25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 6)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 8)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 59)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 59)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 56)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Ga 6,54a.60-69 :

21 Tháng Tám 20218:58 CH(Xem: 349)

22-8sLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Ga 6,54a.60-69

Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

54a Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã tuyên bố : “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời.” 60 Nghe vậy, nhiều môn đệ của Người liền nói : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?” 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? 62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.

64 “Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.” Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp : “Vì thế, Thầy đã bảo anh em : không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.” 66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.

67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” 68 Ông Si-môn Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69 Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”

SUY NIỆM-TIN VÀ NHẬN BIẾT CHÚA

William Maillis là một cậu bé thiên tài người Mỹ. Mơ ước lớn nhất của cậu là trở thành một nhà vật lý thiên văn, để chứng minh cho giới khoa học rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Khi được hỏi tại sao cậu lại muốn chứng minh điều đó với giới khoa học, cậu trả lời: “Vâng, bởi vì có những nhà khoa học vô thần cho rằng không có Chúa, trong khi trên thực tế thì để tin không có Chúa phải có nhiều đức tin hơn là tin có Chúa… Bởi vì có một cái gì đó tạo ra vũ trụ sẽ hợp lý hơn là vũ trụ tự tạo ra nó.”

Sau khi nghe bài giảng về Bánh Trường Sinh, nhiều môn đệ đã rút lui và không còn đi theo Đức Giêsu nữa. Họ cho rằng, Đức Giêsu đã nói những điều thật chướng tai. Trong khi đó, ông Phêrô và một số môn đệ khác lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược, khi Phêrô đại diện cho anh em tuyên xưng rằng: “Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”

Giữa một nhân loại đầy những sự ác và vô trách nhiệm, thật khó để tin rằng Thiên Chúa đang hoạt động giữa chúng ta. Thế nhưng, trong những mối nghi ngờ đó, Đức Kitô đã phục sinh, kế hoạch của Thiên Chúa vẫn đang được thực hiện, và nhiều người vẫn vững vàng tuyên xưng niềm xác tín của họ nơi Người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận ra giới hạn của mình để luôn xác tín vào Chúa là Thiên Chúa duy nhất, chân thật và là chủ mọi loài. Amen!

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Đi tu là bỏ đời hay vào đời?

Trong quan niệm cổ truyền tại Việt Nam, đi tu có nghĩa là từ bỏ đời. Thế nhưng người ta thấy từ công đồng Vaticanô II ra như giới tu sĩ đi ngược lại: thay vì bỏ đời, lánh đời, họ lại chủ trương “vào đời”. Tại sao lại có sự thay đổi ấy?

Có lẽ phải thêm rằng không những có người chủ trương “vào đời”, mà lại còn phải “yêu đời” nữa! Để hiểu sự thay đổi ấy, thiết tưởng không những chúng ta phải xem lại sự tiến triển của thần học tại Âu Tây về những giá trị trần thế, nhưng cần phải xét lại cái quan niệm đi tu tại Á đông của mình. Chúng ta phải nhìn nhận rằng ngôn ngữ và tư tưởng của chúng ta chịu ảnh hưởng của Phật giáo không nhỏ: tỉ như chính cái chữ “tu”: phàm ai bỏ gia đình để dâng mình cho Chúa đều gọi là đi tu, không phân biệt là tu làm linh mục hay làm tu sĩ; trong khi mà thần học Kitô giáo phân biệt hai ơn gọi ấy: ơn gọi làm linh mục nhắm đến việc phục vụ cộng đoàn qua các tác vụ; còn ơn gọi làm tu sĩ nhằm đến sự trọn lành đức ái.

Chính vì không hiểu sự khác biệt ấy nên nhiều người không hiểu được tại sao có chuyện đòi xét lại luật độc thân của linh mục: ở Việt Nam mình coi các linh mục cũng là thầy tu, nên đương nhiên là phải giữ độc thân rồi. Thế nhưng, theo quan điểm thần học, các linh mục “triều”, hay muốn dịch sát nghĩa hơn – linh mục “đời” (saecularis) – không phải là tu sĩ. Theo tôi nghĩ thì sở dĩ người Việt mình không hiểu được sự khác biệt về hai ơn gọi như vậy là tại vì trong Phật giáo không có sự khác biệt về đường tu. Đã tu thì phải bỏ gia đình, bỏ đời. Đến đây, chúng ta lại vấp phải một cái khó khăn nữa, về quan niệm “đời” giữa Phật giáo và công giáo.

Khác nhau như thế nào?

Tôi nghĩ rằng tiếng “đời” có thể hiểu theo hai nghĩa: một là theo nghĩa những cái gì tội lỗi nhơ nhớp, trần tục; hai là chính kiếp sống, đời sống, cuộc đời này. Khi nói rằng đi tu bỏ đời, chắc chắn là người Công giáo hiểu là bỏ cái đam mê của đời, tựa như tội lỗi, gian tham, danh vọng, xa hoa, chứ không có nghĩa là từ bỏ cái đời sống này. Đối lại, Phật giáo hiểu cả việc từ bỏ cả cái đời sống này nữa. Chúng ta đừng quên rằng theo đức tin công giáo, chúng ta chỉ sinh ra có một lần, và chỉ sống có một đời ở trần gian này, còn theo Phật giáo, thì kiếp sống là một chuỗi đời sống nối tiếp nhau theo vòng luân hồi và định luật nhân quả. Và chuyện đi tu nằm trong phương thế để thoát khỏi vòng luân hối ấy. Tuy nhiên, chúng ta tạm gác lại vấn đề đi tu và bỏ đời theo quan điểm Phật giáo, để trở lại vấn đề đi tu theo công giáo.

Theo công giáo thì đi tu là bỏ đời vì đời xấu xa tội lỗi, phải không?

Phải thú nhận rằng trải qua dòng lịch sử, quan niệm đời là tội lỗi xấu xa ảnh hưởng không ít đến chuyện đi tu. Cần phải đi ngược lại nguồn gốc của phong trào đi tu vào hồi thế kỷ IV. Theo một số sử gia, sau thời kỳ cấm cách, Giáo hội không những được tự do hành đạo nhưng còn được dành những ưu đãi của chính quyền Rôma. Đời sống đạo xem ra lỏng lẻo. Trước đây, Giáo hội đã chiến đấu chống lại đời sống lăng loàn của đế quốc Rôma đến nỗi phải chịu bách hại, bây giờ ra như Giáo hội bắt tay với xã hội trụy lạc ấy. Để phản ứng lại, một số Kitô hữu đã bỏ thành thị lên đồng vắng. Họ bỏ đời hiểu cả theo nghĩa không gian, tìm cách xa tránh không giao tiếp với đời, và nếu cần thì phải chiến đấu chống lại chúng. Cũng theo các sử gia ấy, ơn gọi đi tu là ơn gọi tử đạo: trước đây, những Kitô hữu đã phản đối xã hội đồi trụy, và vì thế họ bị bách hại đến nỗi bị giết.

Ngày nay, xã hội không còn đối nghịch với Kitô giáo nữa, nhưng các tu sĩ sẽ tiếp nối cuộc chiến đấu với thế gian, và tình nguyện chịu bách hại không phải bằng gông cùm tra tấn, nhưng là bằng những khổ chế mà họ tình nguyện chấp nhận. Dù sao đi nữa, việc các tu sĩ xa lánh đời được biểu hiện không những qua việc chọn những nơi đồng vắng để tu, nhưng còn qua nhiều hình thức khác nữa nhất là kể cả khi các đan viện nằm giữa khu có dân cư. Tỉ dụ như những bức tường cao, khu nội vi; rồi mỗi lần người tu sĩ ra khỏi tu viện không những là phải xin phép bề trên, mà lại còn phải làm việc đền tội khi trở về, vì đã tiếp xúc với thế gian, tai nghe mắt thấy bao nhiêu điều ô uế.

Nhưng mà đâu phải các tu sĩ đều rút lên đồng vắng đâu, có những tu viện được cất ở giữa thành phố đấy chứ?

Như đã nói ở đầu, trong ngôn ngữ Việt Nam không có sự phân biệt giữa ơn gọi làm giáo sĩ và ơn gọi làm tu sĩ: cả hai đều là đi tu hết. Dĩ nhiên là chỉ có các tu sĩ mới bỏ đời rút lên đồng vắng, còn các giáo sĩ thì vẫn phải ở lại thành thị để lo việc mục vụ. Hơn thế nữa, giữa lòng các tu sĩ, dần dần cũng nảy ra một khuynh hướng mới, đó là bên cạnh những người tìm về đời sống cô tịch, lại có những người cảm thấy cần phải hoạt động giữa đời, quen gọi là làm việc tông đồ. Khuynh hướng này phát triển từ thế kỷ XII-XIII với các Dòng Đaminh, Phanxicô, vân vân, và nhưng dòng này cất nhà giữa đô thị để dễ làm việc.

Tại làm sao lại có hai khuynh hướng trái ngược như vậy? Thưa tại vì cái chữ “đời” có hai nghĩa trong Kinh thánh, nhất là các tác phẩm của thánh Gioan và Phaolô. Một đàng nó ám chỉ những lực lượng xấu xa tội lỗi, đối nghịch lại với Thiên Chúa, với tình yêu. Đôi khi chúng ta gọi là “thế gian”, hay “trần gian” và có người tán thêm: gian dối, gian tham, gian xảo. Dưới khía cạnh ấy, cái đời bị Kinh thánh lên án: anh em đừng chạy theo đời (Rm_12,2); anh em đừng có yêu đời, ai yêu đời thì sẽ không được Chúa yêu (1Ga_2, 15). Mặt khác, tiếng “đời” còn có nghĩa là tất cả những gì mà Chúa đã dựng nên, đặc biệt là thế giới con người, mà chúng ta có thể gọi là trần thế.

Đối với cái trần thế ấy, Giáo hội mang một trách nhiệm phải rao giảng Phúc âm, bày tỏ tình thương cứu độ của Thiên Chúa, và để được như vậy thì phải “vào đời”. Chính vì ý nghĩa hàm hồ như thế nên không lạ gì, đứng trước cái mà chúng ta gọi là đời, người Kitô có thể có thái độ trái ngược, kẻ thì tránh đời, người thì yêu nó. Cái đó tùy theo cách chúng ta hiểu đời là gì. Nếu hiểu nó là những lực lượng tội lỗi thù địch với Phúc âm, thì dĩ nhiên chúng ta phải xa tránh; nhưng nếu hiểu như là những con người cần được đón nhận Tình thương của Thiên Chúa, thì chúng ta có nghĩa vụ phải xích lại gần, để mang Chúa đến cho họ và chia sẻ tình thương Chúa cho họ.

Hiểu như vậy, cho nên từ nay đi tu không cần phải lánh xa đời, nhưng có thể vẫn cứ sống ở giữa đời, phải không?

Trong những thập niên gần đây, xuất hiện trong Giáo hội những tổ chức gọi là tu hội đời: những thành viên tìm cách thánh hóa bản thân và thánh hóa đời ngay từ giữa lòng đời, chứ không lánh xa đời vào các tu viện như trước đây nữa. Tuy nhiên như thế không có nghĩa là các hình thức tu trì cổ truyền đã hết giá trị. Một đàng chúng ta biết rằng người Kitô còn phải tiếp tục chống lại “đời” hiểu theo nghĩa là các đam mê tội lỗi. Trong bản thân của mỗi người chúng ta, chúng ta phải chiến đấu với các yếu tố đời, tựa như tham lam, kiêu căng, cũng như bao dục vọng đam mê khác. Đó là chưa nói tới các hình thức tội lỗi khác nằm trong các cơ cấu xã hội gây ra cảnh bất công, bóc lột.

Ba lời khấn của các tu sĩ nhằm biểu lộ sự chiến đấu chống lại “đời” hiểu theo nghĩa xấu ấy. Và các thành viên của tu hội đời cũng tuyên giữ ba lời khuyên Phúc âm. Tuy nhiên, thần học về đời tận hiến của công đồng Vaticanô II không phải chỉ trình bày các lời khấn như sự từ bỏ các căn nguyên tội lỗi, nhưng còn thêm rằng nhiều điều mà các tu sĩ khước từ tự nó là tốt, tỉ như sự tự do, tình yêu gia đình, nhằm nhắc nhở cho Dân Chúa đến những thực tại còn tốt hơn của Nước Trời mai hậu.

Nói thế thì có nghĩa là trong thế giới mai hậu, tất cả những gì của đời này, dù là xấu dù là tốt cũng sẽ tiêu tan hết hay sao?

Thật khó mà trả lời cách vắn tắt được. Chúng ta tin rằng trong thế giới mai hậu, khi Nước Chúa được thiết lập hoàn toàn, thì sẽ không còn tội lỗi và các vết tích của tội lỗi nữa. Nhưng khi Kinh thánh nói rằng Thiên Chúa sẽ canh tân mọi sư, thì có phải là Ngài sẽ hủy bỏ hết cái thế giới này và xây dựng một thế giới hoàn toàn mới hay không? Ở số 39 của Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, Công đồng vaticanô II đã trả lời một cách dè dặt rằng: những thành quả của con người tựa như nhân phẩm, tình huynh đệ, sự tự do, sẽ được duy trì, tuy sẽ được thanh lọc và biến đổi. Nói khác đi, những giá trị của trần thế không bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng cũng sẽ không được duy trì nguyên si: chúng sẽ được duy trì va canh tân.

Trên thực tế, do kinh nghiệm bản thân, chúng ta biết rằng không có gì thập toàn ở đời này cả. Kẻ cả những tâm tình xem ra cao thượng nhất, tựa như tình phụ mẫu tử, cũng dễ bị vẩn đục bởi những khuynh hướng chiếm hữu ích kỷ. Chính vì vậy, và như đã nói việc các tu sĩ từ bỏ đời không phải chỉ giới hạn vào nhưng đam mê tội lỗi, nhưng còn bao gồm đến cả các giá trị tích cực của đời, nhằm nêu bật sự cần thiết phải tỉnh thức thanh luyện chúng ngõ hầu có thể biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa. Rút cuộc, theo tôi nghĩ, dù bỏ đời dù vào đời hay yêu đời, động lực cuối cùng phải là tình yêu của Thiên Chúa, tiêu chuẩn để xét những gì phải tránh lánh từ bỏ, và những gì cần thực hiện.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.