22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 34)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 42)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 55)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 53)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 44)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

THÁNH LONG MỘNG PHỐ - LOUIS MONTFORT

28 Tháng Tư 20213:27 SA(Xem: 1081)

28-4ssTHÁNH LONG MỘNG PHỐ - LOUIS MONTFORT

Tiểu Sử-Đời Sống

Thánh Louis-Marie Grignion de Montfort, sinh ngày 31/1/1673 ở Montfort-sur-Meu và qua đời ngày 28/4/1716 ở Saint-Laurent-sur-Sévre, hưởng dương 43 tuổi. Ngài là một linh người Pháp và có thể được phong làm Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài được Đức Lêô XIII phong chân phước năm 1888 và được Đức Piô XII phong thánh năm 1947, với lễ kính hằng năm vào ngày ngài qua đời 28/4.

(Đây là nơi sinh ra của thánh nhân ở Montfort-sur-Meu)

Ngài là đứa con sống sót lớn nhất trong một gia đình đông con của ông Jean-Baptiste Grignion, một công chứng viên, và bà Jeanne Robert là một người đàn bà rất đạo đức. Ngài đã trải qua hầu hết cuộc đời thơ ấu và thiếu thời của mình ở Iffendic, cách Montfort khoảng ít cây số là nơi thân phụ của ngài có một nông trại. Năm 12 tuổi ngài học trường Thánh Thomas Becket của Dòng Tên ở Rennes. Trong thời gian học ở đây, ngài cảm thấy có ơn gọi làm linh mục. Bởi thế, sau đó ngài bắt đầu học triết lý và thần học, vẫn ở cùng trường này. Khi nghe các câu chuyện về một vị linh mục ở địa phương là Cha Julien Bellier, về đời sống của vị này như là một nhà truyền giáo lưu động, ngài được cảm hứng muốn giảng phòng cho thành phần nghèo khổ nhất. Và được sự hướng dẫn của một số linh mục khác, ngài bắt đầu phát triển lòng tôn sùng mạnh mẽ đối với Đức Trinh Nữ Maria.

Bấy giờ ngài được cơ may, nhờ một vị ân nhân, đến Paris để học ở một Chủng Viện Thánh Xuân Bích nổi tiếng cho đến cuối năm 1693. Khi ngài đến Paris thì được biết rằng vị ân nhân này không cung cấp tiền bạc đầy đủ cho ngài, bởi thế ngài ở trọ hết nhà này đến nhà khác giữa những người rất nghèo khổ, trong khi đó ngài đến Đại Học Sorbonne để tham dự những buổi thuyết giảng về thần học. Sau gần 2 năm, ngài đã trở nên rất yếu đau đến phải nằm bệnh viện. Sauk hi rời bệnh viện, ngài ngỡ ngàng thấy mình được giành cho một chỗ ở Chủng Viện Xuân Bích là chủng viện nổi tiếng từng nổi tiếng như một trường phái tu đức của Pháp, được thành lập bởi Jean-Jacques Olier, nơi ngài gia nhập vào năm 1695. Được chỉ định coi thư viện ở đây, ngài đã có dịp đọc hầu hết các sách về tu đức và nhất là về vị thế của Mẹ Maria trong đời sống Kitô hữu, nhờ đó sau này ngài đã chú trọng tới Kinh Mân Côi, với tác phẩm “Bí Mật Kinh Mân Côi”.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1700 và được chỉ định đến Nantes. Các thư từ của ngài trong giai đoạn này cho thấy rằng ngài trở nên băn khoăn vì thiếu cơ hội giảng phòng như ngài cảm thấy ngài được kêu gọi thực hiện. Ngài đã nghĩ tới một số giải pháp khác nhau, thậm chí trở thành một ẩn sĩ, thế nhưng niềm xác tín rằng ngài được kêu gọi để “giảng phòng cho người nghèo” càng trở nên mãnh liệt. Vào tháng 11 năm 1700, tức sau 5 tháng thụ phong linh mục, ngài đã viết như thế này: “Tôi tiếp tục kêu xin trong việc cầu nguyện của tôi cho có được một nhóm nghèo khó và nhỏ mọn thành phần linh mục tốt lành để giảng phòng theo tiêu chuẩn và sự chở che của Đức Trinh Nữ”. Ý nghĩ ban đầu này dần dần đã dẫn ngài tới việc thành lập tổ chức được gọi là “Company of Mary”.

Vì gặp trở ngại với các vị giám mục địa phương trong hoạt động của mình, ngài đã hành hương bằng đường bộ sang tận Rôma để gặp Đức Clement XI để biết được những gì mình cần phải làm. Vị Giáo Hoàng này đã nhận thấy ơn gọi thực sự của ngài và bảo ngài rằng có nhiều phương diện để thực hiện ơn gọi của ngài ở Pháp, và đã sai ngài về lại quê hương của ngài với danh hiệu là Nhà Thừa Sai Tông Đồ.

Qua một vài năm, ngài thực hiện những tuần phòng từ Brittany đến Nantes, và trở thành nổi tiếng như là một vị đại thừa sai. Ở Pontchateau, ngài đã thu hút được cả hằng ngàn người giúp ngài kiến thiết một Đồi Canvê khổng lồ. Nhưng Đồi này đã bị vị giám mục địa phương cấm làm phép vì vị giám mục này nghe rằng nó được lệnh phá hủy từ Vua nước Pháp là người chịu ảnh hưởng của thành phần thuộc bè rối Jansenist. Nhận được tin này, ngài đã nói với hằng ngàn người đang chờ đợi lễ nghi làm phép rằng: “Chúng ta đã hy vọng xây dựng một Đồi Canvê ở nơi đây; chúng ta hãy xây nó trong lòng của chúng ta. Xin ngợi khen Chúa”.

Ngài bỏ Nantes và mấy năm kế tiếp ngài hết sức bận bịu. Ở chỗ ngài liên tục với các cuộc giảng tuần phòng, và bao giờ ngài cũng đi bộ từ nơi này đến nơi kia. Nhưng ngài vẫn tìm giờ để viết lách, với các tác phẩm theo thứ tự là Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria, Bí Mật Maria và Bí Mật Kinh Mân Côi, Luật cho tổ chức Company of Mary và cho dòng Nữ Tử Đức Khôn Ngoan. Ngài cũng sáng tác nhiều bài thánh ca. Sứ vụ của ngài gây được một ảnh hưởng lớn lao, nhất là ở Vendée. Có lần ngài đã bị đầu độc, mặc dù không đến nỗi chết, nhưng làm cho sức khỏe của ngài trở nên suy yếu. Thế mà ngài vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí thiết lập các trường học miễn phí cho các em trai em gái nghèo khổ.

Cuối cùng ngài đã đến Saint-Laurent-sur-Sèvre vào tháng Tư năm 1716 để bắt đầu một tuần phòng cuối cùng. Ngài đã ngã bệnh và qua đời ở đây vào ngày 28, sau khi làm linh mục được 16 năm. Bài giảng cuối cùng của ngài về lòng nhân ái của Chúa Giêsu và về Đức Khôn Ngoan Nhập Thể của Chúa Cha. Hằng ngàn người đã tham dự lễ an táng của ngài ở nhà thờ giáo xứ, và những truyện kể nhiều phép lạ do ngài làm đã được thuật lại. Nơi sinh ra và chết đi của ngài hằng năm có khoảng 25 ngàn người đến kính viếng.

Thánh Montfort sống 16 năm linh mục của mình với đầy những hoạt động nếu nhìn bề ngoài. Thế nhưng, ngài cũng trải qua những ngày tháng thầm lặng để nguyện cầu và viết lách, nhờ đó, những gì ngài muốn nói hay chưa nói sẽ được kéo dài trong tương lai và cho khắp mọi nơi. Thời gian nhiều lần ngài sống ẩn thân này có thể lên tới khoảng 4 năm, tức ¼ cuộc đời linh mục hoạt động với tư cách Thừa Sai Tông Đồ. Nơi ẩn thân của ngài là một cái động ở Mervent, giữa một khu rừng đẹp, ở ẩn cư Thánh Lazarus gần làng Montfort, hay ẩn cứ Saint Eloi ở La Rochelle v.v.

(ẩn cư Saint Eloi ở La Rochelle)

Sự Nghiệp

Ảnh hưởng của Thánh Monfort còn kéo dài tác dụng nơi 4 vị giáo hoàng là Đức Lêô XIII, Piô X, Piô XII và Gioan Phaolô II. Hai vị Giáo Hoàng Lêô XIII và Piô X đều căn cứ vào thánh nhân nơi những văn kiện của các vị và phổ biến nhãn quan Thánh Mẫu của thánh nhân. Cả hai vị giáo hoàng này đã áp dụng việc phân tích Thánh Mẫu của thánh nhân vào việc các vị phân tích về toàn thể Hội Thánh.

Đức Lêô XIII là vị giáo hoàng, bởi lo ngại về những nỗ lực tục hóa muốn hủy diệt niềm tin nơi Chúa Kitô đến nỗi nếu có thể tẩy chay Người khỏi mặt đất này, đã hiến dâng loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, vì theo vị giáo hoàng này, tình trạng băng hoại về lãnh vực đạo lý sẽ dẫn tới thảm họa và chiến tranh. Những gì vị giáo hoàng này linh cảm đã thực sự xẩy ra sau đó không lâu với Thế Chiến Thứ I (1914-1918). Căn cứ vào các bản văn của Thánh Montfort, vị giáo hoàng cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 này cho rằng không thể nào thực hiện việc tái Kitô giáo hóa mà lại thiếu Đức Trinh Nữ Maria, bởi thế, trong 10 bức thông điệp về Kinh Mân Côi vị giáo hoàng này đã truyền bá lòng tôn sùng Thánh Mẫu. Trong Thông Điệp Iucunda Semper Expectatione ngày 8/9/1894, kỷ niệm 40 năm tín điều Vô Nhiễm, vị giáo hoàng này đã nhấn mạnh đến vai trò của Mẹ nơi việc cứu chuộc nhân loại, đề cập đến Mẹ Maria như Đấng Môi Giới và Đồng Công theo tinh thần và ngôn từ của Thánh Montfort. Vị giáo hoàng này đã cố ý chọn thời điểm 1888 để phong chân phước cho thánh nhân vào chính ngày mừng kỷ niệm lễ vàng 50 năm được thụ phong linh mục của mình.

Đức Piô X, trong thông điệp Thánh Mẫu chính của mình là Ad Diem Illum Laetissimum ngày 2/2/1904, kỷ niệm 50 năm tín điều Vô Nhiễm của Mẹ, đã căn cứ rất nhiều vào quan điểm của Thánh Montfort trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria. Thật vậy, ngôn từ của cả bức thông điệp này lẫn tác phẩm của thánh nhân hầu như tương tự như nhau, chẳng hạn như câu: “không có một con đường nào chắc chắn hơn hay sẽ dàng hơn là Mẹ Maria trong việc liên kết tất cả con người với Chúa Kitô”. Vì vị giáo hoàng mở màn cho thế kỷ 20 này rất trọng vọng cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria và ban Phép Lành Tòa Thánh cho tất cả những ai đọc cuốn ấy.

Đức Piô XII, vị thường được gọi là vị đệ nhất giáo hoàng Thánh Mẫu, đã cảm phục tác phẩm “Chỉ Một Mình Thiên Chúa” của thánh nhân. “Chỉ Một Mình Thiên Chúa” cũng chính là câu tâm niệm (motto) của thánh nhân, và được lập lại 150 lần trong các tác phẩm của ngài. Căn cứ vào các tác phẩm của ngài, có thể tóm gọn linh đạo của thánh nhân như sau: “Chỉ Một Mình Thiên Chúa, bởi Đức Kitô Khôn Ngoan, trong Thần Linh, hiệp thông với Mẹ Maria, cho vương quốc của Thiên Chúa”. Trong lễ phong hiển thánh cho tác giả của tác phẩm này vào ngày 27/7/1947, vị giáo hoàng này đã nói: “Chỉ Một Mình Thiên Chúa là tất cả mọi sự cho ngài. Hãy trung thành với gia sản quí báu này, một gia sản được vị đại thánh này lưu lại cho anh chị em. Nó là một gia sản rạng ngời, xứng đáng để anh chị em tiếp tục hy sinh sức lực và sự sống của mình, như anh chị em đã thực hiện cho tới hôm nay”.

Đức Gioan Phaolô II (xin xem những gì vị giáo hoàng này viết về cả tác phẩm lẫn tác giả cùng khẩu hiệu Totus Tuus của vị giáo hoàng này).

Linh đạo « toàn hiến cho Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria » đã tác dụng mạnh trên Khoa Thánh Mẫu Học Công Giáo, cả nơi lòng đạo đức phổ thông lẫn linh đạo của các dòng tu, điển hình nhất là Dòng Đồng Công, một hội dòng đầu tiên do linh mục Việt Nam (Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ) thành lập từ đầu thập niên 1940 cho người Việt Nam. Bắt đầu vào Năm Tập, thành phần thử sinh thực hiện việc tận hiến cho Mẹ Maria. Trong năm tập, Tập sinh phải học hỏi cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của Thánh Montfort. Hằng ngày toàn dòng đọc Kinh Dâng Đoàn tận hiến cho Mẹ Maria. Một trong ba tinh thần chính yếu của hội dòng này là Tận Hiến, tinh thần chính yếu và cao nhất của dòng. Cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria là một trong những tác phẩm Thánh Mẫu gây tác dụng nhiều nhất, điển hình là trường hợp của Đức Gioan Phaolô II.

Với những chủ trương và linh đạo Thánh mẫu nổi bật và chuyên biệt này, Thánh nhân đang là ứng viên để trở thành một trong những vị tiến sĩ của Giáo Hội. Thánh nhân hết sức tin tưởng vào quyền lực của Kinh Mân Côi, và đã viết cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, để chẳng những chứng minh về quyền lực của kinh nguyện này mà còn để chỉ vẽ cách thức hiệu nghiệm để có thể cảm thấy được quyền lực của kinh nguyện huyền diệu ấy. Tác phẩm này cũng đã được dân Công giáo khắp thế giới đọc suốt 2 thế kỷ qua, vừa dễ đọc vừa cảm thức. Nó được coi như là một trong những tác phẩm mở màn cho việc thiết lập khoa Thánh Mẫu Học tân tiến.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

ĐTC Piô XI – Bài nói ngắn trong cuộc phong thánh 21/7/1947 cho Thánh Long Mộng Phố: Bí Quyết của Cha de Montfort

Chắc chắn tất cả mọi thánh nhân đều là những người tôi tớ cao cả của Mẹ Maria và tất cả các vị đều dẫn nhiều linh hồn đến với Mẹ. Grignion de Montfort là một trong những vị thánh đã hoạt động hăng say hơn và hiệu nghiệm hơn trong việc làm cho Mẹ được mến yêu và phụng sự.

Cha de Monfort tôn sùng Thánh Giá và Đức Mẹ – Đặc tính của ngài

Cái mãnh lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tất cả mọi thừa tác vụ tông đồ của ngài và cái bí quyết lớn lao của ngài trong việc thu hút và các linh hồn và mang các linh hồn về cho Chúa Giêsu là lòng tôn sùng của ngài đối với Mẹ Maria. Tất cả mọi hoạt động của ngài đều dựa vào lòng tôn sùng ấy; nơi việc tôn sùng này, ngài đã trao phó tất cả mọi an toàn của ngài: và ngài không thể nào tìm đâu ra một lợi khí hiệu năng hơn cho thời đại của ngài. Để chống lại với thành phần khổ hạnh buồn bã, thành phần sợ hãi u sầu, thành phần bè rối Jansenism ngạo mạn thê thảm, ngài đã thực hiện tình yêu thương con thảo, tin tưởng, thiết tha, quảng đại và hiệu nghiệm của một người tôi tớ nhiệt tình đối với Mẹ Maria, đối với Mẹ là Nơi Nương Náu của các tội nhân, là Mẹ của Ân Sủng Thần Linh, là sự sống của chúng ta, là sự ngọt ngào của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta (theo Kinh Cầu Loreto; và Bài Tụng Ca Hail, Holy Queen).

Vị Trạng Sư của chúng ta, đứng giữa Thiên Chúa và tội nhân, nhận lấy lòng tôn sùng này để kêu cầu lòng xót thương của Vị Thẩm Phán hầu làm nguôi ngoai công lý của Người, để đánh động tâm can của tội nhân và để khắc phục tình trạng cứng lòng của họ. Thâm tín về vai trò của Mẹ Maria theo cảm nghiệm riêng của mình, vị thừa sai này tuyên bố một cách đơn thành tượng hình tất cả kinh nghiệm riêng của ngài là “không một tội nhân nào đã cự lại ngài sau khi ngài lấy tràng hạt chạm vào cổ áo của họ”.

Lòng Thành Thật sùng kính

Ngoài ra, còn cần phải có một lòng sùng kính chân thành và tín trung nữa. Vị tác giả của cuốn “Thành Thực Sùng Kính Trinh Nữ Maria” phân biệt bằng một vài chữ lòng tôn sùng chân thực này với lòng tôn sùng sai lầm và lòng tôn sùng không nhiều thì ít mê tín, một thứ tôn sùng chỉ có những việc thực hành bề ngoài và theo cảm tình nông nổi mà thôi. Một việc tôn sùng như thế dẫn những ai vun trồng nó sống như họ nghĩ là xứng hợp mà vẫn sống trong tội lỗi, cho rằng họ sẽ nhận được một ân huệ ngoại lệ nào đó vào giây phút cuối cùng của họ (Chapter 3).

Việc tôn sùng chân thực, việc tôn sùng truyền thống, việc tôn sùng của Giáo Hội, việc tôn sùng, chúng ta có thể nói, trọn vẹn ý nghĩa Kitô Giáo và Công Giáo, chính yếu nhắm đến việc hiệp nhất nên một với Chúa Giêsu, theo sự hướng dẫn của Mẹ Maria. Hình thức và việc thựa hành lòng tôn sùng này có thể khác nhau theo thời gian, địa điểm và khuynh hướng cá nhân. Trong giới hạn của một thứ tín lý lành mạnh và an toàn, của tính cách chính thống và của phẩm vị nơi việc tôn thờ, Giáo Hội giành cho con cái mình một giới hạn chính đáng. Giáo Hội biết rằng việc tôn sùng thật sự và hoàn hảo đối với Đức Trinh Nữ này không bị ràng buộc với bất cứ một thể thức nào có thể đi đến chỗ một thể thức nào đó cho rằng mình là thể thức độc tôn đối với những thể thức khác.

Đó là lý do, Hỡi Những Người Con Nam Nữ dấu yêu, Chúng Tôi thiết tha hy vọng rằng ngoài những biểu lộ khác nhau về lòng sùng kính đối với Mẹ Thiên Chúa và của con người, anh chị em còn rút lấy được từ kho tàng văn bản và giương sáng của Vị Thánh là những gì làm nên nền tảng cho Lòng Sùng Kính Thánh Mẫu của ngài, cả niềm xác tín mãnh liệt của ngài về việc chuyển cầu quyền năng nhất của Mẹ Maria, việc ngài dứt khoát bắt chước bao nhiêu có thể các nhân đức của Vị Trinh Nữ trong các Nữ Trinh này, và lòng hăng say nồng nhiệt của tình ngài mến yêu Mẹ và Chúa Giêsu.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch