18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Đn 7,2-14

25 Tháng Mười Một 20219:25 CH(Xem: 557)

26-11LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XXXIV THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Đn 7,2-14

Có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.

Bài trích sách ngôn sứ Đa-ni-en.

2 Tôi là Đa-ni-en. Ban đêm, trong một thị kiến, tôi đang mải nhìn thì kìa : gió bốn phương trời khuấy động biển cả ; 3 bốn con thú lớn từ biển lên, mỗi con mỗi khác : 4 Con thứ nhất giống như sư tử, lại mang cánh đại bàng. Tôi nhìn theo cho đến khi đôi cánh của nó bị giựt mất ; nó được nhấc lên khỏi mặt đất và đặt đứng trên hai chân như một người ; nó được ban cho một quả tim người. 5 Và này một con thú khác, con thứ hai, giống như con gấu. Nó được đặt trong tư thế chỉ đứng một bên, mõm ngậm ba khúc xương sườn giữa hai hàm răng. Người ta bảo nó như thế này : “Đứng lên, ăn thịt cho nhiều đi !” 6 Sau đó, tôi đang nhìn, thì kìa : một con thú khác giống như con beo ; hai bên mình nó, có bốn cánh như cánh chim. Nó có bốn đầu, và được trao quyền thống trị. 7 Rồi vẫn trong thị kiến ban đêm, tôi đang nhìn thì kìa : con thú thứ tư đáng kinh đáng sợ và mạnh mẽ vô song ; răng của nó bằng sắt và rất to. Nó ăn, nó nghiền, rồi lấy chân chà đạp những gì còn sót lại. Nó khác hẳn tất cả các con thú trước. Nó có những mười sừng.

8 Tôi đang chăm chú nhìn các sừng, thì kìa : giữa các sừng này, một sừng khác, nhỏ hơn, mọc lên ; và ba cái trong các sừng trước bị nhổ đi trước mặt cái nhỏ. Và kìa : có những con mắt như mắt người trên sừng ấy, và có một cái mồm nói những điều quái gở.

9Tôi đang nhìn thì thấy đặt những chiếc ngai
và một Đấng Lão Thành an toạ.
Áo Người trắng như tuyết,
tóc trên đầu Người tựa lông chiên tinh tuyền.
Ngai của Người toàn là ngọn lửa,
bánh xe của ngai cũng rừng rực lửa hồng.

10Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra.
Ngàn ngàn hầu hạ Người,
vạn vạn túc trực trước Thánh Nhan.
Toà bắt đầu xử, sổ sách được mở ra.

11 Bấy giờ tôi mải nhìn vì có tiếng ồn ào của cái sừng thốt ra những lời quái gở ; tôi vẫn mải nhìn khi con thú bị giết, thây nó bị huỷ diệt và làm mồi cho lửa. 12 Những con thú còn lại bị tước mất quyền thống trị, nhưng đời chúng được kéo dài thêm một thời và một kỳ hạn.

13Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa :
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.
Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành
và được dẫn đưa tới trình diện.
14Đấng Lão Thành trao cho Người
quyền thống trị, vinh quang và vương vị ;
muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ
đều phải phụng sự Người.
Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu,
không bao giờ mai một ;
vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong.

Đáp ca : Đn 3,75-78.79-81 (Đ. c.59b)

Đ. Muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

75Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc,
76chúc tụng Chúa đi, kìa hoa lá cỏ cây,
77chúc tụng Chúa đi, hỡi suối nước tràn đầy,78chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả.

Đ. Muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

79Chúc tụng Chúa đi, kình ngư cùng thuỷ tộc,
80chúc tụng Chúa đi, hết mọi loài chim chóc,
81chúc tụng Chúa đi, gia súc lẫn thú rừng.

Đ. Muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Tung hô Tin Mừng : Lc 21,28

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 21,29-33

Khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

29 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn. Người nói : “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác. 30 Khi nhìn cây đâm chồi, thì anh em biết là mùa hè đã gần đến. 31 Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. 32 Thầy bảo thật anh em : thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. 33 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.”

SUY NIỆM-NƯỚC THIÊN CHÚA

Cây vả là một loại cây quen thuộc được Đức Giêsu nhắc đến nhiều lần trong Tin Mừng. Như khi gặp ông Nathanaen, Người bảo là đã nhìn thấy ông khi ông còn đang ngồi dưới cây vả. Hay trong dụ ngôn cây vả đã ba năm rồi mà không sinh trái.

Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dùng hình ảnh cây vả và các loại cây cối khác khi chúng đâm chồi nảy lộc thì báo hiệu mùa hè đến để nói về sự xuất hiện của Nước Thiên Chúa đã gần kề. Nghĩa là qua các dấu chỉ thực tại, người ta có thể nhận biết Nước Thiên Chúa.

Cũng vậy, trong thời đại hiện nay, đôi khi chúng ta không nhận ra được những dấu chỉ báo hiệu Nước Thiên Chúa đã gần đến. Chỉ vì quá bận tâm đến đời sống cơm áo gạo tiền, hăng say làm việc nhưng lại quên mất điều quan trọng nhất là, Nước Thiên Chúa đã đến thật gần.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhạy bén với thời cuộc để nhận ra những dấu hiệu về Nước Thiên Chúa ngõ hầu chúng con có thể sống trọn vẹn giây phút hiện tại mà lòng vẫn hướng về ngày Chúa quang lâm. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Sứ điệp của ĐTC cho Ngày Quốc tế người khuyết tật

Ngày 25/11/2021 Toà Thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Quốc tế người khuyết tật, được Liên Hiệp quốc cử hành hàng năm vào ngày 3/12. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi với những người khuyết tật. Ngài nói với họ rằng Giáo hội thật sự là nhà của họ; Giáo hội yêu thương họ và cần họ để hoàn thành sứ vụ phục vụ Tin Mừng.

Vào năm 1992, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố cử hành Ngày Quốc tế người khuyết tật hàng năm, nhằm cổ võ quyền và hạnh phúc của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực xã hội và sự phát triển, đồng thời nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật trong mọi khía cạnh chính trị, xã hội, đời sống kinh tế và văn hóa.

Chúa Giêsu là bạn của chúng ta

Sứ điệp của Đức Thánh Cha có chủ đề "Anh em là bạn hữu của Thầy" (Ga 15,14). Trong Sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng Chúa Giêsu là bạn của chúng ta. Người không bao giờ rời xa chúng ta, ngay cả những khi dường như Người đang im lặng... Người ở bên cạnh chúng ta dù chúng ta đi bất cứ nơi đâu (Christus Vivit, 154). Chúng ta được mời gọi trở thành bạn của Chúa Giêsu!

Đức Thánh Cha nói thêm: "Có Chúa Giêsu làm bạn là một niềm an ủi vô biên. Nó có thể biến chúng ta trở thành môn đệ biết ơn và vui tươi, người có thể chứng tỏ rằng sự yếu đuối mỏng manh của chúng ta không phải là trở ngại cho việc sống và loan báo Tin Mừng". Tình bạn với Chúa Giêsu là điều then chốt giúp chấp nhận những giới hạn của chúng ta và sống an hoà với chúng.

Giáo hội thật sự là nhà của anh chị em!

Nhờ bí tích rửa tội mỗi người trở thành thành viên trọn vẹn của Giáo hội. Đức Thánh Cha khẳng định rằng "Giáo hội thật sự là nhà của anh chị em! Chúng ta, tất cả chúng ta là Giáo hội, bởi vì Chúa Giêsu đã chọn làm bạn của chúng ta".

Kỳ thị trong Giáo hội

Đức Thánh Cha cũng than phiền rằng ngày nay vẫn còn nhiều người khuyết tật bị đối xử như những cơ thể ngoại lai của xã hội. Sự kỳ thị tiếp tục ở mọi cấp độ xã hội và dẫn đến thành kiến, sự thiếu hiểu biết và một nền văn hóa khó đánh giá đúng giá trị không thể đo lường được của mỗi người. Ngài lưu ý đặc biệt đến xu hướng xem khuyết tật là một loại bệnh và điều này khiến cho đời sống của người khuyết tật bị tách biệt và kỳ thị.

"Hình thức kỳ thị tồi tệ nhất là thiếu chăm sóc phần thiêng liêng", đôi khi thể hiện qua việc từ chối cho lãnh nhận các bí tích. Đức Thánh Cha nhắc lại rằng "không ai có thể từ chối cho người khuyết tật nhận các bí tích”.

Giáo hội gần gũi với người khuyết tật

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng Chúa Giêsu gần gũi và bảo vệ chúng ta trong những lúc khó khăn, như trong đại dịch. Nghĩ đến những người khuyết tật đang sống trong các khu dân cư và nỗi đau phải xa cách những người thân yêu, Đức Thánh Cha nói với họ: "Hãy biết rằng Đức Giáo hoàng và Giáo hội đặc biệt gần gũi với anh chị em, với tình yêu và sự trìu mến! Giáo hội ở bên những người đang còn chiến đấu với virus corona. Giáo hội luôn yêu cầu rằng mọi người được chăm sóc và khuyết tật không ngăn cản họ được chăm sóc tốt nhất.

Ơn gọi nên thánh

Đức Thánh Cha nói thêm với những người khuyết tật rằng Chúa Giêsu muốn mọi người được hạnh phúc. Người muốn chúng ta trở thành những vị thánh và không được định sẵn cho một cuộc sống nhạt nhẽo và tầm thường. Công đồng Vatican II nói rằng "mọi tín hữu của Chúa Kitô dù ở cấp bậc hay địa vị nào, đều được mời gọi đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự hoàn hảo của lòng bác ái”. "Họ phải tận hiến chính mình cho vinh quang của Thiên Chúa và phục vụ tha nhân".

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha lưu ý rằng bất cứ khi nào những người khuyết tật gặp Chúa Giêsu, cuộc sống của họ đã thay đổi sâu sắc, và họ trở thành nhân chứng của Người, như người mù từ lúc mới sinh trong Phúc âm thánh Gioan.

Không có ai yếu đến mức không thể cầu nguyện

Ngỏ lời với từng người khuyết tật, Đức Thánh Cha kêu gọi họ cầu nguyện và bảo đảm rằng Chúa chăm chú lắng nghe lời cầu nguyện của những ai tin cậy nơi Người. Ngài nói: “Cầu nguyện là một sứ mạng, một sứ mạng mà tất cả mọi người có thể làm được, và tôi muốn giao sứ mạng đó cách cụ thể cho anh chị em. Không có ai yếu đến mức không thể cầu nguyện, thờ phượng Chúa, tôn vinh Danh thánh của Người và khẩn cầu cho ơn cứu độ của thế giới”.

Kết thúc sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng đại dịch đã cho chúng ta thấy rõ rằng tất cả chúng ta đều yếu đuối và dễ bị tổn thương; tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền, mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời cũng quan trọng và cần thiết; tất cả chúng ta được kêu gọi cùng chèo thuyền. Và “cách chính để làm điều đó chính là cầu nguyện”.

Hồng Thủy - Vatican News