22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 24)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 30)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 50)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 42)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN V THƯỜNG NIÊN, NĂM C SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Lc 5,1-11

05 Tháng Hai 20223:52 CH(Xem: 546)

14-10aLƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT TUẦN V THƯỜNG NIÊN, NĂM C

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 5,1-11

Các ông bỏ hết mọi sự mà theo Đức Giê-su.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

1 Khi ấy, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa. 2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới. 3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.

4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.” 5 Ông Si-môn đáp : “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.” 6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới. 7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.

8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói : “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi !” 9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc. 10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn : “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.” 11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người.

SUY NIỆM-MẠO HIỂM

Văn hào người Pháp Andre Gide đã từng nói: “Con người không bao giờ khám phá ra đại dương mới nếu không đủ dũng khí giong buồm ra khỏi đất liền”. Thật vậy, thành công không tự tìm đến với chúng ta. Để có được thành công, con người cần phải chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu không trả ơn cho Thánh Phêrô bằng một mẻ cá có sẵn, Người cũng không bảo ông thả lưới bắt cá ở chỗ nước nông cho đỡ cực, nhưng Đức Giêsu đòi buộc ông phải ra chỗ nước sâu để thả lưới.

Chỗ nước sâu là nơi có thể bắt được một số lượng cá dồi dào. Nhưng chỗ nước sâu cũng chứa nhiều nguy cơ, rủi ro đòi hỏi người đánh bắt phải chấp nhận mạo hiểm.

Chúng ta đều là những ngư phủ đang đi trên con thuyền Giáo Hội. Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta dám đặt niềm tin tưởng vào Thánh ý Thiên Chúa, như thánh Phêrô đã tin, mà can đảm, mạo hiểm ra chỗ “nước sâu” để thả những tấm lưới của Tin Mừng, nhằm đưa về cho Chúa những mẻ cá mà Thiên Chúa hằng mong đợi.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đặt trọn niềm tin vào Ngài, xin đồng hành với chúng con nơi chỗ nước sâu để chúng con có thêm sức mạnh phục vụ Chúa và phục vụ tha nhân. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

BÀI 1: THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI – 2023:

ĐỊNH NGHĨA, NGUỒN GỐC, KHÁC BIỆT, CHỦ ĐỀ

1- Thượng Hội Đồng Giám Mục là gì?

Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐGM) là hội nghị các Giám Mục được tuyển chọn từ các miền khác nhau trên thế giới, nhóm họp định kỳ để cổ vũ sự hiệp nhất mật thiết giữa Đức Giáo Hoàng Rôma và các Giám Mục, cũng như góp ý với Đức Giáo Hoàng về những vấn đề liên quan đến các hoạt động của Giáo Hội.

2- Nguồn gốc Thượng Hội Đồng Giám Mục?

THĐGM được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thiết lập ngày 15 tháng 9 năm 1965 qua Tự sắc Apostolica Sollicitudo, nhằm đáp lại nguyện vọng của các nghị phụ Công đồng chung Vaticanô II. Thông thường, khoảng ba năm thì THĐGM thường lệ sẽ diễn ra một lần. Tuy nhiên, cũng có THĐGM ngoại lệ và THĐGM đặc biệt, tất cả đều do Đức Giáo Hoàng triệu tập.

3- Thượng Hội Đồng Giám Mục đóng góp gì cho Giáo Hội?

- Duy trì sự hợp nhất và cộng tác chặt chẽ giữa Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục trên thế giới.

- Thông tin trực tiếp và chính xác về tình trạng và các vấn đề liên quan đến đời sống Giáo Hội hoàn vũ cũng như những việc Giáo Hội phải thực hiện trong thế giới hôm nay.

- Tạo điều kiện để thống nhất quan điểm, ít là về những điểm quan trọng trong giáo thuyết và đời sống Giáo hội.

4- Có bao nhiêu Thượng Hội Đồng Giám Mục đã diễn ra?

Cho đến nay, đã có 15 THĐGM thường lệ, 3 THĐGM ngoại lệ và 11 THĐGM đặc biệt.

5- Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI có điều gì khác với những lần trước?

Ngày 15 tháng 09 năm 2018, với ý muốn canh tân Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Tông hiến Episcopalis communio (Sự hiệp thông Giám Mục). Tông hiến quy định rằng từ nay có thêm giai đoạn tham khảo ý kiến Dân Chúa ở các giáo hội địa phương với tiến trình kéo dài 3 năm theo 3 giai đoạn: giáo phận, châu lục và hoàn vũ.

Vì thế, THĐGM thường lệ lần thứ XVI là THĐGM đầu tiên áp dụng Tông hiến này. Có nghĩa là từ THĐGM này trở đi, các THĐGM không chỉ đơn thuần là một đại hội của các Giám Mục mà còn là hành trình dành cho tất cả các tín hữu thuộc các Giáo hội địa phương tham gia vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Giáo hội hoàn vũ.

Đặc biệt, THĐGM lần này mong muốn người nghèo và người bị loại trừ trong Giáo hội cũng được thình ý: “Cuối cùng, điều quan trọng cơ bản là người nghèo và người bị loại trừ cũng được cất tiếng nói, chứ không chỉ những người có vai trò hoặc trách nhiệm nào đó trong các giáo hội (địa phương). (trích “Tài liệu chuẩn bị, số 31).

6- Chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XVI là gì?

Chủ đề của THĐGM lần thứ XVI là Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia, sứ vụ.

Bài 2: GIỚI THIỆU CẨM NANG & BỐI CẢNH CỦA THĐGM XVI

& ĐỊNH NGHĨA TÍNH HIỆP HÀNH

1. Giới thiệu cẩm nang.

Về chủ đề: Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, tham gia, sứ mạng; chúng ta có hai tài liệu chính: 1/ “Cẩm nang” thực hành; và 2/ “Tài liệu chuẩn bị”. Đây là hai tài liệu Toà Thánh gởi cho các giáo phận nghiên cứu, học hỏi để góp ý cho THĐGM. Vậy, “Cẩm nang” có gì?

- Cẩm nang đề xuất những hỗ trợ thực hành giúp những người có trách nhiệm chuẩn bị và tập họp dân Chúa để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm nơi Giáo hội địa phương. Cơ hội lắng nghe và đối thoại tại Giáo hội địa phương sẽ giúp mọi tín hữu khám phá lại bản chất hiệp hành của Giáo hội. Đây chỉ là những đề xuất, nói rõ hơn là những hướng dẫn cho Giáo hội địa phương, chứ không phải là những quy định phải theo.

- Để hướng đến một Hội thánh hiệp hành, việc đầu tiên cần làm là mời gọi mọi tín hữu trên toàn thế giới, bao gồm linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân từ các giáo phận, giáo xứ, dòng tu tham gia, cùng nhau làm việc, nhằm thúc đẩy sự hoán cải mục vụ và hiệp hành của mỗi Giáo Hội địa phương.

-Trên thế giới, nhiều vùng miền đã thiết lập được các tiến trình hiệp hành nhưng đối với một số vùng miền nào đó, điều này là mới mẻ, chưa biết đến. Vì vậy, trong quá trình học hỏi anh chị em sẽ được đề xuất những cách thực hành hữu ích và hiệu quả, có thể được thích ứng trong quá trình chúng ta “cùng nhau cất bước hành trình”.

- Tiến trình hiệp hành: lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm, cần được diễn ra trong khung cảnh linh thiêng: suy niệm Kinh thánh, cử hành phụng vụ và cầu nguyện. Cùng nhau làm việc trong tiến trình lắng nghe, như là một kinh nghiệm nhận biết tiếng nói của Chúa Thánh Thần

- Mọi người đều được mời gọi tham gia vì Giáo Hội Hiệp Hành chính là Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba, như lòng Chúa mong ước.

2. Bối cảnh của THĐGM XVI

Thượng Hội Đồng Giám Mục XVI diễn ra trong bối cảnh:

- Thế giới : đại dịch toàn cầu, xung đột địa phương và quốc tế, biến đổi khí hậu, di cư, các hình thức bất công, phân biệt chủng tộc, bạo lực, bách hại, và gia tăng bất bình đẳng trên toàn nhân loại.-

- Giáo hội: lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền lực, và lạm dụng lương tâm do một số đáng kể các giáo sĩ và người thánh hiến gây ra.

- Tuy bối cảnh thề giới và Giáo hội hiện nay có nhiều trở ngại cho việc triển khai Tiến trình hiệp hành, nhưng cũng là cơ hội thúc đẩy Hội thánh hồi sinh. Hơn nữa, giữa bối cảnh này, tính hiệp hành còn giúp Giáo hội có thể được đổi mới nhờ tác động của Chúa Thánh Thần; làm cho Giáo hội trở thành Dân Thiên Chúa hợp nhất với nhau cách sâu xa hơn để ra đi thực hiện sứ mạng Loan Báo Tin Mừng.

3. Hiệp hành là gì?

- Hiệp hành (synodality) nghĩa từ ngữ là: cùng nhau bước đi. Giải thích rộng hơn và sâu xa hơn thì Hiệp hành “diễn tả bản chất của Giáo hội là Dân Thiên Chúa đồng hành cùng nhau và tập họp trong cộng đoàn được Chúa Giêsu qui tụ bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần để loan báo Tin Mừng” (Uỷ ban thần học quốc tế). Vì Hiệp hành là bản chất của Giáo hội, nên tính Hiệp hành phải được thể hiện trong cách sống và làm việc bình thường của Giáo hội.

- Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đều được mời gọi tham gia tích cực vào đời sống Giáo hội. Mọi thành phần được mời gọi lắng nghe nhau để nhận ra sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Ngài hướng dẫn những nỗ lực nhân loại của chúng ta.

- Khi Giáo hội dấn bước trên con đường hiệp hành này, chúng ta phải cố gắng đi sâu vào kinh nghiệm thực sự lắng nghe và biện phân, để trở thành Giáo hội mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở thành.

(Còn tiếp)

https://hdgmvietnam.com