28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 17)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 20)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 16)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 35)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 61)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 53)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 6,1-6

03 Tháng Bảy 20217:34 CH(Xem: 647)

4-7LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
CHÚA NHẬT TUẦN XIV THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 6,1-6

Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

1 Khi ấy, Đức Giê-su trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo. 2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói : “Bởi đâu ông ta được như thế ? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao ? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì ? 3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a và là anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao ? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao ?” Và họ vấp ngã vì Người. 4 Đức Giê-su bảo họ : “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” 5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó ; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. 6 Người lấy làm lạ vì họ không tin. Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy.

SUY NIỆM-ĐÔI MẮT ĐỨC TIN

Tại một vùng của nước Pháp, dân chúng có tập tục rất lạ: Vào sáng sớm Chúa Nhật Phục Sinh, khi hồi chuông đầu tiên của nhà thờ vang lên, tất cả mọi người đều thức dậy, chạy ra giếng làng để rửa mắt. Nhiều bạn trẻ không hiểu vì sao lại phải chạy ra giếng rửa mắt trong khi gia đình nào cũng có các vòi nước trong nhà. Lúc ấy các vị bô lão mới giải thích: Đó là hình thức cầu nguyện bằng hành động, qua đó dân làng cầu xin Thiên Chúa ban cho họ đôi mắt đức tin mới, để họ thấy Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện sống động giữa họ.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, cư dân tại quê quán của Đức Giêsu mang những đôi mắt bị che mờ bởi sự thân quen, đố kỵ. Vì thế, họ đã không nhận ra Đức Giêsu là Đấng Mêsia và đã không nhận được phép lạ nào, hay nói cách khác, trước thái độ không tin của dân làng, lòng thương xót của Người “đã không thể làm được phép lạ nào tại đó”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy đón nhận mọi biến cố bằng đôi mắt đức tin, để có thể nhận ra Thiên Chúa trong cuộc đời và nhận lãnh lòng thương xót của Người.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin tẩy rửa đôi mắt đức tin của con để con có thể nhận ra Ngài trong cuộc sống hôm nay. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hôn có ý nghĩa gì?

Một thính giả viết thư hỏi rằng: con mới đi dự lễ trao tu phục tại một Dòng tu. Con thấy các tu sĩ ôm nhau hôn hít. Con thấy lố lăng quá. Tại sao có lễ nghi đó? Nó có ý nghĩa gì không?

Chúng ta không thể chối được là nhiều cử chỉ phụng vụ đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương. Trong bối cảnh văn hóa ấy, những cử chỉ đó mang một ý nghĩa sâu đậm, nhưng khi chuyển sang một khu vực văn hóa khác thì chúng trở thành vô nghĩa lố lăng. Tuy nhiên, cần phải châm chế điều nhận xét này với hai điểm sau đây. Thứ nhất, có vài cử chỉ khá tự nhiên, có giá trị vượt lên trên biên cương của bối cảnh văn hóa. Thứ hai, do sự giao lưu giữa các nền văn hóa, nhiều cử điệu dần dần trở nên phổ thông chứ không phải riêng rẽ của nơi phát xuất nữa. Một thí dụ cụ thể của điểm thứ hai là cử chỉ bắt tay khi gặp nhau. Cử chỉ này bắt nguồn từ Âu Tây, nhưng mà ngày nay trở thành thông dụng. Vì thế không ai trách người Việt Nam là lai căng khi họ bắt tay nhau. Tôi nghĩ rằng việc hôn nhau cũng có thể xếp vào loại này, nếu chưa nói được là có thể xếp vào điểm thứ nhất.

Thực vậy, có thể nhiều người sẽ thấy lố lăng nếu thấy hai cô cậu hôn nhau ngoài công viên, bởi vì xem ra hai người bạn trẻ bắt chước mốt đã thấy trong các các phim Âu Mỹ. Tuy nhiên, các bà mẹ hôn con khi bồng bế chúng là một điều rất tự nhiên. Cũng nên biết là trên thế giới có rất nhiều kiểu hôn: hôn trên trán, hôn trên má, hôn trên miệng; đôi khi chỉ là áp má, đụng mũi, hay là ôm choàng lấy nhau. Dù sao, tôi sẽ không muốn khảo cứu phong tục Việt Nam liên quan đến vấn đề hôn hít, nhưng chỉ muốn trình bày ý nghĩa của cử chỉ này dựa theo tập tục của phụng vụ. Cần nhấn mạnh rằng những tục lệ này không có tính cách bất biến, nhưng đã thay đổi theo thời gian. Trong phụng vụ, chúng ta thấy không những có việc hôn nhau (ít, chứ không nhiều đâu), mà còn có việc hôn bái ảnh tượng hay vật dụng thánh nữa.

Hôn nhau là để tỏ tình cảm mến thương nhau, phải không?

Đúng một phần thôi. Như vừa nói trên, khi bà mẹ ôm hôn con thì quả thực là một cử chỉ biểu lộ tình yêu mến. Ta cũng có thể nói như vậy đối với các đôi vợ chồng hay tình nhân. Tuy nhiên, cái hôn còn có ý nghĩa suy phục nữa. Tất cả tùy theo vị trí giữa hai người và tùy chỗ mình hôn. Để bày tỏ tình yêu, người ta hôn nhau trên má, trên miệng, trên trán. Để tỏ dấu suy phục, người ta hôn tay, hôn chân, hôn gót giày. Ở Việt Nam có thành ngữ “phục sát đất”: đây chỉ là một lối nói mang vết tích của một tục lệ đời xưa: khi gặp một người quyền cao hơn mình, thì mình phục sát đất, miệng úp xuống đất, ở nơi mà người ấy đang đứng, đang ngồi hay mới đi ngang qua. Như chị thấy, đó cũng là một kiểu hôn, nhưng không phải để tỏ tình yêu mến cho bằng sự suy phục.

Trong phụng vụ, ý nghĩa cổ điển nhất của việc hôn nhau không phải chỉ để bày tỏ tình cảm thân mật nhưng là để bày tỏ sự hoà giải, bình an. Tục lệ này đã có từ Hội thánh tiên khởi, như ta thấy phản ánh trong nhiều lá thư của thánh Phaolô, chẳng hạn như Roma 16,16: “anh em hãy hôn chào nhau”; 1Cr 16,20: “anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện”. Công thức tương tự được gặp thấy ở cuối thư hai Côrintô (13,12), thư một Têxalônica (5,26).

Hôn thế nào: hôn trên miệng, trên má, hay trên trán?

Tôi không rõ nữa. Điều này có lẽ tùy thuộc phong tục địa phương. Nên biết rằng việc hôn nhau chỉ diễn ra giữa các tín hữu mà thôi. Vì thế không có sự trao hôn giữa các tín hữu với các người ngoai đạo, với các tội nhân đã bị dứt phép thông công, và kể cả với các dự tòng. Vì thế mà trong nghi thức cử hành bí tích khai tâm, có xen kẽ cử chỉ hôn chúc sau khi rửa tội. Bởi vì từ nay trở đi, người tân tòng có thể tiếp nhận nụ hôn của các tín hữu trong các buổi cử hành phụng vụ.

Hôn nhau vào lúc nào?

Thánh Phaolô đã đặt lời mời hôn chào ở cuối bức thư, ra như là để kết thúc một buổi hội họp phụng vụ. Dù sao, có nhiều dạng cử hành phụng vụ. Buổi họp thường xuyên hơn cả là để cử hành Thánh lễ. Việc trao hôn không diễn ra khi các tín hữu chia tay nhau ra về, nhưng là trước khi dâng lễ vật hay trước khi rước lễ. Sự trao hôn mang ý nghĩa hoà giải, dựa theo lời Phúc âm: “Khi bạn sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em co chuyện bất bình với bạn, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23).

Ngày nay đâu còn hôn nhau trong Thánh lễ nữa, phải không?

Vừa có vừa không. Không, theo nghĩa là không còn hôn nhau nữa. Có, theo nghĩa là vẫn còn duy trì một cử chỉ chúc bình an. Thực vậy, trước khi dọn mình rước lễ, linh mục hay phó tế mời gọi các tín hữu: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Ở Việt Nam, chúng ta quay ra bái chào nhau. Bên Âu Mỹ, người ta bắt tay nhau. Duy các linh mục đồng tế trên bàn thờ mới áp má chúc bình an. Như vậy đã có sự thích nghi tùy theo phong tục địa phương. Tuy nhiên, trong lịch sử, ngay tại Âu châu, phong tục đã thay đổi từ lâu rồi. Vào những thế kỷ đầu, khi đi vào nhà thờ, phái nam ngồi một bên và phái nữ ngồi một bên. Vì thế mà các tín hữu trao hôn cách thường tình. Dần dần, không còn sự phân biệt chỗ ngồi giữa hai phái nữa, cho nên việc trao hôn chỉ còn duy trì giữa các tác viên trên bàn thờ.

Đối với các người khác, người ta thay thế việc trao hôn bằng việc hôn kính một đồ thánh, thí dụ như đĩa thánh. Tục lệ này còn được duy trì trong nghi thức cử hành Thánh lễ của Dòng Đaminh cho đến năm 1970. Trong Sách Lễ hiện hành, việc chúc bình an, như đã nói trên đây, được diễn tả tùy theo phong tục địa phương. Sự biến dạng này đã được thực hiện từ thời Trung Cổ đối với bí tích Thêm Sức. Xưa kia, sau khi hoàn tất các nghi thức chính yếu, đức Giám mục trao hôn bình an với người mới được lãnh bí tích. Dần dần, sự trao hôn được thay thế bằng sự vuốt ve trên má. Nhưng có người không hiểu thì giải thích là đức giám mục vả vào má, như dấu hiệu tập luyện cho tín hữu được can trường chịu sỉ nhục vì danh Chúa Kitô. Trong khung cảnh này, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của các nghi thức chúc hôn (hay là ôm nhau) trong các nghi lễ mặc áo, khấn dòng, truyền chức thánh: nó là cử chỉ của tình thân ái, của sự tiếp nhận giữa anh em với nhau trong tình mến Chúa.

Đó là những khi hôn nhau để tỏ tình thân mật, còn khi nào hôn nhau như dấu hiệu suy phục?

Thời xưa, các nô lệ hôn tay ông chủ, các người bại trận phải hôn chân kẻ chiến thắng. Phụng vụ cũng du nhập tục lệ này trong đời sống Giáo Hội. Xưa kia, người tín hữu hôn chân Đức Giáo hoàng khi được vào triều yết. Thời đó, người ta coi là chuyện thường tình, nhưng nay tục này đã bị bãi bỏ vì lỗi thời. Dù sao, đừng nên quên rằng, vào ngày thứ năm tuần thánh, Đức Giáo hoàng, các giám mục, viện phụ, bề trên phải đi rửa chân và hôn chân các thuộc cấp của mình. Thế là huề cả làng! Còn chuyện hôn tay trước đây diễn ra vào dịp Đức Giám mục nhậm chức: các linh mục đến hôn tay để tỏ dấu thần phục. Dần dần thay vì hôn tay thì người ta hôn nhẫn, có khắc thập giá của Chúa. Ngày nay, chuyện hôn tay hay hôn nhẫn cũng trở thành lỗi thời trong Giáo hội; nhưng mà ngoài đời người ta vẫn còn duy trì: trong các buổi tiếp tân, tôi thấy các ông còn hôn tay các bà. Thế mà các bà vẫn cứ mang mặc cảm là bị các ông chèn ép!

Như vậy ngày nay trong phụng vụ, cử chỉ hôn không còn biểu lộ sự tôn kính mà chỉ biểu lộ sự thương yêu thân mật mà thôi, phải không?

Nếu hiểu về cái hôn giữa các phần tử trong Giáo hội thì đúng như vậy. Thời nay, chúng ta có nhạy cảm hơn về sự bình đẳng của hết mọi người. Trước mặt Chúa, tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau. Các chức vị được đặt lên để phục vụ. Tuy vậy, ở bên trên chúng ta còn có Đấng cao cả. Vì thế mà chúng ta cần bày tỏ sự suy phục kể cả qua việc hôn. Thái độ khiêm tốn hơn cả là hôn đất, ra như muốn độn thổ, đồng hóa mình với bụi đất. Thường thì lòng suy phục được dung hoà với tâm tình yêu mến. Chính đó là ý nghĩa của việc hôn bái dành cho các ảnh thánh, vật dụng thánh tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa. Vào lúc tiến ra cử hành Thánh Lễ và trước khi rút lui khi Thánh lễ đã kết thúc, linh mục hôn kính bàn thờ, tượng trưng cho Chúa Kitô. Cử chỉ vừa hàm chứa lòng mộ mến lẫn sự tôn kính.

Điều này cũng hàm ngụ qua việc hôn kính Thánh giá hay ảnh thánh mà mỗi người chúng ta quen làm, chẳng hạn khi rút xâu chuỗi để bắt đầu tràng hạt Mân côi. Trong Thánh lễ, chúng ta thấy linh mục hay phó tế hôn sách Phúc âm sau khi đã công bố Lời Chúa. Các tín hữu cũng hôn kính ảnh thánh, xương thánh, dĩ nhiên với những tâm tình kính mến dành cho Chúa, Đức Mẹ, hay các thánh. Lòng tôn kính mộ mến kèm theo lời cầu khẩn nài xin ngay chính lúc hôn đồ thánh. Dĩ nhiên, các cử chỉ cần đi đôi với tâm tình thì mới có giá trị. Chúng ta đã quá biết rằng trên đời này không thiếu những cử chỉ giả tạo, bề ngoài thì tỏ vẻ âu yếm còn bên trong thì tính chuyện hại nhau. Trong lịch sử Kitô giáo, đã có nhiều người hoặc nhiều nơi đã từ chối việc hôn nhau, không phải tại vì thấy nó lố lăng không hợp với phong tục địa phương, nhưng tại vì họ tới cái hôn của ông Giuđa, cái hôn phản bội. Cử chỉ thân mật đã trở thành dấu hiệu để trao nộp Thầy.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.