17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 20)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 22)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 18)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ SỐNG LỜI CHÚA TIN MỪNG : Mc 14,12-16.22-26

05 Tháng Sáu 20219:15 CH(Xem: 758)

blood1LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Mc 14,12-16.22-26

Đây là Mình Thầy. Đây là Máu Thầy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu ?” 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : ‘Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào ?’ 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta.” 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

22 Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy.” 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa.”

26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.

SUY NIỆM-NGỌN HẢI ĐĂNG GIỮA BIỂN ĐỜI

Một chiếc thuyền nọ ra khơi đánh cá chẳng may rơi vào vùng áp thấp đang hoành hành dữ dội. Mọi sự càng trở nên hãi hùng hơn khi màn đêm buông xuống bủa vây đoàn thủy thủ. Giữa bóng đêm đen nghịt và những đợt sóng cuộn trào như muốn nuốt chửng con tàu, các thuyền viên mất hết niềm tin và hy vọng. Họ muốn buông xuôi.

Bất chợt xa xa lóe lên một thứ ánh sáng kỳ diệu, giây lát lại tắt và rồi lại lóe lên. Đoàn thủy thủ vùng dậy hướng thuyền theo ánh sáng ấy, và họ đến bờ an toàn. Họ đã được cứu sống nhờ đi theo ánh sáng soi đường của ngọn hải đăng.

Có một ngọn hải đăng khác ngày đêm vẫn âm thầm chiếu sáng trong các nhà thờ. Ấy là ngọn đèn chầu. Dẫu nhỏ bé, leo lét nhưng ngọn đèn chầu là dấu chỉ cho sự thấy hiện diện của Đức Kitô nơi bí tích Thánh Thể.

Giữa bóng đêm của tội lỗi, giữa những cuộn sóng của tà thần, giữa những chênh vênh của biển đời,… người Kitô hữu được mời gọi nhìn về phía ngọn đèn chầu để đưa thuyền đời mình tìm về bến bờ Thánh Thể, để nghỉ ngơi dưỡng sức, để kín múc nguồn sức mạnh hầu tiếp tục cho những lần ra khơi kế tiếp.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, đã bao lần chúng con vì thờ ơ mà quên rằng Chúa vẫn đang ở đó, trong hình bánh nhỏ bé để chờ chúng con tìm về bên Ngài. Biển đời nhiều nguy biến, xin cho chúng con luôn khát khao tìm về với Ngài và ở lại bên Ngài, vì chính Ngài là nguồn sống và hạnh phúc đích thực của chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Hôm nay là lễ Mình Thánh Chúa hay là lễ Mình Máu Thánh Chúa ?

Theo lịch phụng vụ, lễ trọng mà chúng ta mừng kính hôm nay là lễ “Mình và Máu Thánh Chúa”, nhưng ở nhiều nơi, người ta vẫn gọi là lễ “Kính Mình Thánh Chúa”. Tại sao vậy? Có phải tại vì sau khi thánh lễ, chỉ có rước kiệu Mình Thánh Chúa chứ không có rước kiệu Máu Thánh Chúa?

Thiết tưởng chúng ta nên phân biệt giữa một bên là bí tích mà chúng ta cử hành, và bên kia là lễ phụng vụ để mừng kính bí tích ấy. Mỗi bên mang những tên gọi khác nhau.

Bí tích mà chúng ta cử hành mang nhiều tên gọi, như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã mô tả ở các số 1328-1332, đó là: Lễ Tạ Ơn (Eucharistia), Bữa tối của Chúa (cena Domini), Bẻ bánh (fractio panis).

Những từ ngữ này đã có trong Tân Ước, nghĩa là ngay từ đầu Giáo Hội. Kế đó là các tên gọi dựa theo truyền thống, như là: Hy tế, Phụng vụ thánh, Hiệp lễ, Misa.

Còn lễ phụng vụ để mừng bí tích thì ra đời muộn hơn 12 thế kỷ. Vào lúc được thiết lập tại thành phố Liege (Bỉ) năm 1246, rồi sau đó được mở rộng ra toàn Giáo Hội năm 1264, lễ được đặt tên là Corpus Domini (nghĩa là Mình Thánh Chúa), và danh xưng này được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Mãi cho đến cuộc cải tổ lịch phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II (1969), tên gọi mới được bổ túc là “Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa”.

Tại sao vậy ?

Có hai lý do chính: một lý do thần học và một lý do phụng vụ. Tôi muốn bắt đầu với lý do thần học trước, đó là chúng ta cử hành bí tích Mình và Máu Chúa Giêsu, chứ không chỉ cử hành Mình Thánh Chúa mà thôi.

Khi thiết lập bí tích này, Chúa Giêsu đã trao cho các môn đệ tấm bánh và chén rượu, và nói: “Các con hãy cầm lấy: Đây là Mình Thầy,... Đây là Chén Máu Thầy”.

“Đây là Mình Thầy” : câu này có ý nghĩa gì?

Tôi không rõ các tín hữu Việt Nam nghĩ gì trong đầu khi nghe nói: “Đây là Mình Thầy”. Mình có thể theo nhiều nghĩa: “mình” có thể ám chỉ “thân mình, thân xác”; “mình” cũng có thể hiểu là mạng sống, chẳng hạn khi chúng ta nói đến các chiến sĩ “bỏ mình vì nước”. Dù sao, để hiểu chính xác ý nghĩa của câu nói, chúng ta cần phải trở lại với bản gốc trong tiếng La Tinh: Hoc est Corpus meum, (tiếng Pháp dịch là corps và tiếng Anh là body) mà ta có thể dịch là “Đây là Thân Thể của Thầy”.

Thân thể là gì? Phải thú thực rằng không dễ gì trả lời câu hỏi này, bởi vì thân thể có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Thân thể có thể hiểu theo một nghĩa hẹp là “thân mình”, nghĩa là loại trừ cái đầu và chân tay. Theo một nghĩa rộng hơn, “thân thể” là cái phần vật chất nơi con người, đối lại với phần linh thiêng gọi là “anima” (tức là linh hồn).

Tuy nhiên nếu áp dụng vào bí tích mà chúng ta đang bàn thì cả hai nghĩa đều không đúng: chúng ta không thể nào hiểu về một Chúa Giêsu không đầu, hoặc là không có linh hồn! Ở đây, chúng ta phải hiểu thân thể như là toàn thể con người Chúa Giêsu. Thánh Gioan Tông Đồ đã hiểu như vậy.

Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa đã trở thành thân xác, nghĩa là đã làm người ở giữa chúng ta, và Người đã trao thân xác ấy làm lương thực cho chúng ta. Điều này càng rõ rệt hơn nữa, khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Này là thân thể của Thầy được trao nộp vì anh em”. Chúa đã trao phó toàn thân của Người cho chúng ta.

Nếu Chúa Giêsu đã trao toàn thân cho chúng ta rồi, thì những lời đọc trên chén rượu có trở nên thừa thãi không?

Đừng quên rằng chúng ta đang phân tích một dấu chỉ của bí tích, chứ không phải một ý niệm siêu hình. Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể trong khung cảnh một bữa tiệc. Trong một bữa tiệc, bánh và rượu được dọn ra. Chúa Giêsu muốn thiết đãi các môn đệ một bữa tiệc, với một điều khác biệt là Người trao cho các môn đệ một thứ lương thực khác, một thứ đồ ăn và thức uống khác, đó là chính Mình và Máu của Người.

Tấm bánh biểu thị cho chính thân mình của Chúa được trao nộp cho chúng ta. Chén rượu nho màu đỏ biểu thị cho máu của Chúa được đổ ra cho chúng ta. Chúng ta nên lưu ý đến các từ ngữ đi kèm theo cử chỉ trao chén rượu, đó là “máu giao ước mới”, “máu đổ ra để cho các con và muôn người được tha tội”.

Tại sao gọi là ‘Máu giao ước’ ?

Đây là một nghi thức thịnh hành trong các xã hội thời xưa, và có lẽ ngay cả ở nước ta nữa. Khi hai người kết ước với nhau, người ta cùng nhau “uống máu ăn thề”. Cử chỉ này có thể hiểu theo hai nghĩa: một nghĩa tích cực và một nghĩa tiêu cực.

Theo nghĩa tích cực, những người kết nghĩa cùng uống chung một chén máu, ra như họ trở thành họ hàng máu mủ với nhau (quen gọi là “huyết tộc”). Theo nghĩa tiêu cực, việc uống máu trở thành một lời đe doạ dành cho kẻ nào phản bội giao ước: họ sẽ bị cắt cổ, mất máu giống như con vật.

Có lẽ vết tích của nghi thức này còn lưu lại nơi lễ ký giao ước giữa Thiên Chúa với ông Abraham, được Sách Sáng Thế thuật lại ở chương 15: người ta xẻ đôi con vật ra, rồi xếp thành hai dãy, ở giữa để một lối cho người kết ước đi ngang.

Dù sao, những lời nói của Chúa Giêsu có lẽ muốn nhắc đến lễ ký kết giao ước trên núi Sinai, được kể lại trong sách Xuất Hành chương 24 với một nghĩa tích cực. Ông Mosê đọc bản luật giao ước, dân Israel bày tỏ sự ưng thuận; kế đó ông Mosê rảy trên toàn dân máu của bò đã được sát tế.

Nghi thức này dường như muốn diễn tả sự thông truyền sự sống: Thiên Chúa muốn truyền thông sự sống cho dân Israel, kết nạp họ vào dòng tộc máu mủ của Người. Ở nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu thiết lập giao ước mới, đã được các ngôn sứ Giêrêmia và Edekiel loan báo, một giao ước bình an, được khắc trong con tim chứ không khắc trên bia đá nữa; Người muốn dẫn đưa họ vào tình nghĩa thân thiết với Thiên Chúa.

Còn những lời ‘máu đổ ra’ có ý nghĩa gì?

Những lời này bổ túc cho ý nghĩa vừa nói. Trong ngôn ngữ hằng ngày, “đổ máu” thường ám chỉ sự giết người (chẳng hạn như: một tai nạn đổ máu, hoặc cuộc xung đột đổ máu). Chén rượu mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ là biểu tượng cho việc Người bị đổ máu, nghĩa là cái chết mà Người sắp phải chịu trên thập giá.

Nhìn từ bên ngoài thì đó là sự sát nhân, một cái chết do bạo lực; thế nhưng, Chúa Giêsu lại coi đó như một hy lễ đền tội, mà Người tự ý lãnh nhận.

Các tác giả Tin Mừng so sánh cái chết của Người như là cái chết của con chiên sát tế, nhờ đó mang lại ơn tha thứ cho toàn thể nhân loại. Đề tài này được giải thích sâu rộng trong lá thư gửi Do Thái, chương 9.

Như vậy, qua cử chỉ trao bánh và rượu cho các môn đệ, Chúa Giêsu muốn nói đến việc Người trao nộp mạng sống cho nhân loại, mà Người coi như là những bạn hữu. Vì thế họ được mời gọi hãy đến ăn bánh và uống rượu, để thông dự vào hiến tế của Người, thông dự vào chính tình yêu trao hiến của Người, như Thánh Phaolô đã viết trong thư thứ nhất cho giáo đoàn Corinto (10,16) .

Nơi Tin Mừng Thánh Gioan, việc ăn Mình và uống Máu Chúa đưa đến một sự hiệp thông sự sống: “Thân mình tôi thật là của ăn; máu tôi thật là của uống. Ai ăn thân mình tôi và uống máu tôi, thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,55-56).

Đó là ý nghĩa thần học của bí tích Mình và Máu Chúa. Còn ý nghĩa phụng vụ của lễ thì sao ?

Trên đây, chúng ta đã nhắc đến việc thiết lập lễ kính Mình Thánh Chúa (Corpus Domini) hồi thế kỷ XIV: một trong những lý do là để chống lại những lạc giáo không tin sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích. (Chúng ta cũng đừng quên những việc tôn kính Mình Thánh Chúa vào ngày thứ Năm tuần thánh, ngày kỷ niệm thiết lập bí tích). Còn lòng tôn kính Máu Thánh Chúa thì phát triển muộn hơn, vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX ở Italia.

Năm 1822, Thánh Gasparre del Bufalo xin Tòa Thánh cho phép cử hành lễ kính Máu Thánh Chúa trong hội dòng do người sáng lập, được cử hành vào Chúa Nhật đầu tháng 7. Phong trào này bành trướng không những trong nước Ý mà còn trong nhiều nước khác, đến nỗi nhiều nơi dành tháng 7 để cho việc tôn kính Máu Thánh Chúa, cũng tương tự như tháng Sáu dành cho Thánh Tâm. ĐTC Piô IX mở rộng lễ này ra cho toàn thể Giáo Hội và ấn định cử hành vào ngày 1 tháng 7.

Vào năm 1960, ĐTC Gioan XXIII, một người tôn sùng đặc biệt với Máu Thánh Chúa, đã soạn một kinh cầu kính Máu Thánh (hoặc Bửu huyết). Thế nhưng, cuộc cải tổ lịch phụng vụ sau Công Đồng Vaticanô II đã sáp nhập lễ kính Máu Thánh Chúa vào chung với lễ kính Mình Thánh Chúa. Vì lý do đó, tên gọi của lễ được sửa lại thành “Lễ trọng kính Mình và Máu rất thánh của Chúa Giêsu” (Sollemnitas Sanctissimi Corporis et Sanguinis Christi).

Việc sát nhập hai lễ hợp với thần học và kinh thánh hơn, bởi vì như đã nói trên đây, Chúa Giêsu thiết lập bí tích qua việc trao ban Mình và Máu của Người cho chúng ta. Chúng ta cũng được mời gọi hãy ăn Mình và uống Máu của Người. Tuy nhiên, trên thực tế, đề tài “Máu Thánh Chúa” (hoặc bửu huyết chưa được phổ biến lắm) vì thế người ta vẫn tiếp tục gọi lễ này là lễ Mình Thánh Chúa, hoặc là Lễ Thánh Thể.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.