18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 14)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 27)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 27)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CN 4514: ĐÔI GUỐC VÀ ĐÔI GIẦY THỜI THƠ ẤU

07 Tháng Ba 20219:03 CH(Xem: 974)

GUỐCCN 4514: ĐÔI GUỐC VÀ ĐÔI GIẦY THỜI THƠ ẤU

Tôi nhớ hồi tôi được 15 tuổi thì gia đình  từ Huế vào thăm Sàigon. Mẹ bèn mua cho tôi một đôi guốc gót nhọn gọi là guốc Đa Kao. Cho đến lúc ấy, tôi toàn đi guốc mộc thấp, quai da nhựa trong suốt. Đến mùa Đông, bà Tổng Giám Thị của trường tôi còn đề nghị là các học sinh nữ của toàn trường hãy mua dép râu Bình Trị Thiên làm bằng vỏ xe hơi mầu đen và không có một chút mỹ thuật nào cả để đi cho tiện trong mùa mưa triền miên của Huế. Thế là có nhiều học sinh hưởng ứng, trong đó có cả tôi nữa.

Đó là lần đầu mà tôi có được đôi guốc gót nhọn Đa Kao. Tôi rất quý đôi guốc gót nhọn ấy đến nỗi tôi cất nó trong tủ đứng và khoá lại. Mỗi ngày, tôi xỏ chân vào đôi guốc ấy rồi đi đi, lại lại trên cái giường đi văng của nhà mình. Bọn bạn học thích quá, đến chơi và xin tôi cho bọn họ xỏ chân vào một chút. Tôi hãnh diện cho họ đi thử nhưng họ cũng phải đi đi, lại lại trên giường đi văng của tôi. Thế rồi cả bọn lăn ra cười vui vẻ thích thú. 

Mỗi tuần khi đi dự Lễ thì tôi mới đem guốc Đa Kao ra mà đi. Lòng tôi hân hoan vì mình ra vẻ người lớn trưởng thành rồi.

Ngay từ nhỏ tôi đã rất thích ngắm giầy dép. Tôi ưa thích nhất là đôi giầy mầu nhung đỏ được bán ở vùng Đa Kao. Tôi nằm mơ có được một đôi giầy mầu nhung đỏ ấy và giấc mơ ấy cứ trở đi trở lại mãi. Sau này tôi thường đến vùng bán giầy dép ở Đa Kao và ở đường Lê Thánh Tôn để mua giầy dép. 

Rồi cứ đến đêm Noel là chị em tôi đem giầy ra để trước cửa đề chờ ông già Noel đến cho quà trong những đôi giầy. 

Đến khi tôi có người yêu thì lạ một điều là anh luôn đưa tôi đi mua hài, giày và guốc cao gót. Tôi lấy làm lạ và hỏi anh:

"Ủa, tại sao anh cứ thích mua giầy dép cho em hoài vậy?"

Thì anh bảo:

"Anh muốn luôn mua giầy cho em để em đi theo anh suốt cả đời."

Lời nói ấy như vận hẳn vào đời sống của tôi. Tôi quen anh năm 1967, lấy anh năm 1969 và còn ở với anh cho đến nay là năm 2021. Năm ấy, anh mua cho tôi đôi giầy cao gót đẹp làm cho tôi thích quá. Một hôm, tôi ngồi sau xe Honda và mang đôi giày ấy, không hiểu tại sao, gót chân tôi đụng vào bánh xe Honda đến nỗi gẫy chiếc giày và gót chân tôi bị thương rách chân chẩy máu. Bây giờ đã hơn 50 năm mà tôi vẫn còn thấy đau ở gót chân.


Đến sau ngày 30/4/1975 thì tôi đi dạy học tại trường Hồng Hà ở gần nhà. Thời ấy, sau khi dạy học vào buổi sáng thì đến buổi chiều, tôi phải dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, rồi phải đi sinh hoạt đoàn thể và làm thuỷ lợi của trường. Tối đến thì tôi phải đi họp tổ dân phố và tổ phụ nữ. Chưa hết, tôi còn phải lãnh dây ni lông cùng với cái khuôn dép ni lông để đan dép miễn phí cho nhà trường. Họ bảo hãy đan dép cho trường để xuất cảng dép ni lông cho người nước Nga. Giờ này nhớ đến còn kinh hãi quá chừng. Suốt ngày cứ quay cuồng với nhiều công tác quái đản.

Sau này sống ở Mỹ, tôi rất vất vả vì có đông con và phải làm việc cả ngày. Tối về nhà thì phải lo nấu cơm nước và dọn dẹp nhà cửa. Suốt ngày tôi quay cuồng như dệt cửi. Một hôm, tôi vội vàng đưa con gửi nhà trẻ rồi đi làm. Khi đến sở mới biết là mình đã mang một chiếc giầy màu đen và một chiếc giầy mầu nâu. Cả ngày tôi cảm thấy bất an vì sợ các đồng nghiệp nhận ra. Thế mà chẳng ai để ý cả.

Giờ đây tôi vẫn nhớ mãi những tiếng guốc gõ trên đường, nhất là khi cả bọn học sinh con gái leo lên cầu thang của trường thì ồn ào, náo động. Đâu đó có một người viết như sau:

"Tiếng guốc gõ nhịp trên hè phố vắng, trên những con đường lát gạch, ít ai có thể chối cãi được rằng tiếng gót giầy nện trên nền gạch nghe nặng nề, đanh thép trong khi tiếng guốc nghe nhẹ nhàng như gõ nhịp tình ca."

Chẳng thế sao có người nhạc sỹ Trần Quang Lộc trong tình khúc “Về Đây Nghe Em” đã đã viết rằng:

"Về đây nghe em, về đây nghe em

Về đây mặc áo the đi guốc mộc

Kể chuyện tình bằng lời ca dao

Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai

Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới…”


Đối với tôi, tiếng guốc vang lên trong ngày nắng hạ luôn mang đến cho tôi hoài niệm về một thời thanh xuân đáng nhớ, mang một âm thanh quen thuộc và rộn ràng. Khi chơi u mọi, chúng tôi thường bỏ giầy, dép, guốc ra để đi chân không mà đuổi bắt nhau rồi cùng nhau cười ầm ỹ lên. Ôi tuổi trẻ qua rồi, đó là một thời sống trong vô tư, vui vẻ và bình an. Tất cả chỉ còn là hoài niệm đáng yêu!

"Hàng guốc trưa hè gõ nhịp bình an,

Khi hàng nón quay nghiêng che mắt thỏ." (Khuyết Danh)


Kim Hà, 7/3/2021