25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 9)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 12)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN III PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc : Bài đọc 1 : Cv 3,13-15.17-19

18 Tháng Tư 202111:19 SA(Xem: 627)

18-4bLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN III PHỤC SINH

SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc :

Bài đọc 1 : Cv 3,13-15.17-19

Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

13 Hôm ấy, ông Phê-rô lên tiếng nói với dân chúng rằng : “Thưa đồng bào Ít-ra-en, Thiên Chúa của các tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đã tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giê-su, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Phi-la-tô, dù quan ấy xét là phải tha. 14 Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. 15 Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết : về điều này, chúng tôi xin làm chứng.

17 “Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đã hành động vì không hiểu biết, cũng như các thủ lãnh của anh em. 18 Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đã thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là : Đấng Ki-tô của Người phải chịu khổ hình. 19 Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xoá bỏ tội lỗi cho anh em.”

Đáp ca : Tv 4,2.4.7.9 (Đ. c.7b)

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

2Lạy Thiên Chúa là đèn trời soi xét,
khi con kêu, nguyện Chúa đáp lời.
Lúc ngặt nghèo, Chúa đã mở lối thoát cho con,
xin thương xót nghe lời con cầu khẩn.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

4Hãy biết rằng : Chúa biệt đãi người hiếu trung với Chúa ;
khi tôi kêu, Chúa đã nghe lời.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

7Biết bao kẻ nói rằng : “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc ?”,
lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

9Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ,
vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa,
ban cho con được sống yên hàn.

Đ. Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.

Bài đọc 2 : 1 Ga 2,1-5a

Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, và tội lỗi cả thế gian nữa.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.

1Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi,
tôi viết cho anh em những điều này,
để anh em đừng phạm tội.
Nhưng nếu ai phạm tội,
thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha :
đó là Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Công Chính.
2Chính Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta,
không những tội lỗi chúng ta mà thôi,
nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa.
3Căn cứ vào điều này,
chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa :
đó là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người.
4Ai nói rằng mình biết Người
mà không tuân giữ các điều răn của Người,
đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy.
5Còn hễ ai giữ lời Người dạy,
nơi kẻ ấy tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 24,32

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Chúa Giê-su, xin mở trí cho chúng con hiểu lời Kinh Thánh. Và khi Chúa phán dạy, xin đốt lòng chúng con cháy lửa nồng nàn. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Lc 24,35-48

Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

35 Khi ấy, hai môn đệ từ Em-mau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo : “Bình an cho anh em !” 37 Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. 38 Nhưng Người nói : “Sao lại hoảng hốt ? Sao lòng anh em còn ngờ vực ? 39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây ?” 40 Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. 41 Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi : “Ở đây anh em có gì ăn không ?” 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. 43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.

44 Rồi Người bảo : “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.” 45 Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh 46 và Người nói : “Có lời Kinh Thánh chép rằng : Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại ; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”

SUY NIỆM-CHÚA VẪN Ở BÊN TA

Có một người mơ thấy trên con đường đời của anh có hai đôi dấu chân in trên cát, mộ t đôi của anh và một đôi của Chúa. Tuy nhiên, những lúc anh đau khổ nhất thì lúc ấy chỉ thấy một đôi dấu chân. Anh thắc mắc tại sao những lúc như thế thì Chúa lại bỏ anh. Chúa trả lời rằng: “Dấu chân ấy là của Chúa vì lúc ấy anh đã được Chúa bồng ẵm trên tay...”

Trong những ngày buồn thảm sau cái chết của Thầy, có hai môn đệ bước trên đường về làng Emmau. Đang khi các ông ngỡ rằng mình đã mất Chúa vĩnh viễn, thì Người đã hiện diện, đồng hành với các ông như một người đi đường, rất thân quen.

Vào lúc các Tông đồ họp nhau trong nhà, Chúa lại hiện ra, rồi mở trí cho các ông hiểu về những lời Kinh Thánh đã chép về Người, rằng: “Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.” Qua đó, Người chỉ rõ con đường vào Nước Trời là con đường của khổ hình Thập giá.

Thế nhưng, dù có phải đối điện với biết bao gian khó ở đời, thì một điều chắc chắn rằng Chúa Phục sinh vẫn luôn hiện diện bên đời các môn đệ, tiếp thêm sức mạnh để các ông chu toàn sứ mạng. Chúng ta đang trên hành trình theo Chúa, chúng ta có nhận ra Chúa vẫn đồng hành với chúng ta cách bí tích qua : Lời Người, Thánh Thể và muôn vàn ân sủng để giúp chúng ta vững bước.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, đôi bàn chân Chúa vẫn in hằn trên bãi cát của cuộc đời con, đôi bàn tay Ngài vẫn đang bồng ẵm con, thế mà nhiều lúc con chẳng nhận ra Ngài. Xin mở lòng mở trí cho con, để con có thể cảm nhận được Ngài luôn ở bên con trong từng phút giây của cuộc sống. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Nguy cơ “mảnh áo chùng Công Giáo” của Chúa Giêsu bị xé thêm

Trong vòng 10 ngày qua, vấn đề chia rẽ trong Giáo Hội Công Giáo lại được một số vị lãnh đạo Công Giáo nói đến, như tiếng chuông cảnh giác các tín hữu cần luôn luôn cố gắng bảo tồn sự hiệp nhất.

Đức Hồng Y Cantalamessa

Thực vậy, trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021 vừa qua do Đức Thánh Cha chủ sự tại Đền Thờ Thánh Phêrô, như thường lệ, ngài không giảng, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, 87 tuổi, dòng Cappucchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng từ 41 năm nay, đã đề cập đến vấn đề chia rẽ nơi các tín hữu Công Giáo.

Đức Hồng Y nhắc đến thông điệp “Fratelli Tutti” của Đức Thánh Cha Phanxicô và nhấn mạnh rằng “Tình huynh đệ được xây dựng từ chúng ta... Tình huynh đệ đại đồng bắt đầu với tình huynh đệ trong Giáo Hội Công Giáo... và tình huynh đệ này đang bị thương tổn! Chiếc áo chùng của Chúa Kitô đã bị xé thành những mảnh do những chia rẽ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng điều không kém trầm trọng hơn, đó là mỗi mảnh áo của Chúa thường bị xé thành những mảnh khác nữa...”.

Đức Hồng Y Cantalamessa đặc biệt mời gọi các tín hữu Công Giáo hãy xét mình về tội chia rẽ vì đây là “công việc tuyệt hảo của ma quỉ, diabolos, tức là kẻ chia rẽ, là kẻ thù gieo rắc cỏ lùng, như Chúa Giêsu đã nói trong một dụ ngôn của Người (xem Mt 13,25). Đức Hồng Y nói: “Chúng ta phải học từ Tin Mừng và gương của Chúa Giêsu. Quanh Người bấy giờ có sự chia rẽ mạnh mẽ về chính trị. Có 4 phe: Pha-ri-sêu, người Sa-du-xê, người theo vua Hê-rô-đê, và những người Zê-lốt, Nhiệt thành. Chúa Giêsu không đứng về phe nào, và Người mạnh mẽ chống lại những toan tính lôi kéo Người về phe này hay phe kia. Cộng đoàn Kitô sơ khai cũng trung thành noi theo chọn lựa đó. Điều này là tấm gương đặc biệt cho các mục tử, họ phải là những mục tử của toàn đoàn chiên, chứ không phải của một phe nào trong đó. Vì thế, họ phải là những người đầu tiên phải nghiêm túc xét mình và tự hỏi mình đang dẫn đoàn chiên đi về đâu: về phe của họ hay là về Chúa Giêsu”.

Qua những lời trên đây, không biết Đức Hồng Y Cantalamessa ám chỉ đến tình cảnh đặc biệt nào. Có báo ở Ý áp dụng vào sự chia rẽ của các tín hữu Công Giáo giữa các đảng phái khác nhau, nhưng cũng có những người nghĩ đến tình trạng chia rẽ về chính trị giữa các tín hữu Công Giáo ở Mỹ, nhất là trong dịp bầu cử tổng thống hồi năm ngoái, người thì ủng hộ ứng cử viên của đảng Cộng hòa, người thì ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ, và trong lãnh vực này, cả vấn đề luân lý đạo đức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ sự sống và luân lý tính dục cũng được nêu lên.

Đức Hồng Y Parolin

3 ngày sau bài giảng của Đức Hồng Y Cantalamessa, trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài phát thanh Công Giáo Cope của Tây Ban Nha, truyền đi chiều ngày thứ Hai sau Phục Sinh, 5/4, Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, bày tỏ lo âu vì những xung khắc giữa phe cấp tiến và bảo thủ trong Giáo Hội Công Giáo và nhận xét rằng tình trạng này chỉ gây thiệt hại cho Giáo Hội.

Theo Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, “có lẽ vấn đề này nảy sinh từ việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rất nhiều về việc cải tổ Giáo Hội và có nhiều lẫn lộn về điều này. Cơ cấu của Giáo Hội, kho tàng đức tin, các bí tích, thừa tác vụ tông đồ là những điều không thể thay đổi được, nhưng toàn thể đời sống của Giáo Hội có thể canh tân”, đó là một cuộc sống “trong đó có những người tội lỗi hoạt động, và vì thế cũng cần được liên tục đổi mới”.

Đức Hồng Y Parolin giải thích rằng “nhiều khi những chia rẽ và chống đối nảy sinh từ sự hiểu lẫm, lẫn lộn, từ sự thiếu khả năng phân biệt giữa điều thiết yếu và không thể thay đổi, với điều không cốt yếu và phải được cải tổ, phải thay đổi theo tinh thần của Tin Mừng”.

Vài phản ứng

Có tờ báo cấp tiến ở Mỹ dựa ngay nhận định của Đức Hồng Y Parolin để phê bình các nhóm Công Giáo bảo thủ không biết phân biệt những điều có thể thay đổi, như Đức Thánh Cha Phanxicô đang làm, và cứ khư khư bảo vệ những luân lý hoặc đạo lý truyền thống để không chấp nhận các cặp đồng phái, truyền chức cho nữ giới, dân chủ hóa cơ chế Giáo Hội, biến việc độc thân linh mục thành điều tùy ý, như Con đường công nghị ở Đức đang cổ võ.

Đức Hồng Y Brandmueller

Cũng liên quan đến lập trường đối nghịch giữa những người bảo thủ và cấp tiến, đặc biệt là hiện tượng nhiều Giám Mục tại các nước nói tiếng Đức, trong đó có các vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục tại Đức và Áo, không kể hàng trăm linh mục và thần học gia ở Đức, ồ ạt phê bình, phản đối thông cáo của Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, trong đó có xác quyết rằng Giáo Hội không có quyền chúc lành cho các cặp đồng phái, vì việc làm này có nghĩa là công nhận các cặp đó như “hôn phối”, và trái với đạo lý của Giáo Hội về hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Il Messaggero (Người sứ giả), ra ngày 3/4/2021 ở Roma, Đức Hồng Y Walter Brandmueller, người Đức, 92 tuổi, nguyên Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về các khoa sử học, xác quyết rằng cuộc ly giáo tại Đức đã bắt đầu rồi. Ngài nói:

“Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể nói về ly giáo khi đang có một tiến trình đưa tới sự tách biệt khỏi sự hiệp thông phẩm trật, khỏi sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Tiến trình này đang tiếp tục và có thể bùng lên trong những tháng tới đây... Ly giáo, nói một cách đơn giản, là phủ nhận sự hiệp thông phẩm trật tới Đức Giám Mục hoặc với Đức Giáo Hoàng, đó là điều đang xảy ra trước mắt chúng ta, chỉ cần xem những tuyên ngôn hoặc phát biểu của bao nhiêu Giám Mục Đức”.

Đức Hồng Y Bradmueller nhắc lại rằng năm ngoái Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã tố cáo nguy cơ ly giáo gần kề của Giáo Hội Đức. Đối với Đức Hồng Y, những chủ đề được các Giám Mục Đức từ nhiều năm nay thảo luận vẫn là những đề tài được đề ra trong Con đường Công nghị khai mạc hồi tháng giêng năm ngoái, 2020, đó là truyền chức linh mục cho phụ nữ, chấp nhận đồng tính luyến ái, chúc hôn cho các cặp đồng phái, cho những người ly dị tái hôn rước lễ.

Đức Hồng Y Brandmueller nói: “Theo ý tôi, tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Đức bị tổn hại không những vì sự phủ nhận hiệp thông phẩm trật, nhưng còn vì sự bất đồng với Huấn Quyền của Hội Thánh. Nhiều khi có thể có những sự bất đồng nhưng không nhất thiết là ly giáo. Tuy nhiên trường hợp này ở Đức hoàn toàn mới, và theo ý tôi thật đáng lo âu”. Giáo Hội Công Giáo tại Đức ngày càng rơi vào những lập trường của Tin Lành, có lẽ họ muốn một Giáo Hội hiệp nhất với Tin Lành”.

Theo Đức Hồng Y Brandmueller, “Phần lớn các tín hữu Công Giáo tại Đức dửng dưng đối với tất cả những vấn đề nói trên. Chúng tôi có một xã hội tục hóa cao độ, sự tham dự Thánh lễ Chúa Nhật cùng lắm là 10%. Những người theo các lập trường cấp tiến là những người gắn bó với Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức, nhưng phần lớn giáo dân còn lại là những người dửng dưng. Trào lưu tục hóa lan mạnh và khoảng cách giữa các tín hữu với Giáo Hội gia tăng”.

Thay lời kết

Quả thực, hiểm họa “mảnh áo chùng” của Chúa Giêsu nơi cộng đoàn Công Giáo có nguy cơ bị xé thêm. Trong bối cảnh này, lời mời gọi của Đức Hồng Y Cantalamessa trong bài giảng chiều Thứ Sáu Tuần thánh vừa qua rất là thời sự: “Trong ngày này, chúng ta hãy dâng lên Đấng đã chết trên thập giá ‘để tụ họp lại các con cái Chúa bị tản mác’ (Ga 11,52), với tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm hạ chúng ta hãy dâng lên kinh nguyện mà Giáo Hội dâng lên Chúa trong mỗi Thánh lễ trước phần rước lễ: [...] xin đừng chấp tội chúng con nhưng xin nhìn đến Hội Thánh Chúa, xin ban cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất theo ý Chúa. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị đời đời. Amen”.

Lm. Giuse Trần Đức Anh, OP.