22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 32)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 39)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 66)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 43)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 49)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

THỨ SÁU TUẦN I MÙA VỌNG THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, Linh mục. Lễ kính (Việt Nam) SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : 1 Cr 9,16-19.22-23

03 Tháng Mười Hai 202110:37 SA(Xem: 999)

3-12dTHỨ SÁU TUẦN I MÙA VỌNG

THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ, Linh mục. Lễ kính (Việt Nam)

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : 1 Cr 9,16-19.22-23

Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng !

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

16 Thưa anh em, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng ! 17 Tôi mà tự ý làm việc ấy, thì mới đáng Thiên Chúa thưởng công ; còn nếu không tự ý, thì đó là một nhiệm vụ Thiên Chúa giao phó. 18 Vậy đâu là phần thưởng của tôi ? Đó là khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi.

19 Phải, tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi đã trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người. 22 Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. 23 Vì Tin Mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng.

Đáp ca : Tv 116,1.2 (Đ. Mc 16,15)

Đ. Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.

1Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa,
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người !

Đ. Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.

2Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.

Đ. Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng.

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 28,19a.20b

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Anh em hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Mc 16,15-20

Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

15 Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. 18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”

19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. 20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

SUY NIỆM-ĐI TRUYỀN GIÁO

Đức Giáo hoàng Piô XII nói với các thừa sai được cử đi truyền giáo ở Bắc Cực: “Nếu trên đó, chỉ có một người cần được rao giảng Phúc Âm, thì cũng đủ để các con đi lên đó”.

Sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội gắn liền và bắt nguồn từ sứ mạng thừa sai của Chúa Giêsu Kitô. Các Tông đồ là những người đầu tiên được ủy nhiệm sứ mạng này từ Chúa Giêsu Kitô. Họ được sai đến với muôn dân để loan báo Tin Mừng cứu độ. Cũng vậy, sứ mạng này được tất cả tín hữu tiếp nối và thực thi.

Thánh Phanxicô Xaviê, với một đời sống hiền lành, cung cách lịch sự, chịu thương chịu khó, đã cảm hóa được nhiều người trở lại đạo. Noi gương thánh nhân, chúng ta cũng thực hành sứ mạng truyền giáo bằng nếp sống yêu thương, vui tươi, khiêm nhường và hăng say nói về Chúa cho mọi người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con lòng yêu mến công việc truyền giáo qua việc trau dồi thánh khoa hầu có thể giới thiệu Chúa cho mọi người. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Phanxicô Xaviê

Nhà truyền giáo vĩ đại này sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê bên nước Tây Ban Nha. Thánh nhân vào đại học Pari năm lên 18 tuổi. Tại đây, Phanxicô Xaviê đã gặp thánh Inhaxiô Lôyôla, lúc ấy sắp thiết lập dòng Tên. Thánh Inhaxiô Lôyôla đã cố gắng làm cho Phanxicô tham gia với mình. Thoạt tiên, chàng thanh niên vô tư này không suy nghĩ gì đến việc ấy. Nhưng thánh Inhaxiô đã lặp lại nhiều lần cho Phanxicô nghe những lời của Đức Chúa Giêsu trong sách Tin mừng: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn thì nào được ích gì?” Sau cùng, Phanxicô Xaviê nhận thức rõ ràng nơi nương náu của ngài trong cuộc sống tại thế này phải là mái nhà của các cha dòng Tên.

Khi Phanxicô Xaviê được 34 tuổi, thánh Inhaxiô sai ngài đi truyền giáo tại vùng Đông Ấn. Vua nước Bồ Đào Nha đã tặng cho Phanxicô các thứ quà cáp kèm theo một người đầy tớ để tháp tùng ngài. Nhưng Phanxicô Xaviê đã từ chối tấm lòng tốt của nhà vua và giải thích: “Cách tốt nhất để đạt được chân giá trị là giũ bỏ cả áo quần của mình và sống cuộc đời khó nghèo.” Trong suốt chuyến mục vụ lạ lùng ở Goa, Ấn Độ, Nhật Bản và các miền đất khác bên Đông phương, thánh Phanxicô Xaviê đã thâu nạp được hàng ngàn người trở lại Công giáo. Thực vậy, Phanxicô Xaviê đã rửa tội cho quá nhiều người đến nỗi thánh nhân không thể nhấc nổi hai cánh tay của ngài lên được nữa. Thánh Phanxicô Xaviê tập trung các trẻ em lại bên ngài và dạy cho chúng học biết đức tin Công giáo.

Sau đó, thánh nhân mời gọi chúng hãy truyền bá điều chúng đã học biết. Chẳng có gì phải làm mà thánh Phanxicô Xaviê đã không làm để giúp đỡ người ta. Lần kia, thánh nhân phải diện đối diện với một băng cướp mà chẳng có vũ khí gì, ngoại trừ tượng Chịu Nạn. Kết cục, họ đã bỏ đi và không tấn công các bộ tộc Công giáo nữa. Vị thánh cũng hoán cải nhiều Kitô hữu có đời sống trắc nết. “Khí cụ” duy nhất của Phanxicô Xaviê là thái độ hiền lành, cung cách lịch sự và những lời cầu nguyện.

Trong các hành trình gian khổ và lao nhọc vất vả, thánh Phanxicô Xaviê được Thiên Chúa ban cho dư tràn những niềm vui đặc biệt. Thánh nhân mong ước được đến Trung Hoa, nơi không một khách ngoại kiều nào được phép đặt chân đến.

Sau cùng, thánh Phanxicô Xaviê cũng sắp xếp được, nhưng nhà truyền giáo vĩ đại của chúng ta lại bị bệnh. Thánh Phanxicô Xaviê qua đời hầu như cô độc trên một hòn đảo bên ngoài hải phận Trung Hoa năm 1552. Lúc ấy, ngài vừa tròn 46 tuổi. Phanxicô Xaviê được đức thánh cha Grêgôriô XV tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1622. Ngài là một trong số năm vị được phong thánh ngày hôm ấy. Đó là thánh Inhaxiô Lôyôla, thánh nữ Têrêsa Avila, thánh Philipphê Nêri và thánh Isiđôrô Nông Gia.

Chúng ta hãy nài xin thánh Phanxicô Xaviê giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến công việc truyền giáo. Vẫn còn có rất nhiều người đang chờ đợi sứ điệp Tin mừng; và họ cần những nhà truyền giáo có tấm lòng quảng đại ra đi loan báo Tin mừng ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cùng thánh Phanxicô Xaviê và xin ngài gởi thêm nhiều nhà truyền giáo thánh thiện hơn nữa đến với những người vẫn còn mong đợi sứ điệp Tin mừng.

http://www.paolinevn.