26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 24)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ HAI TUẦN VI PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Cv 16,11-15

09 Tháng Năm 20219:14 CH(Xem: 566)

14-2ssLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ HAI TUẦN VI PHỤC SINH
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Cv 16,11-15

Chúa mở lòng cho bà Ly-đi-a để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

11 Hồi ấy, chúng tôi xuống tàu ở Trô-a, đi thẳng đến đảo Xa-mốt-ra-kê, rồi hôm sau đến Nê-a-pô-li. 12 Từ đó chúng tôi đi Phi-líp-phê là thị trấn quan trọng nhất trong hạt ấy của tỉnh Ma-kê-đô-ni-a, và là thuộc địa Rô-ma. Chúng tôi ở lại thành đó mấy ngày. 13 Ngày sa-bát, chúng tôi ra khỏi cổng thành, men theo bờ sông, đến một chỗ chúng tôi đoán chừng có nơi cầu nguyện. Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện với những phụ nữ đang họp nhau tại đó. 14 Có một bà tên là Ly-đi-a, quê ở Thy-a-ti-ra, chuyên buôn bán vải điều. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa ; bà nghe, và Chúa mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói. 15 Sau khi bà và cả nhà đã chịu phép rửa, bà mời chúng tôi : “Các ông đã coi tôi là một tín hữu Chúa, thì xin các ông đến ở nhà tôi.” Và bà ép chúng tôi phải nhận lời.

Đáp ca : Tv 149,1-2.3-4.5-6a và 9b (Đ. c.4a)

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

1Hát lên mừng Chúa một bài ca mới,
ngợi khen Người trong cộng đoàn những kẻ hiếu trung !
2Hỡi Ít-ra-en, nào hoan hỷ,
vì có Chúa là Đấng tạo thành ngươi.
Con cái Xi-on, hãy nhảy mừng,
vì được Chúa làm Vua hiển trị.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

3Mừng Thánh Danh, nào dâng điệu vũ,
nhịp trống hoạ đàn theo khúc hoan ca.
4Bởi vì Chúa mến chuộng dân Người,
ban cho kẻ nghèo hèn được vẻ vang chiến thắng.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

5Kẻ hiếu trung hãy vui mừng rạng rỡ,
nào phủ phục mà cất tiếng reo hò,
6amiệng vang lời tán dương Thiên Chúa.
9bĐó là niềm vinh dự cho mọi kẻ trung hiếu với Người.

Đ. Chúa mến chuộng dân Người.

Tung hô Tin Mừng : x. Ga 15,26b.27a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “Thần Khí sự thật sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng về Thầy.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Ga 15,26 – 16,4a

Thần Khí sự thật sẽ làm chứng về Thầy.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

15 26 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. 27 Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.

16 1 “Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2 Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3 Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4a Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.”

SUY NIỆM-LÀM CHỨNG CHO CHÚA

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà người ta hoài nghi khi đối diện với sự thật. Đức Bênêđictô XVI đã nhiều lần nói về thuyết tương đối, tức khuynh hướng cho rằng không có gì là vĩnh viễn và sự thật được ban cho từ sự ưng thuận hay từ điều chúng ta muốn.

Đức Giêsu chính là Sự Thật viên mãn của mọi thời đại, “đã thành nhục thể” (Ga 1,1.14), đã đến giữa chúng ta để chúng ta nhận biết sự thật. Sự thật không được hiểu như là một sự vật, nhưng là sự gặp gỡ; không là một sở hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Nhân vị.

Thần Khí Sự Thật hoạt động trong tâm hồn chúng ta làm sống lại “cảm thức đức tin” (sensus fidei). Thật vậy, Giáo hội khẳng định rằng, Dân Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn quyền, gắn bó với đức tin được thông truyền một cách bất diệt, đào sâu nó với sự phán đoán ngay thẳng và áp dụng nó một cách tràn đầy hơn vào trong cuộc sống (LG, số 12)

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin ban Thánh Thần xuống trên chúng con, để Người hướng dẫn chúng con đến Sự Thật là chính Chúa. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

ĐTC Phanxicô: Không có đối nghịch giữa cầu nguyện chiêm niệm và hành động

Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến vào sáng thứ Tư 05/05, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày về đề tài chiêm niệm. Theo ngài, không có đối nghịch giữa cầu nguyện và hành động. Trong Tin mừng chỉ có một tiếng gọi duy nhất, đó là theo Chúa trên con đường tình yêu. Bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau.

Đức Thánh Cha giải thích rằng chiêm niệm là một hành động của trái tim mà qua đó chúng ta ngắm nhìn Chúa Giê-su với đức tin, âm thầm suy tư về những lời nói và mầu nhiệm cứu độ của Chúa. Như người nông dân chất phác ở Ars đã nói với Thánh Gioan Vianê: khi cầu nguyện trước Nhà Tạm Thánh Thể, “Tôi nhìn Chúa và Người nhìn tôi”.

Khi ngắm nhìn Chúa theo cách này, chúng ta cảm nhận được ánh mắt yêu thương của Người dành cho chúng ta và tâm hồn chúng ta được thanh tẩy. Điều này cũng giúp chúng ta nhìn người khác dưới ánh sáng của chân lý và lòng trắc ẩn mà Chúa Giê-su mang đến cho tất cả mọi người. Chính Chúa Kitô là gương mẫu cho mọi cách cầu nguyện chiêm niệm: giữa lúc đang hoạt động trong sứ vụ công khai, Người luôn dành thời gian cho việc cầu nguyện, điều diễn tả sự hiệp thông yêu thương của Người với Chúa Cha.

Đức Thánh Cha cầu nguyện rằng qua việc cầu nguyện, chúng ta được kiên trì kết hiệp với Chúa trên con đường tình yêu, nơi chiêm niệm và bác ái hòa làm một. Vì, như Thánh Gioan Thánh Giá, bậc thầy vĩ đại về cầu nguyện chiêm niệm của Giáo hội dạy chúng ta: một hành động yêu thương thuần túy hữu ích cho Giáo hội hơn tất cả những việc làm khác gộp lại.

Bản chất chiêm niệm của con người

Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nhận định: “Chiều kích chiêm niệm của con người - chưa phải là lời cầu nguyện chiêm niệm - hơi giống như “muối” của cuộc sống: nó mang lại hương vị, nó ướp nồng ngày sống của chúng ta. Chúng ta có thể chiêm niệm bằng cách ngắm nhìn mặt trời mọc vào buổi sáng, hoặc nhìn những hàng cây vươn mình trong sắc xanh của mùa xuân; chúng ta có thể chiêm niệm bằng cách nghe nhạc hoặc nghe tiếng chim, đọc sách, ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật hoặc nhìn vào kiệt tác đó là khuôn mặt con người…”

Nhắc lại lá thư mục vụ đầu tiên của Đức Hồng y Carlo Maria Martini trong sứ vụ giám mục giáo phận Milan, có tựa đề “Chiều kích chiêm niệm của cuộc sống”, Đức Thánh Cha nhận xét: “Trong thực tế, những người sống trong một thành phố rộng lớn, nơi mà mọi thứ - chúng ta có thể nói - là nhân tạo và nơi mọi thứ đều hoạt động, có nguy cơ mất khả năng chiêm niệm. Trước hết, chiêm niệm không phải là một cách làm, mà là một cách hiện hữu.

Chiêm niệm, đức tin và tình yêu

Đức Thánh Cha nói thêm rằng chiều kích chiêm niệm trong bản chất của chúng ta đòi chúng ta đi vào trong đức tin và tình yêu trước khi trở thành người cầu nguyện. Ngài nói: “Để là những người chiêm niệm, điều này không phụ thuộc vào đôi mắt, mà phụ thuộc vào trái tim. Và ở đây, người cầu nguyện cầu nguyện như một hành động của đức tin và tình yêu, như là 'hơi thở' của mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện thanh lọc trái tim và nó cũng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, giúp nắm bắt thực tế từ một quan điểm khác.”

Trích dẫn lời của vị thánh Gioan Vianê, Cha sở xứ Ars, mô tả sự biến đổi của trái tim do tác động của cầu nguyện, Đức Thánh Cha nói: “Chiêm niệm là lấy đức tin mà chiêm ngắm Đức Giêsu.” Và trưng dẫn sách Giáo lý Công giáo: “Một người dân quê làng Ars đã từng nói với thánh Gio-an Vianê, cha sở của mình, về những lúc cầu nguyện trước Nhà Tạm. […] Ánh sáng tôn nhan Người soi sáng con mắt linh hồn, dạy cho ta biết nhìn tất cả trong ánh sáng của chân lý và lòng thương xót Người dành cho mọi người" (GLCG, 2715), Đức Thánh Cha khẳng định: “Mọi thứ bắt nguồn từ điều này: từ một trái tim cảm thấy rằng nó được ngắm nhìn cách yêu thương. Khi đó thực tế được chiêm niệm bằng đôi mắt khác.”

Chiêm ngắm Chúa là đủ; không cần nhiều lời

Tiếp tục bài giáo lý, Đức Thánh Cha trích dẫn lời thánh Gioan Vianê: "Tôi nhìn Chúa và Chúa nhìn tôi!", và nhận định: “Sự chiêm niệm yêu thương, tiêu biểu của lời cầu nguyện thẳm sâu nhất, không cần nhiều lời. Chỉ cần một ánh nhìn là đủ. Nó đủ để tin chắc rằng cuộc đời của chúng ta được bao bọc bởi một tình yêu bao la và thủy chung mà không gì có thể chia cắt chúng ta với tình yêu này.”

Đức Thánh Cha nói thêm: “Chúa Giê-su là một bậc thầy về cái nhìn này. Cuộc sống của Người không bao giờ thiếu thời gian, không gian, sự tĩnh lặng, sự hiệp thông yêu thương, điều cho phép sự hiện hữu của một người không bị tàn phá bởi những thử thách không thể tránh khỏi, nhưng duy trì vẻ đẹp nguyên vẹn. Bí quyết của Chúa chính là mối quan hệ của Người với Cha trên trời.”

Sự kiện Chúa biến hình là một ví dụ Đức Thánh Cha dùng để giải thích cuộc sống cầu nguyện của Chúa Giê-su. “Các sách Tin Mừng đặt sự kiện này vào thời điểm quan trọng trong sứ mệnh của Chúa Giê-su khi sự chống đối và chối từ đang gia tăng xung quanh Người. Ngay cả trong số các môn đệ của Người, nhiều người đã không hiểu Người và đã rời bỏ Người; một trong số Mười Hai nuôi dưỡng ý nghĩ phản bội. Chúa Giê-su bắt đầu công khai nói về sự đau khổ và cái chết đang chờ đợi Người ở Giêrusalem. Chính trong bối cảnh đó, Chúa Giê-su đã đi lên một ngọn núi cao cùng với Phê-rô, Gia-cô-bê và Gioan. Tin Mừng thánh Mác-cô kể: ‘Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy' (9, 2-3). Ngay vào thời điểm người ta không hiểu Chúa Giê-su - họ đã bỏ Ngài mà đi, họ bỏ mặc Người vì họ không hiểu - trong thời điểm mà Người bị hiểu lầm, ngay khi mọi thứ dường như trở nên mờ mịt giữa cơn lốc của sự hiểu lầm, đó lại là nơi ánh sáng thần linh chiếu rọi. Đó là ánh sáng của tình yêu thương của Chúa Cha; nó lấp đầy trái tim Chúa Con và biến đổi toàn thể Con người của Người.”

Không có đối nghịch giữa chiêm niệm và hành động

Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại lối suy nghĩ tách biệt chiêm niệm và hành động. Ngài nói: “Một số bậc thầy tu đức ngày xưa hiểu việc chiêm niệm trái ngược với hành động, và đề cao những ơn gọi chạy trốn khỏi thế gian và các vấn đề của nó để dâng mình hoàn toàn cho việc cầu nguyện. Trong thực tế, Chúa Giêsu Kitô, trong con người của Người và Tin Mừng, không có sự đối lập giữa chiêm niệm và hành động. Trong Tin Mừng và trong Chúa Giêsu không có gì mâu thuẫn. Sự đối lập này có thể xuất phát từ ảnh hưởng của trường phái triết học tân Platon, nhưng chắc chắn nó chứa đựng một thuyết nhị nguyên, điều không thuộc về sứ điệp Kitô giáo.”

Tiếng gọi duy nhất trong Tin Mừng: theo Chúa trên hành trình của tình yêu

Và Đức Thánh Cha khẳng định: “Chỉ có một tiếng gọi quan trọng, một lời kêu gọi quan trọng duy nhất trong Tin Mừng, đó chính là đi theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu. Đây là đỉnh điểm và là trung tâm của mọi thứ. Theo nghĩa này, bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau, chúng có cùng một ý nghĩa.

Những phép lạ vĩ đại Ki-tô hữu có thể thực hiện

Đức Thánh Cha kết thúc bài giáo lý bằng việc nhắc lại giáo huấn của Thánh Gioan Thánh giá, một trong những nhà thần bí nổi tiếng nhất và bậc thầy về cầu nguyện chiêm niệm: “Một hành động nhỏ của tình yêu trong sáng sẽ hữu ích cho Giáo hội hơn tất cả những việc làm khác cộng lại. Điều phát xuất từ kinh nguyện chứ không phải từ sự giả định của bản ngã của chúng ta, điều được thanh tẩy bởi sự khiêm nhường, cho dù đó là một hành động yêu thương thầm kín và thầm lặng, là phép lạ vĩ đại nhất mà một Ki-tô hữu có thể thực hiện: Tôi nhìn Chúa và Người nhìn tôi.” Chính hành động yêu thương ấy trong cuộc đối thoại thầm lặng với Chúa Giêsu đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo hội.

Hồng Thủy - Vatican News