa lành.

Tiếng thở dài của một ai đó biểu lộ tâm tư tình cảm của họ. Có thể đó là một trạng thái sảng khoái vì đã cất được một gánh nặng tâm lý nào đó hoặc đã hoàn thành một việc khó nhọc. Tiếng thở dài cũng rất có thể là một cách thế biểu lộ tâm trạng phiền muộn trên mức bình thường. Tiếng thở dài của Chúa Giêsu trong trường hợp này xem ra không ở trường hợp đầu vì Chúa Giêsu thở dài rồi mới nói “Epphata (Hãy mở ra)” và sau đó thì Người lại bảo người ta không được kể chuyện chữa bệnh với ai cả. Nếu tiếng thở dài của Chúa Giêsu thuộc trường hợp thứ hai thì thử hỏi Người đang phiền muộn chuyện gì?

Chắc chắn những người bị khuyết tật về thính giác và khả năng nói thì không nhiều. Tuy nhiên có đó rất nhiều người thính giác bình thường nhưng lại không biết nghe, đúng hơn là không chịu nghe những điều phải nghe. Thánh sử Maccô trong đoạn trước đó đã tường thuật việc Chúa Giêsu giải thích cách biện phân chuyện “sạch – nhơ” và tiếp liền sau đó Người nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!” (Mc 7,16). Chữa lành một vài người bị điếc về thể lý đối với Chúa Giêsu thì có lẽ không quá khó, nhưng chữa lành rất nhiều người có tai mà không chịu nghe, không biết nghe thì quả là không dễ.

Thiên Chúa nói với chúng ta bằng nhiều cách thế. Người nói với chúng ta qua các kỳ công tay Người tác tạo là vũ trụ thiên nhiên, tiếng lương tâm, qua Kinh Thánh qua lời huấn dụ các mục tử và các ngôn sứ chính danh, chính hiệu, qua ý lòng của đoàn dân thấp cổ bé phận. Hình như chúng ta ít để ý đến cách thế sau cùng này dù rằng vẫn nói “ý dân là ý trời”.

Sinh thời khi đi rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu thường khiển trách nhiều lãnh đạo Do Thái giáo về điều này. Họ ngồi trên ‘tòa Môsê” chất lên vai lên cổ dân chúng những gánh ách nặng nề mà chính họ lại buồn giơ một ngón tay lay thử (x.Mt 23,1-4).

Khi đã không biết nghe thì chúng ta sẽ không biết nói và nếu có nói thì cũng “ngọng nghịu” cách nào đó. Một trong những cách thế nói ngọng đó là nói nguyên tắc chung chung, nói ở đâu cũng đúng, nói lúc nào cũng không sợ sai mà thực ra không nói cho ai cả. Người rơi vào chước cám dỗ này có thể gọi là “ăn xôi chùa ngọng miệng”. Được hưởng lợi lộc nào đó thì người ta dễ tìm kiếm sự an phận nên chọn thái độ “làm thinh” khi có chuyện cần phải nói hoặc có nói thì cũng nói chung chung, không đụng đến những người đang nắm quyền cao chức trọng.

Vẫn có đó những tiếng nói cất lên từ những vị hữu trách trong các tập thể tôn giáo. Tuy nhiên cần thú nhận rằng đa số là những vấn đề mang tính luân lý cá nhân và đối tượng là đoàn dân kém phận. Còn những vấn đề mang tính luân lý xã hội đang ảnh hưởng đến hàng triệu người dân như chuyện hiểm họa chiến tranh, chuyện các chế độ chuyên chế toàn trị, chuyện nhiều nhà độc tài trên thế giới đang làm cho dân chúng lầm than, sống không xứng với nhân phẩm…thì xem ra còn quá ít tiếng nói được cất lên. Phải chăng “tiếng thở dài” của Chúa Giêsu vẫn còn vọng vang đâu đó?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột