18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 5)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 22)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 19)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...

BA BÀI VIẾT RẤY HAY

25 Tháng Tám 202112:13 CH(Xem: 808)

fatima 25BA BÀI VIẾT RẤY HAY

1. 10 ĐIỀU CỦA FATIMA BỊ QUÊN LÃNG

Trong khi nhiều người mộ mến Fatima biết các khía cạnh quan trọng nhất trong Sứ Điệp của Đức Mẹ và nhiều sự việc khác nhau chung quanh các cuộc hiện ra, thì có các chi tiết hay các sắc thái nào đó có lẽ vẫn còn bị bỏ sót. Chúng tôi cả dám nêu lên một vài điểm để nghiên cứu và suy nghĩ với hy vọng các chi tiết hay sắc thái ấy sẽ giúp cho việc nhận định tốt hơn ý nghĩa của Sứ Điệp Fatima.

1/ Cuộc hiện ra lần thứ 7:

Đức Mẹ đã hiện ra 6 lần tại Fatima từ tháng 05-1917 đến tháng 10-1917. Tuy nhiên, trong lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ nói rằng Mẹ sẽ trở lại Cova di Iria, là nơi Mẹ hiện ra, lần thứ bảy. Theo lời Đức Mẹ nói :

“Mẹ đến đây để xin các con đến đây trong 6 tháng liên tiếp vào ngày 13 mỗi tháng trong cùng một giờ này. Sau đó, Mẹ sẽ bảo cho các con biết Mẹ là ai và Mẹ muốn gì. Rồi sau đó, Mẹ sẽ trở lại nơi đây một lần thứ bảy.”

Mặc dù các chuyên gia về sự kiện Fatima có những ý kiến riêng của họ khác nhau có liên quan đến việc giải thích sự kiện Fatima, nhưng không có gì phản lại Đức Tin gây cản trở cho người Kitô hữu hy vọng và tin tưởng rằng lời hứa này sẽ được thi hành trong một tương lai gần. Chắc chắn đó là một sự kiện vinh quang và độc đáo nhất mà người Kitô hữu có thể háo hức mong chờ, đặc biệt trong thời buổi hoang mang ly loạn của chúng ta. Có lẽ, cuộc hiện ra lần thứ bảy sẽ mở ra thời kỳ hòa bình mà Thánh Louis Grignon de Montfort đã diễn tả như là Triều Đại của Đức Mẹ Maria và là thời kỳ mà Đức Mẹ đã tiên báo sự Vinh Thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.

2/ Kinh Mân Côi và Luyện Ngục:

Cũng nhân dịp trên, Đức Mẹ đã tiết lộ cho 3 trẻ biết rằng Francisco phải lần hạt Mân Côi nhiều hơn trước khi được lên Thiên Đàng, và Mẹ cũng cho biết rằng một người tên là Amelia nào đó sẽ phải ở Luyện Ngục cho đến ngày tận thế.

Ở đây, Đức Mẹ lặp lại việc thực hành bổ ích là đọc Kinh Rất Thánh Mân Côi như một phương tiện để cứu rỗi linh hồn và Mẹ đưa Kinh Mân Côi ra như một sự bảo đảm cho chuyến đi chắc chắn lên Thiên Đàng của Francisco – chắc chắn là một lời khuyên nhủ có giá trị của Đức Nữ Vương Trời Đất.

Mẹ cũng chỉ ra sự hiện hữu thực sự của Luyện Ngục, và thậm chí Mẹ còn trích dẫn một thí dụ nổi bật về một linh hồn khốn khổ nhưng đã được cứu vớt, linh hồn ấy sẽ phải chịu thanh luyện trong lửa cho đến ngày tận thế. Theo nghiên cứu của Cha Sebastião Martins dos Reis, Amelia đã qua đời trong các tình trạng nhục nhã về các vấn đề có liên quan đến đức khiết tịnh.

Cũng tương tự như sự kiện này, một sự kiện gây sửng sốt điếng người đối với Cha Thomas McGlynn thuộc Dòng Đa Minh là trong một buổi phỏng vấn, Sơ Lucia nhớ đến một tình trạng bi thảm hơn là có những linh hồn phải chịu lửa Hỏa Ngục muôn đời vì một tội trọng duy nhất !

3/ Sự khác nhau giữa Thiên Thần hiện ra và Đức Mẹ hiện ra

Cảm nghiệm về mặt tâm lý, tình cảm và thể lý của các trẻ mục đồng Fatima với Thiên Thần Hộ Thủ của Bồ Đào Nha và Đức Mẹ là khác nhau. Sơ Lucia viết trong tập Hồi Ký :

“Con chẳng biết tại sao, nhưng thực tế là các cuộc hiện ra của Đức Mẹ đã có một tác động rất khác nhau nơi chúng con. Có cùng một niềm vui sướng thân tình, cùng một sự bình an và niềm hạnh phúc. Nhưng thay vì mệt mỏi về thể xác, chúng con cảm thấy một sức sống chan hòa mãnh liệt, một cảm giác hân hoan thay vì cảm giác bị thiêu hủy trong sự Hiện Diện của Thiên Chúa, một niềm hăng hái truyện trò cởi mở nào đó thay vì khó nói chuyện…”

Một tương phản hoàn toàn giữa Thiên Thần và Đức Mẹ, đó chính là bản tính của Thiên Thần và của Đức Mẹ. Bản tính của Thiên Thần là thuần túy thiêng liêng; trong khi bản tính của Đức Mẹ là xác thịt và tinh thần, thể xác và linh hồn. Bản tính cao trọng của Thiên Thần đã làm kiệt nhiều năng lực của 3 trẻ, để lại trong họ một trạng thái bị thiêu hủy.

Vì các trẻ có cùng bản tính tự nhiên như Đức Mẹ, ta có thể suy đoán rằng điều này sẽ giải thích lý do tại sao các trẻ lại cảm thấy dễ chịu với Đức Mẹ hơn. Bản tính loài người mà các trẻ chia sẻ với Đức Mẹ đã tìm được một sự hòa hợp sống động thoải mái với Đức Mẹ. Ta có thể cảm thấy được sự quả quyết và tin tưởng trong sự quan sát và trong cảm nghiệm của Lucia, đó là, và quả thật, Đức Mẹ đã được lên Trời cả hồn lẫn xác – là một tín điều.

4/ Tầm quan trọng của cầu nguyện, đền tội, làm việc hy sinh và hãm mình để hoán cải tội nhân

Trong khi sự thật nói trên là chủ đề được lặp lại thường xuyên trong Sứ Điệp của Đức Mẹ Fatima, thì người Kitô hữu phải hiểu như thế nào và tại sao lại như thế; nhất là trong tâm trí con người hiện đại, khái niệm hãm mình và sám hối đang bị phai nhạt đi hay đơn giản là bị gạt sang một bên như thời cổ đại hay thời trung cổ.

Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đạo đức tràn lan khắp thế giới đòi hỏi phải tiếp tục cầu nguyện, đền tội và làm việc hy sinh đã thúc đẩy 3 trẻ, đã thực hành các điều ấy đến mức độ anh hùng và tột cùng, nhất là bé Francisco và bé Jacinta. Ở đỉnh cao ngây thơ vô tội, hai trẻ này đã hiểu được sự cần thiết của mình và dâng mình một cách đáng phục như các của lễ để chuộc tội. Nhưng lời kêu gọi cầu nguyện và đền tội của Đức Mẹ đưa ra cho các trẻ cũng áp dụng cho những người còn lại trong nhân loại.

Theo Cha Fredrick William Faber, Tiến Sĩ Thần Học, trong tác phẩm “Tấn tới trong đời sống thánh thiện” của Ngài, thì đa phần chúng ta đi đến tình trạng ít nguy tử hơn trong việc thực hành hãm mình, vì nó chế ngự thể xác và đem những niềm đam mê phóng túng nằm dưới sự kiểm soát của ân sủng và ý hướng cao thượng. Nó gia tăng tầm nhìn thiêng liêng của chúng ta và làm cho lương tâm chúng ta nhạy bén hơn nhằm đánh giá được các điều tinh vi để phân biệt được tình trạng không những giữa tội trọng và tội nhẹ mà còn phân biệt được đâu là lỗil ầm và đâu là bất toàn.

Chịu đựng đau khổ dễ dàng trở thành sức mạnh trong việc làm của Thiên Chúa. Vì chẳng phải sự thật là Đức Chúa đã cứu chuộc nhân loại qua cuộc hy tế đẫm máu và sự đau khổ vô biên trên Núi Sọ hay sao ?

Đời sống hãm mình là chính sẽ khuyến khích chúng ta kiên trì cầu nguyện, tặng cho chúng ta sức mạnh chống lại các chước cám dỗ, làm cho chúng ta không thuộc về thế gian và giải thoát tâm hồn chúng ta khỏi các điều dính bén với thế gian và phù phiếm của thế gian.

5/ Vì các cuộc hiện ra, các trẻ mục đồng phải chịu nhiều ngược đãi từ gia đình bạn bè, dân chúng và truyền thông.

Đặc biệt là Lucia phải buồn phiền nhất vì mẹ mình và họ hàng ngờ vực, cũng như vì họ không còn đối xử một cách tình cảm với em nữa. Nỗi đau khổ của em còn trở nên mãnh liệt hơn nữa cho độ tuổi non nớt của em.

Francisco và Jacinta được ở vào tình trạng đỡ hơn trong gia đình các em, vì cha mẹ các em không hề giữ một thái độ thù địch với các cuộc hiện ra. Tuy nhiên, các em không thoát khỏi những lời đùa cợt dí dỏm của hàng xóm láng giềng và không thoát khỏi tiếng cười nhạo của đám người vào hùa trên con đường làng.

Không ít các phương tiện truyền thông theo quan điểm hoài nghi và thế tục thời bấy giờ chịu bỏ qua việc biến các trẻ mục đồng Fatima thành đối tượng chế nhạo và mai mỉa. Báo chí trong khắp quốc gia đã phát động một chiến dịch hận thù quyết liệt và bôi nhọ để gieo nghi ngờ về các cuộc hiện ra.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những sự sỉ nhục ngược đãi chua cay, các trẻ chịu đựng những điều ấy với một sự kiên nhẫn và lòng bác ái đáng nể, luôn quan tâm đến yêu cầu của Đức Mẹ là dâng các việc hy sinh cho ích lợi của những tội nhân khốn khổ. Thật là một tấm gương có tính chất khai tâm mà ta phải bắt chước khi ta gặp phải các điều phiền toái hàng ngày. Ở điểm này đó là điều nhắc nhở ta nhớ đến “con đường nhỏ” của Thánh Nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu.

6/ Các biến đổi cho Lòng Sùng Kính Đức Mẹ trong 5 ngày Thứ Bảy đầu tháng, để thực hành lòng sùng kính được thuận tiện hơn.

Yêu cầu ban đầu của Đức Mẹ là ta phải đi Xưng Tội và Rước Lễ liên tiếp trong 5 ngày Thứ Bảy đầu tháng; đọc một chuỗi Mân Côi 50 Kinh; suy niệm trong 15 phút một mầu nhiệm Mân Côi với mục đích làm việc đền tạ cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria vì tội lỗi loài người.

Tuy nhiên, trong những cuộc thị kiến riêng và trong các cuộc Đức Mẹ hiện ra sau này, Sơ Lucia trình bày với Chúa những nỗi khó khăn mà những người có lòng sùng kính gặp phải trong một số hoàn cảnh để thi hành. Với tấm lòng ân cần và khiêm hạ đoái thương, Chúa đã tỏ ý định nới lỏng phép tắc để dễ người ta tuân theo lòng sùng kính này.

a- Việc xưng tội có thể được làm vào những ngày khác với ngày Thứ Bảy đầu tháng, miễn là ta rước Chúa một cách xứng đáng (không có tội trọng) và có ý chỉ làm việc đền tạ cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội.

b- Thậm chí nếu ta quên thực hiện ý chỉ này, có thể thực hiện vào lần xưng tội kế tiếp, và tận dụng dịp đầu tiên để đi xưng tội.

c- Sơ Lucia cũng nói rõ rằng không cần thiết suy niệm TẤT CẢ các mầu nhiệm Mân Côi trong mỗi ngày Thứ Bảy đầu tháng. Một hay vài mầu nhiệm là đủ rồi.

Với phạm vi rộng do chính Chúa ban, không có lý do gì để người tín hữu ngần ngại hay lần lữa thực hành việc đạo đức này trong tinh thần đền tạ mà Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria khấn thiết nài xin.

7/ Các lý do để Sùng Kính Đức Mẹ trong 5 ngày Thứ Bảy đầu tháng

Điều này có vẻ như có tính học thuật đối với một số người, nhưng ở đây tốt hơn là trình bày một cách tóm tắt các lý do để những lý do ấy khỏi bị lãng quên. Việc sùng kính có các ý chỉ gắn bó với các lý do ấy và ta nên biết rằng các lý do ấy sẽ thêm công đức và thêm sức thuyết phục để thực hành.

Năm ngày Thứ Bảy đầu tháng tương ứng với 5 loại tội và điều báng bổ xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, đó là :

a) Báng bổ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
b) Báng bổ đức khiết trinh của Mẹ.
c) Báng bổ địa vị Mẹ Thiên Chúa của Mẹ, đồng thời khước từ Mẹ là Mẹ của toàn thể loài người.
d) Gieo cấy sự ơ thờ, khinh dể và thậm chí thù hận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào tâm hồn con cái, trẻ thơ.
e) Trực tiếp xúc phạm các ảnh tượng thánh thiêng của Mẹ.

8/ Một phép lạ vĩ đại hơn bị từ chối.

Trong cuộc sống sau này, Sơ Lucia tiết lộ rằng phép lạ mặt trời có thể vĩ đại hơn nếu 3 trẻ mục đồng không bị ông Quận Trưởng Arthur Oliveira Santos bắt cóc, ông ta là một nhà chức trách độc ác quỷ quyệt thuộc Hội Đồng Hành Chính của Vila Novade Ourém.

Ban đầu Sơ biểu lộ chi tiết đáng chú ý này trong cuộc thẩm vấn do Cha Manuel Marques Ferreira thực hiện vào ngày 21-08-1917, hai ngày sau khi Đức Mẹ hiện ra trong tháng này nhưng chi tiết này Sơ đã bỏ quên trong bài thuật lại của mình năm 1941.

Đây là một thí dụ thích hợp về sự vi phạm lấn lướt quyền hạn pháp luật nên các mong muốn của Đức Mẹ không thực hiện được, nhưng Mẹ đã không trừng phạt. Cho dù không phải là lỗi của các trẻ, nhưng thật là buồn thảm cho đám đông người ở Fatima trong buổi trưa ngày 13-10-1917 đã không được chiêm ngưỡng một phép lạ vĩ đại hơn nhiều, nếu không vì chính quyền dân sự đã lừa dối, gian trá và hiểm độc.

9/ Ánh sáng bí ẩn hay Bắc Cực Quang?

Sơ Lucia đã coi là ánh sáng lạ thường chiếu sáng trên bầu trời Âu Châu trong đêm 25 rạng 26-01-1938 từ 8 giờ 45 phút tối đến 1 giờ 15 phút sáng, như một “dấu chỉ vĩ đại”– Đức Mẹ đã tiên báo rằng ánh sáng bí ẩn (ánh sáng lạ) là một dấu chỉ cho biết chiến tranh đang gần đến.

Các nhà thiên văn học và những người hoài nghi đã gạt bỏ lời tiên báo của Mẹ mà cho ánh sáng này là Bắc Cực Quang, mặc dù đặc điểm đáng phải để ý của ánh sáng này chưa từng xảy ra.

Tác phẩm“Các Bí Mật Fatima” đã giải thích khá thú vị :

“Cực quang này xuất hiện ở miền viễn phương phía nam như là Galicia, Tây Ban Nha là nơi sau này sống đời ẩn tu, và Sơ, là một người duy nhất còn sống trong 3 trẻ mục đồng ở Fatima, đã ngay lập tức công nhận rằng đây là một dấu chỉ. Ngay cả Đức Giáo Hoàng Pio XI ở Rôma cũng nhìn thấy ánh sáng này, hiện tượng cực quang chưa từng xảy ra này đi kèm với một âm thanh “răng rắc”, có thể quy cho sự phóng thoát năng lượng trong khí quyển. Thật ra, ở nhiều khu vực Âu Châu đã xảy ra hoảng loạn khi dân chúng kết luận rằng thế giới đang bốc cháy và ngày tận thế đã đến.”

Tờ Nữu Ước Thời Báo phát hành ngày 26-01-1938 đưa tin như sau :

“Luân Đôn – ngày 25-01-1938. Một Bắc Cực Quang hiếm thấy xuất hiện ở phía nam hoặc phía tây Âu Châu đã gieo sợ hãi tại nhiêu nơi trên đất nước Bồ Đào Nha và miền hạ vực nước Áo vào tối hôm nay, trong khi hàng ngàn người Anh chạy túa ra đường phố trong kinh ngạc. Ánh sáng đỏ hoe rực rỡ đã khiến nhiều người cho rằng một nửa thành phố đã bốc cháy. Sở Cứu Hòa Windsor đã được gọi chữa cháy khi người ta nghĩ rằng lâu đài Wnidsor đang bốc cháy. Các ánh sáng lạ đã được thấy tỏ tường ở Ý, Tây Ban Nha, và thậm chí ở Gibraltar. Các đỉnh núi phủ đầy tuyết chìm trong ánh sáng ở Áo và Thụy Sĩ là một cảnh tượng thật đẹp, còn các người lính cứu hỏa thì hóa ra phải săn đuổi các đám cháy không có. Dân làng ở Bồ Đào Nha vội vã chạy ra khỏi nhà trong nỗi sợ ngày tận thế.”

10/ Những lời cuối cùng của Jacinta:

Được đúc luyện bằng đền tội và hy sinh một cách phi thường, bé Jacinta 10 tuổi đã được chứng minh là sớm sinh hoa kết trái và trong nhiều thị kiến của bé có tính tiên tri. Bé đã được Đức Mẹ hiện ra cách riêng nhiều lần và có vô số mạc khải. Đó là sự soi sáng siêu nhiên và trí khôn thánh thiện mà bé được hưởng, đã khiến cho Mẹ Bề Trên Godinho, nữ Giám Đốc trại mồ côi ở Lisbon, nơi Jacinta lưu lại trước khi qua đời trong bệnh viện, chỉ có thể hỏi han bé trong sửng sốt ngạc nhiên:

“Ai đã dạy cho con những điều này vậy?”

Những lời Jacinta phát biểu sau đây cho thấy chiều sâu linh hồn của bé khi đối diện với thế gian mê đắm thối rữa về mặt đạo đức luân lý :

· Tội lỗi làm cho hầu hết các linh hồn phải sa Hỏa Ngục là các tội về xác thịt.

· Để thân xác được trong trắng phải giữ đức khiết tịnh. Để linh hồn được thanh sạch thì không được phạm tội, không nhìn vào những thứ mà người ta không nên thấy, không được ăn cắp, không bao giờ nói dối, luôn nói sự thật tuy sự thật có thể là điều khó nói.

· Sẽ xuất hiện nhiều cách ăn mặc (thời trang) hết sức xúc phạm đến Chúa.Những người phụng sự Thiên Chúa thì không được chạy theo thời trang. Giáo Hội không có thời trang. Chúa luôn luôn là một.

· Các y sĩ không có được hiểu biết sáng suốt để chữa trị bệnh nhân vì họ không có tình yêu của Thiên Chúa.

· Các Linh Mục chỉ nên dành trọn bản thân mình với các việc Giáo Hội. Các Linh Mục phải thanh sạch, hết sức khiết tịnh. Sự bất vâng phục của các Linh Mục và Tu Sĩ với các Bề Trên và với Đức Thánh Cha rất xúc phạm đến Chúa.

· Để trở thành Nữ Tu, cần thiết phải rất thanh khiết trong linh hồn và thể xác.

· Có nhiều cuộc hôn nhân không lành thánh; những cuộc hôn nhân ấy không làm Thiên Chúa vui lòng và không phải là hôn nhân trong Thiên Chúa.

· Giải Tội là Bí Tích của Lòng Thương Xót. Vì thế, ta phải đi xưng tội với niềm tin và niềm vui.

· Mẹ đỡ đầu của con ơi, xin mẹ cầu nguyện thật nhiều cho các nhà cai trị !Khốn cho kẻ nào bách hại Đạo Thánh của Chúa. Nếu chính quyền để cho Giáo Hội được bình an và để cho Đức Tin Thánh được tự do, chính quyền ấy sẽ được Thiên Chúa chúc phúc.

· Chiến tranh chẳng là điều gì cả ngoại trừ là sự trừng phạt tội lỗi thế gian.

· Đức Mẹ không còn có thể cầm giữ cánh tay Con yêu dấu của Mẹ trừng phạt thế gian được nữa. Việc cần thiết là phải làm việc đền tội. Nếu người ta thay đổi cách sống, Chúa sẽ còn miễn phạt thế gian, nhưng nếu thế gian không làm điều ấy thì sự trừng phạt sẽ đến.

Jn.M. Vũ Sơn Bảo dịch theo Ministry Values


2. Lời cảnh báo đáng suy tư: Tâm sự của một cựu Linh Mục

Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.

“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.

Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.

Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.

Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa:

“Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì?" 


Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần.

Càng ngày tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày tôi càng bướng bỉnh và kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.

Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.

Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :

Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rõ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.

Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.

Lời bàn: Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.

Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không?


3. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị xưng tội với một kẻ ăn xin

http://thanhcavietnam.net

Hầu hết quý vị chắc biết đến cái tên Scott Hahn. Ông ta là một học giả vĩ đại về Kinh Thánh và là một mục sư Tin Lành dã cải đạo theo Công Giáo. Scott Hahn có một người bạn là linh mục và vị linh mục này đã đi viếng thành Rome. Ngoài những công việc khác thì linh mục này còn có cuộc hẹn để trò chuyện riêng tư với Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Vào ngày hẹn đó, vị linh mục này còn nhiều giờ rảnh cho nên, như một du khách ngài quyết định ghé vào một vương cung thánh đường để chiêm ngắm và đọc kinh. Ở các bực thềm vào thánh đường hiện diện nhiều kẻ ăn xin, một hình ảnh thường thấy ở Rome.

Trên các bực thềm đó, ngài mường tượng rằng mình nhận ra một người trong số ăn xin đó. Sau khi vào cung thánh và quỳ gối để cầu nguyện thì hình ảnh đó đã đập vào trí nhớ của ngài. Ngài nhớ ra rằng ngài đã quen biết người ăn xin đó ở hoàn cảnh nào. Ngài liền vội chạy ra và đến gần người ăn xin đó và nói:
- “Tôi biết ông mà. Có phải chúng ta cùng vào chủng viện với nhau không ?”

Người đàn ông gật đầu.
- “Vậy thì ông là linh mục phải không ?” ngài nới với người ăn xin. Người này trả lời:

- “Không còn nữa, tôi đã rớt ở tận cuối đường. Xin để cho tôi yên một mình”

Vị linh mục vì đang lo cho cuộc hẹn sắp tới của mình với Đức Thánh Cha nên nói:
- “Tôi phải đi. Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”

Người ăn xin với khuôn mặt quen thuộc đó trả lời:
- “Việc đó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.”

Với lời hứa trên, vị linh mục bỏ lại kẻ ăn xin ở các tầng cấp của thánh đường và khởi sự đi đến nơi hẹn.

Những cuộc hẹn riêng từ này với Đức Giáo Hoàng bao giờ cũng rất khuôn phép. Có một số người cũng được chấp thuận cho hội kiến riêng tư cùng một lúc, và khi Đức Thánh Cha tiến về phía quý vị thì linh mục bí thư của Ngài trao cho Ngài một tràng chuỗi Mân Côi đã được làm phép rồi Ngài sẽ trao nó lại cho quý vị. Ở giai đoạn này thì người ta sẽ hôn nhẫn của Đức Giáo Hoàng và nói một lời tự cõi lòng, chẳng hạn như xin Ngài cầu nguyện cho quý vị, hoặc cám ơn Ngài đã phục vụ cho Giáo Hội.

Tuy nhiên khi Đức Giáo Hoàng tiến đến thì vị linh mục này đã không cưởng được mình nên nói lên câu : “Xin Cha cầu nguyện cho người bạn của con.” Và không những thế, ông còn kể hết cả câu chuyện. Đức Thánh Cha xem ra quan tâm và cam đoan với vị linh mục rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho người bạn của ông. Khi Ngài tiếp tục đi thì Ngài nói nhỏ điều gì đó cho vị phụ tá của Ngài.

Cuối ngày hôm đó, vị linh mục được nhân viên của Tòa Thánh liên lạc bằng điện thoại di động. Họ nói với ngài rằng ngài và người bạn ăn xin, người trước đây là linh mục, cả hai sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng để ăn cơm tối.

Kích động và hiếu kỳ, ngài chạy ngay về thánh đường nơi trước đó ngài đã gặp được người bạn cùng học ở chủng viện. Chỉ còn rải rác vài người ăn xin, và may mắn thay (hay là ơn Chúa) người bạn cũ vẫn còn trong đám này.

Ngài tiến đến người đàn ông và nói:
- “Tôi đã được gặp Đức Giáo Hoàng, và Ngài nói sẽ cầu nguyện cho bạn. Và còn hơn thế, Ngài mời chúng ta đến tư dinh để ăn tối.”

- “Không thể nào !” người đàn ông nói “Hãy nhìn tôi nè. Tôi là đống dơ dáy. Từ lâu tôi không tắm gội … và áo quần nữa …” Thấy hoàn cảnh có vẻ trầm trọng (và hiểu rõ rằng người bạn ăn xin này chính là vé vào cửa của mình để được ăn tối với Đức Giáo Hoàng) vị linh mục nói:

- “Tôi có phòng ở khách sạn, bạn có thể đến đó để tắm và cạo râu, và tôi có y phục vừa cỡ của bạn”.

Và lại nữa, nhờ vào ơn Chúa, người linh mục ăn xin này đã bằng lòng. Và sau đó, họ ra đi để ăn tối với Đức Giáo Hoàng.

Sự tiếp đãi thật là kỳ diệu. Khi gần hết bữa ăn, trước khi dùng đồ tráng miệng, Đức Thánh Cha ra dấu cho vị linh mục nhưng vị này không hiểu Ngài muốn nói gì thì vị bí thư của Ngài nói nhỏ vào tai ông rằng :

“Đức Giáo Hoàng muốn chúng ta ra ngoài.”

Và ngay lúc đó vị linh mục và bí thư đã để Giáo Hoàng lại một mình với người ăn mày.

Sau một thời gian, người ăn mày bước ra khỏi phòng nước mắt ràn rụa.

-“Chuyện gì đã xảy ra trong đó ?” vị linh mục hỏi.

Một câu trả lời không ngờ và đáng chú ý là:

-“Đức Giáo Hoàng muốn tôi hãy cho Ngài xưng tội.” Người ăn mày nghẹn ngào.

Sau khi chấn chỉnh lại tư thế, người đàn ông nói tiếp:

-“Tôi nói với Ngài:

‘Lạy Đức Thánh Cha, hãy nhìn con đây. Con chỉ là tên ăn mày. Con không phải là linh mục. ’

”Đức Giáo Hoàng nhìn tôi và nói:

‘Con ơi, một khi đã là linh mục thì luôn là linh mục, và có ai trong chúng ta lại không phải là ăn mày ? Cha cũng đến trước mặt Thiên Chúa như một tên ăn mày xin Ngài tha thứ cho những tội lỗi của Cha. ’

Tôi kể cho Ngài rằng tôi không còn đủ điều kiện để đứng chung trong Hội Thánh nữa, và Ngài đã cam đoan với tôi rằng với quyền hạn là Giám Mục thành Rôma, Ngài có thể tái kết nạp tôi ngay lúc đó và tại đó.”

Người đàn ông cho biết là đã từ lâu ông không làm phép giải tội cho nên Đức Giáo Hoàng phải giúp ông đọc lại lời phép giải tội. Vị linh mục bạn hỏi :

-“Nhưng mà ông ở với Ngài thời gian lâu. Chắc hẳn là Ngài xưng tôi không lâu đến thế.”

-“Không," ông bạn trả lời, “Nhưng sau khi tôi nghe Ngài xưng tội, thì tôi xin Ngài hãy nghe tôi xưng tội của tôi.”

Những lời cuối cùng mà Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị nói với đứa con hoang đàng đã được thốt ra theo cung cách của một sự ủy nhiệm. Đức Thánh Cha đã trao cho vị linh mục vừa mới được hòa giải một nhiệm vụ đầu tiên:

Hãy đi và rao giảng cho những kẻ vô gia cư và hành khất trên các bực thềm của ngay cái nhà thờ mà ông ta vừa từ đó đến. Ông gật đầu chấp nhận.

Kim Hà sưu tầm, 2021