17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 6)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 9)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 8)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 55)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 54)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 50)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...
11 Tháng Tư 20241:43 CH(Xem: 55)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz đang cư ngụ tại miền Nam của thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona và đã bắt đầu nghe và nhìn thấy Đức Mẹ vào năm 1988.

MẸ ƠN CỨU RỖI

21 Tháng Ba 20218:35 CH(Xem: 2501)
mechuaMẸ ƠN CỨU RỖI, Lm. JBT Phạm Quốc Hưng, CSsR

Từ khi còn bé, tôi đã biết đến tên Thánh Anphong mỗi khi cùng gia đình đọc kinh “Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Giáo Hoàng, cho Hội Thánh, cho nước con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết, cho các linh hồn trong luyện ngục. Thánh Maria, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bầu cho con. Lạy Thánh Anphongsô, quan thày bàu chữa con, xin giúp con trong những cơn khốn khó, biết chạy đến cùng Đức Bà Maria”. Nhưng hồi ấy tôi không bao giờ thắc mắc Thánh Anphong là ai cả? Và lúc ấy nếu có ai hỏi tôi ngài là ai, có lẽ tôi chỉ biết phỏng đoán ngài là một vị thánh có lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt và chắc hẳn là Đức Mẹ dễ nhận lời chuyển cầu của ngài. Thế thôi!

Một kỷ niệm khác nhắc tôi nhớ đến Thánh Anphong là tấm ảnh ba mẹ chụp cho tôi lúc tôi mới được chừng hai ba tuổi gì đó. Khi bắt đầu có trí khôn, tôi nhớ mẹ tôi hay chỉ vào tấm hình ấy và nói đùa với tôi: “Ông Thánh Anphongsô đó!” Mẹ tôi nói thế vì trong hình có lẽ vì nhát sợ nên tôi rụt đầu lại trông giống Thánh Anphong lúc về già đầu ngài bị quặp xuống vì bệnh phong thấp, mỗi khi ngẩng lên bị đau đớn lắm.

Sau này, khi đã trở thành sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế, tôi mới nhận ra điều phỏng đoán của tôi ngày xưa về Thánh Tổ Anphong là chính xác: Ngài thực sự là một vị thánh có lòng yêu mến Đức Mẹ đặc biệt và chắc hẳn Đức Mẹ đã nhận lời chuyển cầu của ngài, khi chọn tôi vào số những người con của ngài. Lời nói đùa của mẹ tôi năm nào như báo trước ơn gọi nên sĩ tử của Cha Thánh Anphong nơi tôi.

Nếu lòng biệt kính Đức Mẹ là một đặc nét nổi bật nhất nơi Thánh Anphong, thì chắc hẳn Cha Thánh sẽ không chấp nhận vào hàng ngũ các sĩ tử của ngài những người không có lòng biệt kính Đức Mẹ. Trong cuốn Vinh Quang Đức Mẹ, Cha Thánh Anphong trưng dẫn kinh nghiệm củaThánh Phanxicô Bogia để nói về sự cần thiết của lòng tôn sùng Đức Mẹ trong ơn gọi tu trì như sau:

“Thánh Phanxicô Bogia thực đã giàu kinh nghiệm khi e ngại rằng những người không chứng tỏ một lòng tôn sùng đặc biệt đối với Mẹ Đồng Trinh là những người khó có thể bền tâm đến cùng. Một hôm, trong câu chuyện với các tập sinh Dòng Tên, ngài dò hỏi xem họ thích tôn kính vị thánh nào nhất. Nhận thấy có ít nhiều tập sinh không đặc biệt tôn sùng Mẹ Maria, ngài bèn lưu ý cha giáo tập phải để ý riêng đến những thanh niên kém cỏi đó. Sự việc sau đã xảy ra y như ngài lo ngại. Tất cả những tập sinh thiếu lòng tôn sùng Đức Mẹ ấy đều mất ơn thiên triệu, bỏ đời sống tu trì một cách thảm thương”.

Cuối năm 1989, tôi đã có dịp cảm nhận điều này cách tỏ tường khi mới vào nhà tập Dòng Chúa Cứu Thế tại Esopus, New York. Trong một bữa cơm chiều, tôi có dịp nói chuyện với một anh tập sinh người Mỹ cùng lớp. Anh cho rằng Đức Mẹ rất tầm thường như mọi phụ nữ khác, sự tôn sùng Đức Mẹ là do Giáo Hội bày vẽ và phóng đại ra thôi. Tôi có nói lại với anh ta để bênh vực việc tôn sùng Đức Mẹ, nhưng anh ta tỏ vẻ không bằng lòng. Tôi thầm nghĩ:

“Anh này mới là tập sinh mà đã có thái độ bài bác việc tôn sùng Đức Mẹ như vậy; sau này nếu anh trở thành tu sĩ và linh mục thì nguy hại cho Giáo Hội và các linh hồn chừng nào? Thà anh ta ra về thì tốt hơn.” Ai ngờ, chiều hôm sau, Cha Giáo Tập đã cho chúng tôi hay anh ta đã tự ý xin rút lui!!!

Với Cha Thánh Anphong, lý do mạnh nhất khiến ngài có lòng tôn sùng Đức Mẹ cách đặc biệt và tận lực rao giảng lòng tôn sùng Đức Mẹ vì lòng tôn sùng Đức Mẹ là phương thế cần thiết để giúp ta được cứu rỗi và nên thánh. Trong cuốn Vinh Quang Đức Mẹ, Cha Thánh đã đưa ra xác quyết:

“Chạy đến kêu cầu Mẹ Maria can thiệp là một việc rất hữu ích, rất thánh thiện, hoài nghi điều đó tức là chối bỏ đức tin. Nhưng điểm quan thiết mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta cần phải có Mẹ Maria cầu bầu để được cứu rỗi. Chúng tôi nói cần thiết, nhưng không phải là một cần thiết tuyệt đối mà là một cần thiết luân lý.” Ngài viện dẫn câu nói thời danh của Thánh Bênađô: “Thánh ý Chúa là muốn chúng ta nhận được mọi ơn qua tay Mẹ Maria”.
Cha Thánh Anphong đã thực hành lòng tôn sùng Đức Mẹ trong sự kết hợp mật thiết với lòng tôn sùng Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh và nguồn mạch của đời sống đức tin. Điều này được ghi nhận thật rõ nét nơi cuốn Viếng Thánh Thể và Đức Mẹ của ngài. Trong đó, mỗi ngày Thánh Anphong cảm ơn Chúa “vì đã ban cho con chính Chúa trong Bí Tích này, đã xin Mẹ Chúa làm Mẹ con và đã gọi con đến đây để nói chuyện với Chúa”. Cha Thánh cho rằng Mẹ Maria là ơn cao trọng nhất Chúa ban cho chúng ta liền sau chính Mình Thánh Chúa nơi Bí Tích Thánh Thể.

Khi đến với tâm tình với Đức Mẹ, Thánh Anphong không ngại đơn sơ bày tỏ với Mẹ nỗi lo sợ lớn nhất và sâu xa nhất của ngài: sợ không được ơn bền đỗ, sợ không được ơn cứu độ, sợ phạm tội, sợ mất linh hồn sa hỏa ngục và mất Chúa đời đời. Và chính nơi Đức Mẹ, ngài tìm được niềm tin tưởng và hy vọng sẽ được ơn bền đỗ và được cứu độ. Ngài viết: “Lạy Mẹ rất quyền phép, đôi khi con có ý tưởng thật đáng sợ là có thể con sẽ không được cứu độ. Rồi con hướng về Mẹ, Nữ Vương của lòng con, và sự tin tưởng đã ngập tràn lòng con.”

Ở điểm này, Thánh Anphong đã đánh động mãnh liệt tâm hồn của tất cả các tín hữu Công Giáo đơn thành. Vì đã là người có niềm tin vào “một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng”, ai là người không sợ mất linh hồn, sa hỏa ngục, mất Chúa đời đời?

Đây cũng là điều khiến tôi cảm thấy tâm đắc với Thánh Tổ Anphong hơn cả. Nỗi sợ của ngài nhắc lại một kỷ niệm sợ hãi của tuổi thơ trong đời tôi. Hồi ấy, tôi được chừng bốn năm tuổi gì đó. Một hôm tôi cùng mấy người bạn nhỏ Công Giáo đi ngang qua nhà một người bên lương hàng xóm. Khi ấy, người ta đang vảy nước cháo cúng cô hồn gì đó. Nước cháo cúng văng vào người tôi. Mấy đứa bạn sợ hãi nói: “Chết mày rồi! Cháo cúng rơi vào ai, người ấy sẽ mất linh hồn, sa hỏa ngục” Tôi chạy về nhà khóc ầm lên và gọi mẹ: “Mẹ ơi! Con mất linh hồn sa hỏa ngục rồi!” Mẹ tôi liền bồng tôi lên, tắm cho tôi và dỗ mãi tôi mới hết khóc.

Sau bao năm từ kỷ niệm sợ hãi ấy, nay đã lớn khôn, đã đi tu, khấn dòng, rồi chịu chức linh mục, tôi vẫn có cùng một nỗi sợ niềm lo với Thánh Anphong: sợ phạm tội, sợ không bền đỗ, sợ mất ơn gọi, sợ mất linh hồn, sợ sa hỏa ngục không được yêu Chúa đời đời. Trong lễ khấn dòng hay chịu chức thánh, nỗi sợ nơi tôi được nhường chỗ cho niềm hy vọng tin yêu khi tôi cùng với anh em trong Dòng theo gương Thánh Tổ Anphong hướng về Đức Mẹ xin ơn bền đỗ với bài thánh ca “Salve Regina”. Như năm xưa còn bé, mỗi khi sợ hãi tôi chạy đến kêu khóc với người mẹ trần gian, ngày nay noi gương Thánh Tổ Anphong mỗi khi sợ hãi lắng lo tôi sẽ chạy đến kêu cầu với Người Mẹ Thiên Quốc.

Thánh Anphong không hề mệt mỏi hay nhàm nhám khi lập lại nhiều lần trong các tác phẩm của ngài rằng lòng tôn sùng Đức Mẹ chân thực là dấu chỉ đích thực của ơn bền đỗ, ơn cứu rỗi:

“Con Đức Bà là con nhà Thiên Quốc.
Con Đức Mẹ là con nước Thiên Đàng”.

Hơn nữa, thánh nhân không ngần ngại kết luận một cách đầy xác tín rằng người ta mất linh hồn sa hỏa ngục chỉ vì không yêu mến, cậy trông và kêu cầu Đức Mẹ. Điều này được ngài nói đến nhiều lần trong cuốn Viếng Thánh Thể và Đức Mẹ như sau:

“Một vị thánh nói rằng lòng tôn sùng Mẹ Maria như một dây xích kéo chúng ta lên Thiên Đàng. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ không ngừng kéo chúng ta đến với Mẹ bằng dây xích cậy trông và yêu mến ấy.”

“Thánh Bênađô gọi Mẹ là tất cả lý do hy vọng của con. Ngài kêu gọi những ai gần tuyệt vọng đặt tin tưởng nơi Mẹ. Mẹ con ơi, xin đừng để con tuyệt vọng. Con đặt tin tưởng của con nơi Mẹ. Ôi, Mẹ Thiên Chúa, xin cầu cùng Chúa Giêsu cho con.”

“Ôi Mẹ của linh hồn con, không ai ngoài Chúa ao ước phần rỗi linh hồn con hơn Mẹ, Xin hãy tỏ ra Mẹ thực sự là Mẹ của con”.

“Một vị thánh thường nói:

Không ai có thể được cứu rỗi ngoài Mẹ, không ai được thoát khỏi tội lỗi ngoài Mẹ, không ai nhận được ân sủng ngoài Mẹ. Vậy thưa Mẹ, nếu Mẹ không giúp con, con sẽ hư mất. Và nếu hư mất, con sẽ không bao giờ có thể yêu mến Mẹ trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, Mẹ không bao giờ bỏ rơi những ai kêu xin Mẹ, Chỉ những ai không kêu xin Mẹ phải hư mất thôi. Vậy nên con hướng về Mẹ và đặt cả tin tưởng nơi Mẹ. Mẹ là lý do hy vọng của con.”

“Mẹ là đạo tuyến dẫn ơn cứu độ của Chúa. Mẹ cũng phải cứu con! Xin Mẹ hãy ước ao phần rỗi con, Mẹ ơi! Mẹ chăm lo phần rỗi của mọi người bền đỗ cầu nguyện với Mẹ. Vậy nên ,con đến đây để xin Mẹ ơn ấy.”

“Lạy Nữ Vương của con, con hy vọng sẽ được ca ngợi lòng thương xót Mẹ đời đời vì đã được phúc Thiên Đàng nhờ tác vụ của Mẹ.”

“Không ai kêu cầu Mẹ mà không được lắng nghe. Không ai bền đỗ cầu nguyện với Mẹ mà phải hư mất. Chỉ có những ai không chịu kêu xin Mẹ cứu giúp cuối cùng gặp thấy mình ở hỏa ngục mà thôi. Vậy, Mẹ ơi, nếu Mẹ muốn con lên Thiên Đàng, xin hãy làm cho con kêu cầu Mẹ liên lỉ”.

“Bất hạnh chừng nào nếu chúng ta không có Mẹ Maria! Thế nhưng, lạy Nữ Vương của con, có bao người phải trầm mình trong hỏa ngục! Sao vậy? Vì họ không kêu xin Mẹ cứu giúp. Lạy Mẹ tốt lành, xin hãy làm cho chúng con luôn hướng về Mẹ để được giúp đỡ và khích lệ.”

Cảm tạ Chúa và Mẹ đã ban cho Giáo Hội Thánh Anphong để dạy chúng con phương thế tuyệt hảo để được cứu độ và nên thánh là lòng tôn sùng Đức Mẹ, bằng chính đời sống thánh thiện và lời giảng dạy minh bạch hùng hồn của Cha Thánh. Xin Chúa cho chúng con biết noi gương thánh nhân hằng tha thiết cầu xin Chúa “cho chúng con được yêu mến Chúa như Mẹ Maria đã yêu mến Chúa, và được yêu mến Mẹ như Chúa Giêsu đã yêu mến Mẹ”.

Và hôm nay, khi được diễm phúc ôn lại tấm gương yêu Mẹ của Thánh Tổ, con muốn mượn chính lời Cha Thánh Anphong để âu yếm thưa cùng Mẹ rằng: “Đây là ơn con xin Mẹ hôm nay: Xin cho con được là tôi tớ trung thành của Mẹ cho đến chết. Khi ấy con sẽ mau mắn lên Thiên Đàng để tôn thờ Chúa đời đời và để cảm ơn Mẹ mãi mãi. Amen”

(Chúa Nhật Lễ Lá April 4, 2004)