22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 16)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 21)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 59)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 38)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 47)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 46)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

GIÁ TRỊ ĐAU KHỔ

28 Tháng Tám 20151:31 SA(Xem: 1023)
Sợ khổ và sợ chết có thể là các điều bí ẩn không thể vượt qua. Nhưng đó là những điều không cần vượt qua. Không có niềm tin nào loại trừ chúng ta khỏi kinh nghiệm đau khổ, cô đơn, và chết chóc. Tiền bạc, quyền lực, và mọi thứ trên thế gian nàythường làm cho thêm tệ hại hơn mà thôi.
Chua_chiu_dong_dinh_03
Theo thiển ý của tôi, tôi bắt đầu thắc mắc lời của Cô-he-lét(Qoheleth)có tiêu cực hay không: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1:2). Những thứ trần tục này, dù điều đó tốt hay xấu, sẽ qua đi mà thôi. Nhưng điều này không làm giảm nhẹ nỗi sợ khổ và sợ chết. Mặc dù chúng qua đi,chúng vẫn bám theo chúng ta suốt đời.

Đối với tôi, bí ẩn này chỉ có thể giải quyết bằngThập Giá. Đối với tôi, thập giá là nền tảng của thần học. Thập giá là khoảnh khắc hóa thân mà tình yêu và đau khổ gặp nhau. YÊU vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 và 16), và KHỔ vì phàm nhân ảnh hưởng bởi tội lỗi và sự chết (St 3:16). Đức Kitô đã tự chấp nhận tình trạng của loài người. Khi mô tả điều này trong ngôi vị của Ngài, tôi tin điều đó được hoàn tất nhờ sự hy sinh của Ngài. Chỉ trong cái chết của Ngài trên Thập Giá mà thôi: “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:19-20).

Tại sao tôi tiếp cận thần học này?

Thứ nhất, nếu Đức Kitô chấp nhận mặc xác phàm, Ngài cũng hoàn toàn chấp nhận mọi đau khổ, cô đơn, và cái chết. Ngài không tránh né, nhưng chịu đựng và trải nghiệm một cách trọn vẹn. Như vậy, bất kỳ sứ vụ nào được Chúa Giêsu linh hứng đều là sứ vụ vui vẻ đón nhận và trải nghiệm trọn vẹn thân phận con người.

Thứ nhì, nếu Đức Kitô không hòa giải mọi loài với Ngài thì sao? Nếu vậy, Ngài cũng không hòa giải những gì là hèn hạ đối với sự hiện hữu của phàm nhân chúng ta. Như vậy, gặp phải điều hèn hạ, ghê tởm và phiền toái là cơ hội để chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong tình trạng cao thượng, tốt đẹp và vui mừng. Không có sự phân biệt nào trong những gì Chúa Giêsu đã đưa vào bản tính nhân loại của chúng ta. Ngài trở nên giống như chúng ta hoàn toàn, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4:15).

Như vậy, tôi cố gắng tiếp cận thần học Công giáo về sự đau khổ. Cách thứ nhất là quan điểm của Công giáo về đau khổ, nói đúng hơn là đau khổ mang tính cứu độ, có giá trị cứu độ.

Có nghĩa gì khi nói đau khổ có giá trị cứu độ? Chỉ có điều này: Đau khổ của chúng ta được kết hợp với đau khổ của Đức Kitô trong sứ vụ cứu độ. Sao lại như vậy? Đức Kitô đã“kết hôn” với Giáo hội là Hiền Thê của Ngài,và “cả hai thành một xương một thịt” (St 2:24). Hơn nữa, “có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5:29-30). Qua Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được liên kết với Đức Kitô và Giáo hội.

Chúng ta được kết hiệp với Nhiệm Thể Đức Kitô để chúng ta nên MỘT với Ngài. Thánh Phaolô nói: “Mầu nhiệm này thật cao cả: Đức Kitô và Giáo hội” (Ep 5:32). Kinh Thánh nói rằngkhi Saolê bắt bớ những người theo Đức Kitô,Chúa Giêsu đã nói:“Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”. Ông nói: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Người đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9:4-5). Cuối cùng, Thánh Phaolô đã chấp nhận tất cả:“Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl1:24).

Đức Kitô đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ để thực hiện sứ vụ cứu độ cả thế giới và mọi thời đại. Giáo hội được trở thành Tân Nương và chính Ngài là Đầu của thân mình. Chúng ta là các chi thể trong Nhiệm Thể Ngài. Chúng ta thông phần đau khổ với đau khổ của mọi người và của chính mình. Đức Kitô đồng hóa với chúng ta, nhất là với những người đau khổ:“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).Vậy tại sao chúng ta lại không muốn đồng hóa với Ngài?

Đức Kitô mặc lấy nhân tính để cứu độ nhân loại, tôi chắc chắn Ngài cũng cứu độ sự đau khổ. Đau khổ mà chúng ta trải qua có thể được kết hiệp với Đức Kitô ngay cả sau khi sự phục sinh được giải thích cho Saolê rằng“chính Ngài đang bị bắt bớ”. Đau khổ của Đức Kitô vẫn tiếp diễn trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo hội, vì chúng ta sống trong một thế giới được cứu độ nhưng chưa được cứu thoát. Kết hiệp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Đức Kitô là chúng ta chịu đau khổ vì Nhiệm Thể Đức Kitô (x. Cl 1:24).

Thật ra “Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7:27b). Như vậy, chúng ta cũng phải“hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12:1). Nghĩa là tôi trải nghiệm chính mình vàngười khác cũng được hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô dành cho người chịu đau khổ (và cả tôi nữa). Khi tôi thông phần đau khổ của người khác, tôi cố gắng thông phần đau khổ của Đức Kitô và của chính mình.

S.O.S., lạy Thầy Giêsu, con tín thác nơi Ngài, xin cứu độ và cứu thoát con!
 

TRẦM THIÊN THU(chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)